5. Bố cục luận văn
2.4.1 Những kết quả đạt được
2.4.1.1. Hiệu quả về kinh tế
- Năng suất rừng trồng đạt 60 - 70 m3/ha/chu kỳ (5 - 6 năm). Giá trị một hecta rừng thâm canh bình quân đạt 50-60 triệu đồng, tăng bình quân 5-7 triệu đồng/ha /năm. Giá trị một hecta rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt 70-90 triệu đồng, tăng bình quân 8-10 triệu đồng/ha /năm.
- Tạo ra giá trị ngành lâm nghiệp vào khoảng 40 tỷ đồng/năm vào năm.
Qua số liệu ước tính như trên, diện tích trồng rừng, đã đáp ứng được nhu cầu về gỗ và lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện cao đời sống của nhân dân đặc biệt là các dân cư sống ở các xã
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
vùng gò đồi (Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền, Cam Thành), góp phần tích cực thực hiện chương trình xói đói giảm nghèo. Đến khi định hình, hàng năm cung cấp
hàng nghìn m3gỗ từ rừng trồng cho các nhà máy chế biến, cho xây dựng và nhu cầu về gỗ của nhân dân. Các sản phẩm từ rừng trồng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến lâm sản, thủ công mỹ nghệ đáp ứng cho nhu cầu trong tỉnh cũng như trong nước và xuất khẩu. Góp phần quan trọng trong nền kinh tế chung của tỉnh, tạo tiền đề cho ngành kinh tế khác phát triển.
2.4.1.2 Hiệu quả về xã hội, an ninh quốc phòng
- Thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động lâm nghiệp; Nâng
cao năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật cho cán bộ lâm nghiệp và nhận thức của người dân về rừng.
- Nhiều mô hình trang trại lâm nghiệp kết hợp phát triển tổng hợp được mở mới nhằm thu hút nhiều lao động địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân. Tạo việc làm cho khoảng 1.500 - 2.000 lao động/năm làm nghề rừng, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân sống gần rừng. Góp phần xoá đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Thay đổi được tập quán quãng canh sang đầu tư thâm canh của người dân.
2.4.1.3 Hiệu quả về môi trường.
- Nâng cao độ che phủ của rừng và cây công nghiệp gỗ lớn có tác dụng như rừng trên địa bàn phấn đấu đến năm 2020 trên 51%.
- Phát huy vai trò của rừng, giảm thiểu những tác động của thiên tai, điều hoà khí hậu, chống xói mòn, rữa trôi đất, điều tiết nguồn nước.
- Bảo vệ hiệu quả các công trình thuỷ lợi, đê kè, giao thông, các khu dân cư, góp phần cải thiện và tạo cảnh quan môi trường.
- Điều hoà nguồn nước, nâng cao chất lượng nguồn nước ngầm...