10. Kết cấu luận án
3.3. Mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV đối với hoạt
3.3.5. Mối quan hệ giữa thành tố mức độ ham thích tham gia các hoạt động ngoại khóa của
động ngoại khóa của SV với các thành tố của HĐĐT đại học
Bảng 3.13. Mối quan hệ giữa thành tố MĐ ham thích HĐNK của SV với các thành tố của HĐĐT ĐH
Nội dung đánh giá Thành tố
về CTĐT Thành tố về NLCMGV Thành tố về PCTNGV Thành tố về CSVC Thành tố về DVHT Mức độ ham thích HĐNK Chi bình phương 317,803 49,650 85,093 29,302 39,679 Mức ý nghĩa 0,000 0,000 (30%) 0,000 (40%) 0,000 (30%) 0,000 (30%) Kết quả so sánh sự khác biệt về mối quan hệ giữa mức độ ham thích tham gia hoạt động ngoại khóa của SV với các thành tố của HĐĐT đại học cho thấy không có mối liên hệ giữa các thành tố này (vì có quá 20% số ô
chung không còn đáng tin cậy). Kết quả này trái ngược với nghiên cứu về “Đo lường sự hài lòng của khách hàng trong trường đại học” khi cho rằng “sự tham gia vào các tổ chức và các hoạt động lấy ý kiến phản hồi về khóa học và dịch vụ liên quan” là thành tố quan trọng trong việc đo lường hài lòng của SV [Aldridge, S. & Rowley, J., 1998].
Như vậy, kết quả phân tích cho thấy yếu tố liên quan mức độ ham thích tham gia hoạt động ngoại khóa khác nhau của SV không có mối quan hệ với các thành tố của HĐĐT đại học.
3.3.6. Mối quan hệ giữa thành tố vùng miền nơi SV đang học với các thành tố của HĐĐT đại học
Đánh giá mối quan hệ giữa các thành tố của hoạt động đào tạo đại học với thành tố vùng miền nơi SV đang học, trong đó: các trường miền Bắc
(gồm 2 trường với 136 lượt ý kiến SV đang học), các trường miền Trung và Tây Nguyên (gồm 5 trường với 492 lượt ý kiến SV đang học), các trường miền Nam (gồm 8 trường với 911 lượt ý kiến SV đang học).
Bảng 3.14. Mối quan hệ giữa thành tố vùng miền nơi SV đang học với các thành tố của HĐĐT ĐH
Nội dung đánh giá Thành tố
về CTĐT Thành tố về NLCMGV Thành tố về PCTNGV Thành tố về CSVC Thành tố về DVHT Vùng miền nơi SV đang học Chi bình phương 29,617 9,170 8,843 24,285 22,206 Mức ý nghĩa 0,135 0,328 0,356 0,002 (26,7%) 0,005 (33,3%) Từ kết quả bảng 3.14 tác giả nhận thấy việc phân chia các trường được lựa chọn khảo sát theo yếu tố vùng miền không có mối quan hệ với các thành tố của HĐĐT đại học. Nguyên nhân có thể là do đối với Việt Nam các trường đại học thuộc các vùng miền khác nhau chưa xây dựng được hình ảnh riêng mang đặc trưng vùng miền, bản sắc văn hóa chưa tác động tích cực đến công
tác đào tạo của trường. Hoặc do mẫu nghiên cứu khi xét đến yếu tố vùng miền chưa mang tính đại diện. Trong những nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ mở rộng quy mô mẫu để đảm bảo tính đại diện hơn.
3.3.7. Mối quan hệ giữa thành tố ngành nghề SV đang học với các thành tố của HĐĐT đại học
Đánh giá mối quan hệ giữa thành tố ngành nghề SV đang học (ba nhóm SV có ngành đào tạo khác nhau) các thành tố của HĐĐT đại học. Số liệu SV các ngành như sau: ngành sư phạm Toán (10 trường với 590 lượt ý kiến SV đang học), ngành Quản trị kinh doanh (11 trường với 659 lượt ý kiến SV đang học), ngành Nuôi trồng thủy sản (4 trường với 290 lượt ý kiến SV đang học).
Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa thành tố ngành nghề SV đang học với các thành tố của HĐĐT ĐH
Nội dung đánh giá Thành tố
về CTĐT Thành tố về NLCMGV Thành tố về PCTNGV Thành tố về CSVC Thành tố về DVHT Ngành nghề của SV Chi bình phương 7,449 12,801 13,567 25,677 13,199 Mức ý nghĩa 0,089 0,019 0,094 0,001 0,005
Khi xét đến ngành nghề SV đang học, kết quả kiểm định Chi bình phương cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa các thành tố của HĐĐT đại học với nhóm SV có ngành nghề khác nhau với độ tin cậy trên 90%. Nghĩa là, tồn tại mối quan hệ giữa thành tố ngành nghề SV đang học với các thành tố của HĐĐT. Kết quả này phần nào phản ánh được mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học. Khi mà chính đặc trưng kiểu nhân cách quyết định việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu bản thân từ đó tạo cho người học kì vọng nhất định khi tham gia vào quá trình đào tạo tại trường. Kì vọng này có thể được hình thành trước khi vào học, bởi những hình ảnh của trường sẽ tác động nhất định đến việc lựa chọn
ngành nghề. Khi trực tiếp tham gia vào quá trình học tập tại trường, ngành nghề phần nào định hướng phát triển nhân cách cho người học và có mối quan hệ nhất định với việc họ kì vọng về chất lượng đào tạo mà nhà trường cung ứng.
3.4. NHẬN ĐỊNH VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.4.1. Về kết quả đo lường 3.4.1. Về kết quả đo lường
Kết quả đánh giá thông qua Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA và đánh giá lại bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy, bộ công cụ đạt được yêu cầu về giá trị (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) và độ tin cậy (Cronbach’s Alpha và tổng hợp). Một số hàm ý cho kết quả như sau:
Một là, các kết quả này cho thấy, một cách tổng quát, các thành tố của cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học xây dựng và kiểm định trên phạm vi cả nước với 15 trường đại học công lập được lựa chọn ngẫu nhiên. Thông qua quá trình đánh giá, tác giả đã điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các tiêu chí, chỉ báo của bộ công cụ đo cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học. Các nhà quản lý giáo dục có thể sử dụng bộ công cụ này trong quá trình đánh giá sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường.
Hai là, bộ công cụ đánh giá chất lượng HĐĐT đại học được xây dựng là thang đo đa hướng, bao gồm 5 thành tố: [1]. Chương trình đào tạo, [2]. Năng lực chuyên môn của GV, [3]. Phẩm chất trách nhiệm của GV, [4]. Cơ sở vật chất, [5] Dịch vụ hỗ trợ. Kết quả nghiên cứu này góp phần khẳng định tính đơn hướng của từng thành tố và giúp cho việc đo lường các thành tố dễ dàng hơn.
Ba là, nghiên cứu này xây dựng mới cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học được tạo thành từ 4 thành tố liên quan đến đặc điểm cá
nhân của SV như: [1]. Kì vọng của SV về chất lượng của HĐĐT; [2] Kiểu nhân cách hướng ngoại/hướng nội của SV; [3] Sự trải nghiệm của SV tại trường; [4] Ngành nghề mà SV đang học trong mối quan hệ với 5 thành tố của HĐĐT đại học.
Mô hình cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học được khảo nghiệm và chứng minh như sau:
Hình 3.7. Cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học 3.4.2. Về mô hình cấu trúc sự hài lòng 3.4.2. Về mô hình cấu trúc sự hài lòng
Về mặt lý thuyết, chưa có nhiều nghiên cứu xem xét sự hài lòng của SV
đối với HĐĐT đại học như một chỉnh thể.
Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy năm thành tố về năng lực chuyên môn của GV, phẩm chất trách nhiệm của GV, CTĐT, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và giải thích được 47,6% biến thiên của sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học. Riêng các thành tố liên quan đến năng lực chuyên môn của GV và phẩm chất trách
nhiệm của GV và CTĐT có ảnh hưởng mạnh nhất đến hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học. Cụ thể:
- Một là, năng lực chuyên môn của GV ảnh hưởng mạnh nhất cấu trúc HĐĐT đại học với độ tin cậy 99% (𝛽 = 0,440; p < 0,001). Kết quả nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của thành tố về năng lực chuyên môn của GV đối với hài lòng của nhóm SV đang học ở trường như nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới như: Hill.F.M, Harvey.L và Zheng.T (1995); Ali Kara & Oscar W.DeShields (2004).
