10. Kết cấu luận án
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Quy trình xây dựng công cụ khảo sát
Nghiên cứu này gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đối tượng nghiên cứu là các thành tố tạo nên cấu trúc sự hài lòng của SV. Khách thể nghiên cứu là SV đang học tại trường (nghiên cứu sơ bộ và chính thức) và SV đã tốt nghiệp (nghiên cứu chính thức).
Bảng 2.1. Quy trình xây dựng công cụ khảo sát
Bước Mục đích Phương pháp
Khách thể
nghiên cứu Kỹ thuật
Thời gian Nghiên cứu sơ bộ Xây dựng và thử nghiệm bộ tiêu chí Định tính và định lượng Sinh viên Thảo luận nhóm và khảo sát SV của Trường ĐHAG 12/2012 – 04/2013 CBQL Phỏng vấn trực tiếp và khảo sát CBQL của Trường ĐHAG
Bước Mục đích Phương pháp
Khách thể
nghiên cứu Kỹ thuật
Thời gian Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá Định
lượng Sinh viên
Khảo sát 525 SV tại 4 trường 10/2013 – 12/2013 Định tính Sinh viên tốt nghiệp Phỏng vấn nhóm nhỏ gồm 7 SVTN của Trường ĐHAG Nghiên cứu chính thức Xác định các thành tố tạo nên cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học Định lượng Sinh viên Khảo sát 1539 SV đang học tại 15 trường đại học công lập trong nước 1/2014 – 4/2014 Sinh viên tốt nghiệp Khảo sát 267 SVTN của 6 trường đại học công lập trong nước
2.1.1.1. Bước 1. Nghiên cứu sơ bộ
a. Xây dựng bộ tiêu chí
Nghiên cứu được thực hiện từ 12/2012 bằng phương pháp nghiên cứu định tính (phương pháp phỏng vấn và phương pháp chuyên gia). Bước này được thực hiện với mục tiêu: phát hiện những yếu tố mới, những nội dung còn thiếu sót trong bộ công cụ dự thảo. Nghiên cứu được tiến hành tại Trường ĐHAG trên 2 nhóm khách thể: (1) SV các khóa đang học tại Trường; (2) CBQL làm công tác đào tạo của Trường, cụ thể:
- Đối với nhóm SV đang học: tác giả tổ chức thảo luận nhóm theo đơn vị khoa. Tổng số SV tham gia thảo luận nhóm là 44 SV/6 Khoa (Sư phạm, Kinh tế – Quản trị kinh doanh, Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên, Lí luận chính trị, Kỹ thuật Công nghệ Môi trường, Văn hóa nghệ thuật).
+ Các bước tiến hành: mỗi Khoa lựa chọn 8 SV (mỗi khóa 2 SV, 1 SV nam và 1 SV nữ). Mỗi buổi tổ chức thảo luận tại 1 Khoa với 8 SV đủ các khóa (từ năm I đến năm IV) và phân bố giới tính cũng đồng đều nhau cùng
tham gia thảo luận. Mỗi SV tham gia dưới sự hướng dẫn của nhóm nghiên cứu thực hiện 2 thao tác: (1) tham gia thảo luận nhóm với dàn bài thảo luận nhóm chuẩn bị sẵn (Dàn bài thảo luận nhóm về cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học_Dành cho SV, phụ lục 1 – trang 127); (2) trả lời vào phiếu khảo sát đã soạn sẵn (Phiếu lấy ý kiến sau khi thảo luận nhóm về cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học_Dành cho SV, phụ lục 2 – trang 128).
+ Tiêu chí lựa chọn SV tham gia: các SV có thể ở cùng một lớp hoặc có thể được giới thiệu bởi các GV. SV tự nguyện tham gia là yêu cầu tiên quyết, nhưng cũng cần thẩm định khả năng nhận định vấn đề và phát biểu ý kiến (tham khảo cố vấn học tập, trợ lí Khoa, GV giảng dạy).
- Đối với nhóm CBQL: tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 8 người có kinh nghiệm làm công tác quản lí đào tạo trên 10 năm (7 nam và 1 nữ), trong đó có 1 phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, trưởng phòng đào tạo, 6 trưởng khoa sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn sâu dành cho CBQL (Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu về cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học _Dành cho CBQL, Phụ lục 3 – trang 129) và trả lời vào phiếu khảo sát đã soạn sẵn (Phiếu lấy ý kiến sau khi thảo luận nhóm về cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học_Dành cho CBQL, Phụ lục 4 – trang 130).
b. Thử nghiệm và hoàn chỉnh bộ tiêu chí
Công cụ đánh giá: Phiếu thăm dò ý kiến SV về cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học (Phụ lục 5 – trang 131).
b1. Thử nghiệm lần 1
Từ tháng 1/2013 đến tháng 2/2013, trong giai đoạn này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để điều chỉnh bộ công cụ dự thảo. Tác giả thực hiện bước này nhằm mục tiêu: điều chỉnh một số thuật ngữ sử dụng
trong bảng hỏi thử nghiệm, đồng thời đánh giá sơ bộ các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
Căn cứ vào kết quả của quá trình xây dựng bộ công cụ, tác giả tiến hành một số bước như sau:
- Cụ thể hóa các tiêu chí thành các chỉ báo;
- Tiến hành tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong và ngoài trường về mẫu phiếu dự thảo;
- Bổ sung, điều chỉnh mẫu phiếu dự thảo; - Tiến hành khảo sát thử nghiệm.
Bộ công cụ được đánh giá thông qua: (1) mô hình Rasch sử dụng phần mềm QUEST để phát hiện ra những câu hỏi không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra; (2) hệ số tin cậy Cronbach Alpha; (3) phân tích nhân tố EFA; (4) phân tích hồi quy đa biến.
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường ĐHAG trên 2 nhóm khách thể: (1) 201 SV các khóa đang học tại Trường; (2) 20 CBQL làm công tác đào tạo của Trường. Tác giả cùng với 6 trợ lý Khoa tiến hành phát phiếu hỏi đến SV các Khoa để thu thập thông tin về các thành tố tạo nên cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học.
b2. Thử nghiệm lần 2
Dựa trên kết quả nghiên cứu trong lần thử nghiệm lần 1, từ tháng 3/2013 đến tháng 4/2013, nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Tác giả thực hiện bước này nhằm mục tiêu: khảo nghiệm lần 1 bộ công cụ chính thức nhằm đánh giá các thành tố thuộc cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học.
Tác giả tiến hành phát phiếu điều tra đến 600 SV các Khóa trong toàn Trường ĐHAG (đã được BGH thông qua kế hoạch). Sau đó, tác giả thu phiếu
khảo sát lần 1, nếu chưa đảm bảo mẫu tối thiểu 80% thì sẽ tiến hành phát phiếu hỏi lần 2 để thu thập số liệu đến khi đạt tỷ lệ cần thiết.
Các bước tổ chức thu thập thông tin:
- Bước 1: Trình bày với BGH Trường ĐHAG, đề đạt nguyện vọng, thảo luận mục đích của đợt khảo sát và bố trí lịch thực hiện điều tra căn cứ vào lịch học tập của SV các khoa;
- Bước 2: Gặp gỡ SV các khoa để phổ biến mục tiêu của đợt khảo sát, nội dung phiếu khảo sát;
- Bước 3: Hướng dẫn kỹ thuật trả lời phiếu; - Bước 4: Thu phiếu trả lời.
b3. Hoàn thiện bộ tiêu chí
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Tác giả thực hiện bước này với mục tiêu đánh giá các thành tố của cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học nhằm hoàn chỉnh bộ công cụ chính thức.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại 4 trường đại học công lập trên phạm vi cả nước. Tác giả tiến hành phát từ 100 đến 200 phiếu điều tra đến SV của 4 trường: (1) Trường ĐH KHTN – ĐHQGHN, (2) Trường ĐH Hà Tĩnh, (3) Trường ĐH Trà Vinh, (4) Trường ĐH An Giang. Sau đó, tác giả thu phiếu khảo sát lần 1, nếu chưa đảm bảo mẫu tối thiểu 80% thì sẽ tiến hành phát phiếu hỏi lần 2 để thu thập số liệu đến khi đạt tỷ lệ cần thiết.
Tác giả trình bày với Ban Giám hiệu của 4 trường đại học mà tác giả lựa chọn, đề đạt nguyện vọng, thảo luận mục tiêu của đợt khảo sát và bố trí lịch thực hiện điều tra căn cứ vào lịch học tập của SV các Khoa tại 4 Trường.
2.1.1.2. Bước 2. Nghiên cứu chính thức
a.Mục tiêu khảo sát
Nghiên cứu được thực hiện từ 1/2014 đến 4/2014 bằng phương pháp định lượng (phương pháp điều tra bằng bảng hỏi soạn sẵn). Bước này được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra các thành tố tạo nên cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học, quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV với cấu trúc HĐĐT đại học.
b.Phương pháp tiến hành
Nghiên cứu được hiện bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo cách phân chia vùng miền. Căn cứ vào công văn số 1279/BGDĐT- KHTC ngày 17 tháng 3 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phân chia các trường đại học công lập theo vùng miền, tác giả tiến hành dùng phần mềm máy tính chọn ngẫu nhiên từ 01 đến 02 trường đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT và UBND các tỉnh được chia theo vùng miền theo danh sách được trình bày trong phụ lục 8 – trang 134.
Công cụ đánh giá: Phiếu thăm dò ý kiến SV về cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học (Phụ lục 6 – trang 132) và Phiếu thăm dò ý kiến SVTN về cấu trúc sự hài lòng của SVTN đối với HĐĐT đại học (Phụ lục 7 – trang 133).
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai thí điểm
2.1.2.1. Thuận lợi
- Được sự hỗ trợ về mặt hành chính của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện điều tra khảo sát;
- Được sự tư vấn, giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn trong quá trình liên hệ điều tra khảo sát;
- Được sự giúp đỡ của các cán bộ làm công tác ĐBCL tại 15 trường mà tác giả lựa chọn khảo sát;
- Được tạo điều kiện về thời gian làm nghiên cứu và một phần kinh phí thực hiện điều tra khảo sát của Trường ĐHAG;
- Các anh chị đồng nghiệp tại cơ quan công tác hỗ trợ tích cực trong quá trình điều tra khảo sát;
- Các trường đều có đơn vị/bộ phận kết nối cựu SV và nhà doanh nghiệp thuộc Phòng Công tác SV nên việc tiến hành điều tra SVTN khá thuận lợi;
- Các anh chị học viên của các khóa học Đo lường và đánh giá trong giáo dục hỗ trợ tích cực trong quá trình triển khai;
- Thời khóa biểu của các trường khá trùng khớp nên dễ dàng bố trí lịch khảo sát;
- SV tại các trường mà tác giả khảo sát thì vui vẻ, nhiệt tình và hợp tác rất tốt với tác giả trong quá trình phổ biến và khảo sát.
2.1.2.2. Khó khăn
- Phạm vi triển khai khảo sát rộng nên mất nhiều công sức và chi phí đi lại; - Vì phụ thuộc vào lịch năm học nên tác giả khá thụ động trong quá trình nghiên cứu. Do đó, để thực hiện được mục tiêu đề ra tác giả đã thiết kế khoảng thời gian thực hiện khảo sát rõ ràng, tường minh và có phương án dự phòng cụ thể;
- Đối tượng nghiên cứu mà tác giả dự định điều tra khá “nhạy cảm” đối với các trường nên khâu trình bày mục tiêu khảo sát mất khá nhiều thời gian.
2.2. ĐÁNH GIÁ BỘ CÔNG CỤ 2.2.1. Bước 1. Nghiên cứu sơ bộ 2.2.1. Bước 1. Nghiên cứu sơ bộ
2.2.1.1. Xây dựng bộ tiêu chí
a. Kết quả sau khi thảo luận nhóm SV và phỏng vấn CBQL
(1) Thảo luận nhóm SV
Kết quả thảo luận nhóm của 44 SV (có 23 SV nữ, 21 SV nam trong đó có 10 SV năm I, 11 SV năm II, 12 SV năm III, 11 SV năm IV) tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
- Thành tố của cấu trúc HĐĐT đại học:
+ Nhóm các thành tố SV quan tâm nhiều nhất khi học tại trường: hoạt động giảng dạy của GV, phòng học, trang thiết bị trong lớp, thủ tục đăng ký học phần, học lại, thi lại, xem điểm thi, đăng ký bảng điểm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ - nhân viên phòng ban/Khoa/Trường, thư viện, nhà xe, nhà vệ sinh, căng tin (câu 2).
+ Nhóm các thành tố SV cần được nhà trường đáp ứng: tính cập nhật của chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, năng lực chuyên môn của GV, phương pháp giảng dạy của GV, phòng học, thư viện, trang thiết bị hỗ trợ, thái độ phục vụ của cán bộ hành chính, kỹ thuật viên, nhân viên (câu 4).
+ Nhóm các thành tố làm SV hài lòng khi học tại trường: GV, CSVC, trang thiết bị, chương trình đào tạo, công tác tổ chức đào tạo (đăng kí học phần, thi lại, học lại), công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá (câu 5).
+ Vai trò của các môi trường ảnh hưởng đến quá trình học tập của SV: nhà trường, gia đình, xã hội. Trong đó theo ý kiến của SV thì môi trường gia đình và môi trường học tập trong trường đại học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của SV.
- Thành tố thuộc cấu trúc sự hài lòng của SV:
+ Đối với nhóm yếu tố về mặt sinh học, có 70% (30/44 lượt ý kiến) SV cho rằng giới tính có ảnh hưởng ít nhiều đến sự hài lòng của SV do cách nhìn nhận chủ quan của từng nhóm đối tượng. Chẳng hạn, đối với SV nữ thích đánh giá từ cảm nhận chủ quan bên ngoài còn SV nam thích đánh giá thông qua quá trình họ trải nghiệm. Đối với yếu tố về tuổi sinh học thì theo các bạn nhận định không ảnh hưởng vì đa phần SV không có chênh lệch nhiều giữa các nhóm (khoảng từ 01 đến 04 tuổi).
+ Đối với nhóm yếu tố xã hội, có 85% (37/44 lượt ý kiến) SV cho rằng nơi cư trú của SV có ảnh hưởng đến sự hài lòng của chính họ. Tuy nhiên chỉ có 14% (6/44 lượt ý kiến) cho rằng mức sống không ảnh hưởng đến hài lòng SV.
+ Đối với nhóm yếu tố thuộc về tính cách, có 91% (40/44 lượt ý kiến) SV cho rằng tính cách của cá nhân SV có ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ.
+ Đối với nhóm yếu tố thuộc về nhân khẩu học, chỉ có 28% (12/44 lượt ý kiến) SV cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV.
+ Đối với nhóm các yếu tố khác, 100% (44/44 lượt ý kiến) SV cho rằng kết quả học tập và mức độ tham gia trên lớp của SV có ảnh hưởng đến sự hài lòng. Có 75% (33/44 lượt ý kiến) SV cho rằng sĩ số lớp không ảnh hưởng đến sự hài lòng. Riêng ngành học chỉ có 25% (11/44 lượt ý kiến) cho rằng có ảnh hưởng. Năm học SV có nhiều thông tin trái chiều, cụ thể: có 18/23 ý kiến của SV năm III và IV cho rằng năm thứ I và II dễ cảm nhận sự hài lòng hơn, nhưng 10/23 ý kiến cho rằng SV năm II và IV đánh giá sự hài lòng tốt hơn, còn lại 5/23 ý kiến cho rằng yếu tố này không ảnh hưởng. Đối với nhóm SV năm thứ I và II, có 17/21 ý kiến cho rằng không ảnh hưởng, còn lại có ảnh hưởng.
(2) Phỏng vấn sâu nhóm CBQL
- Thành tố trong cấu trúc HĐĐT đại học: Kết quả phỏng vấn tập trung vào nhóm các thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo: CTĐT, GV, CSVC phục vụ (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi; Trưởng phòng, Nam, 57 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi), các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ SV (Lãnh đạo Trường, Nam; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi). Hiện tại, nhà trường đã đáp ứng tốt công tác kiểm tra đánh giá, các hoạt động liên quan đào tạo, CSVC, GV, hoạt động ngoại khóa và dịch vụ hỗ trợ SV (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi; Trưởng phòng, Nam, 57 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi). Riêng giáo trình và tài liệu học tập thì vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ do chưa có giáo trình chính thống, sách tham khảo, tài liệu học tập thì trường chưa có kinh phí để cập nhật thường xuyên tài liệu mới, đa phần từ kế thừa sách từ trường cao đẳng sư phạm, các quỹ dự án, các nhà tài trợ, từ một phần kinh phí của trường (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi).
- Thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV:
+ Đặc điểm tính cách, môi trường học tập ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của SV (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi; Trưởng phòng, Nam, 57 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi), các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ SV (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi;