5. Bố cục luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Cam Lộ, tỉnh quảng Trị
Cam Lộ là huyện trung du có diện tích đồi núi khá lớn với trên 21.000 ha dất lâm nghiệp chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên của huyện. Cùng với sự phát triển trên lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh,Huyện Cam Lộ đã có những chủ trương chính sách để phát triển lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Từ những năm 1978 các dự án trồng rừng được triển khai áp dụng trên địa bàn huyện được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia như dự án PAM, dự án trồng rừng Việt-Đức (những năm 1999-2001); dự án 661, dự án 5 triệu ha rừng đã góp phần thực hiện chủ trương phủ xanh đất tróng đồi núi trọc, nâng cao diện tích độ che phủ rừng nhưng quan trọng nhất là kinh tế rừng đã góp phần giải quyết việc làm cho người nông dân đặc biệt là các xã miền núi, vùng cao như Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa…
Huyện Cam Lộ đã xây dựng nhiều chính sách, đề án, nghị quyết để phát triển lâm nghiệp trong những năm qua làm kim chỉ nam để các địa phương áp dụng thực hiện trong phát triển kinh tế xã hội nói chug, phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng. Việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, công ty lớn về chế biến gỗ, lâm sản được duy trì và phát triển đặc biệt là chủ trương kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy sản xuất tại các cụm công nghiệp trên địa bàngắn sản xuất và chế biến giải quyết đầu ra sản phẩm gỗ rừng trồng cho người nông dân. Quan tâm công tác quy hoạch và trồng rừng theo chứng chỉ FSC từ đó đã nâng cao giá trị rừng trồng cho các doanh nghiệp trồng và bảo vệ rừng, nâng cao giá trị thu nhập cho các hộ gia đình đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của huyện Cam Lộ trong những năm qua.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ, QUẢNG TRỊ