- Hai là, thành tố về phẩm chất trách nhiệm của GV ảnh hưởng mạnh cấu trúc HĐĐT đại học với độ tin cậy 99% (𝛽 = 0,271; p < 0,001). Kết quả nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của thành tố về phẩm chất trách nhiệm của GV đối với hài lòng của nhóm SV đang học ở trường như nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới như Chr.Koilias (2005); M.Joseph Sirgy, Stephan Grzeskowiak & Don Rahtz (2007).
- Ba là, CTĐT ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc HĐĐT đại học với độ tin cậy 99% (𝛽 = 0,255; p < 0,001).
Như vậy, theo quan điểm tâm lý học thì đây là các yếu tố tạo động cơ, khi những yếu tố này được nhà trường đáp ứng càng tốt thì SV càng cảm thấy hài lòng.
Ngoài ra, kết quả phân tích tương quan cho thấy có mối tương quan khá chặt giữa hai thành tố về năng lực chuyên môn của GV (r = 0,539; p < 0,001) và phẩm chất trách nhiệm của GV (r = 0,467; p < 0,001). Kế đến là thành tố về CTĐT (r = 0,266; p < 0,001). Hơn nữa, ba thành tố liên quan đến năng lực chuyên môn GV, phẩm chất trách nhiệm GV và CTĐT giải thích được 83,5% hài lòng của SV. Kết quả này cho thấy thành tố năng lực chuyên môn của GV đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học cũng như mang lại chất lượng đào tạo của nhà trường. Kết quả này phù hợp
với nhiều nghiên cứu trên thế giới trong đó năng lực GV là một yếu tố chính tạo nên chất lượng đào tạo (ví dụ, Byrne & Flood 2003; Clayson 1999; Faranda & Clarke 2004). Vì vậy, tuy có sự tương đồng nhưng kết quả của nghiên cứu này góp phần phát hiện sự khác nhau về tầm quan trọng của các thành tố tạo nên hài lòng của SV nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Kết quả này cũng góp phần kích thích các nghiên cứu tiếp theo tiếp tục khám phá các thành tố khác cũng như tầm quan trọng của chúng có khả năng kích thích hài lòng của SV đối với HĐĐT của trường và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo.
Về mặt thực tiễn, như đã đề cập ở mặt lý thuyết, thành tố về năng lực
chuyên môn của GV, phẩm chất trách nhiệm của GV, CTĐT và cơ sở vật chất giải thích được 47,6% sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học. Kết quả này cho thấy, trong điều kiện đào tạo tại Việt Nam, cũng như tại nhiều nước trên thế giới, chúng ta đã và đang chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Chính vì vậy nhu cầu học tập ngày càng tăng, nhiều SV muốn rút ngắn thời gian đào tạo thông qua tích lũy ngày càng nhiều tín chỉ để hoàn thành chương trình học sớm nhất có thể hoặc tham gia học nhiều chương trình cùng lúc. Trong khi đó, lực lượng GV không tăng kịp về chất lượng cũng như số lượng để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của người học theo học chế tín chỉ. Ngoài ra, để thực hiện tốt việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ cần có một CTĐT linh hoạt, mềm dẻo, đáp ứng tiêu chí chất lượng đề ra của từng cơ sở giáo dục đào tạo. Vì vậy, năng lực của GV và CTĐT của các trường đại học Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cán bộ đào tạo nắm bắt được tầm quan trọng của năng lực GV và CTĐT đối với hài lòng của SV về HĐĐT đại học. Đây chính là cơ sở, tiền đề để các nhà quản lý giáo dục thiết kế chương trình giảng dạy phù hợp (đối với GV), cơ chế tuyển dụng GV (đối với đơn vị tuyển dụng nhân sự) để có được
đội ngũ GV có năng lực, góp phần kích thích và làm tăng sự hài lòng của SV cũng như nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu của SV. Đồng thời, đánh giá chất lượng CTĐT thường xuyên để có chiến lược kịp thời đáp ứng nhu cầu người học, trong đó chú ý đến hoạt động lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan về đánh giá chương trình.
Về kết quả phân tích mối quan hệ giữa các thành tố thuộc cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học cho chúng ta một số ý nghĩa như sau:
Một là, kết quả cho thấy, có mối quan hệ giữa các thành tố của HĐĐT đại học với thành tố kì vọng của SV. Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của thành tố kì vọng đối với hài lòng của SV. Những SV có kì vọng cao thì hài lòng về năng lực của GV và hài lòng về CTĐT là các thành tố tạo nên cấu trúc sự hài lòng SV. Vì vậy, năng lực của GV và CTĐT nếu được nhà trường đáp ứng tốt sẽ là động cơ kích thích làm tăng hài lòng của SV. Kết quả này giúp cho GV và cán bộ giáo dục có liên quan nắm bắt được tầm quan trọng của kì vọng để từ đó có kế hoạch khảo sát nhu cầu/kì vọng của người học trước khi mở ngành, trước khi xây dựng CTĐT, trước khi giảng dạy chính thức. Có làm được như thế mới kích thích được hài lòng của người học (hài lòng cho đối tượng khách hàng mà chúng ta muốn phục vụ) để góp phần làm tăng động cơ học tập, cải thiện hài lòng của SV về cơ sở đào tạo mà họ đã lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và hướng đến nâng tầm “thương hiệu” của nhà trường.
Hai là, kết quả cho thấy, có mối quan hệ giữa các thành tố của HĐĐT đại học đối với nhóm SV có kiểu nhân cách hướng ngoại và nhóm SV có kiểu nhân cách hướng nội. Kết quả này khẳng định vai trò của kiểu nhân cách SV đối với cấu trúc sự hài lòng của SV. Dữ liệu khảo sát cho thấy, đa số SV tại các trường được lựa chọn ngẫu nhiên đều tự đánh giá mình thuộc kiểu nhân cách hướng ngoại. Những SV có kiểu nhân cách hướng ngoại thì hài lòng về
năng lực của GV và hài lòng về CTĐT. Điều này cho thấy, nhà trường cần có kế hoạch khảo sát để tìm hiểu kiểu nhân cách SV trước khi vào học làm cơ sở để GV có phương pháp lựa chọn phân nhóm SV cho các hoạt động học tập trong trường đại học.
Ba là, kết quả cho thấy tồn tại quan hệ giữa sự trải nghiệm của SV tại trường với các thành tố của HĐĐT đại học. Kết quả cho thấy, trong hai nhóm này thì các thành tố về năng lực của GV và CTĐT là các thành tố cốt lõi của HĐĐT đại học. Kết quả này cho thấy ba thành tố này đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng hài lòng của SV nhằm từng bước gia tăng chất lượng đào tạo của trường. Kết quả này khá tương đồng khi xét đến các nhóm SV có kết quả học tập khác nhau và các nhóm SV có mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa khác nhau.
Bốn là, kết quả phân tích cho thấy vùng miền nơi SV đang học không có mối quan hệ với các thành tố của HĐĐT. Vì vậy, có thể nhận thấy đối với Việt Nam các trường đại học thuộc các vùng miền khác nhau chưa xây dựng được hình ảnh riêng mang đặc trưng vùng miền, bản sắc văn hóa chưa tác động tích cực đến công tác đào tạo của trường. Ngoài ra kết quả học tập của SV và mức độ ham thích tham gia hoạt động ngoại khóa không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành tố của HĐĐT đại học.
Năm là, kết quả đánh giá khi xét đến đặc điểm ngành nghề cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm SV có ngành học khác nhau với các thành tố của HĐĐT đại học. Như vậy, thành tố ngành nghề có mối quan hệ với các thành tố của HĐĐT đại học. Chính đặc trưng từng ngành nghề sẽ là cơ sở định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của người học.
Như vậy, qua kết quả phân tích đánh giá có 4/7 thành tố thuộc đặc điểm cá nhân của SV (kì vọng, kiểu nhân cách, sự trải nghiệm và ngành nghề của SV) có mối quan hệ với 5 thành tố của HĐĐT đại học (chương trình đào tạo,
năng lực chuyên môn của GV, phẩm chất trách nhiệm của GV, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ).