10. Kết cấu luận án
2.2. Đánh giá bộ công cụ
2.2.1. Bước 1. Nghiên cứu sơ bộ
2.2.1.1. Xây dựng bộ tiêu chí
a. Kết quả sau khi thảo luận nhóm SV và phỏng vấn CBQL
(1) Thảo luận nhóm SV
Kết quả thảo luận nhóm của 44 SV (có 23 SV nữ, 21 SV nam trong đó có 10 SV năm I, 11 SV năm II, 12 SV năm III, 11 SV năm IV) tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
- Thành tố của cấu trúc HĐĐT đại học:
+ Nhóm các thành tố SV quan tâm nhiều nhất khi học tại trường: hoạt động giảng dạy của GV, phòng học, trang thiết bị trong lớp, thủ tục đăng ký học phần, học lại, thi lại, xem điểm thi, đăng ký bảng điểm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ - nhân viên phòng ban/Khoa/Trường, thư viện, nhà xe, nhà vệ sinh, căng tin (câu 2).
+ Nhóm các thành tố SV cần được nhà trường đáp ứng: tính cập nhật của chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, năng lực chuyên môn của GV, phương pháp giảng dạy của GV, phòng học, thư viện, trang thiết bị hỗ trợ, thái độ phục vụ của cán bộ hành chính, kỹ thuật viên, nhân viên (câu 4).
+ Nhóm các thành tố làm SV hài lòng khi học tại trường: GV, CSVC, trang thiết bị, chương trình đào tạo, công tác tổ chức đào tạo (đăng kí học phần, thi lại, học lại), công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá (câu 5).
+ Vai trò của các môi trường ảnh hưởng đến quá trình học tập của SV: nhà trường, gia đình, xã hội. Trong đó theo ý kiến của SV thì môi trường gia đình và môi trường học tập trong trường đại học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của SV.
- Thành tố thuộc cấu trúc sự hài lòng của SV:
+ Đối với nhóm yếu tố về mặt sinh học, có 70% (30/44 lượt ý kiến) SV cho rằng giới tính có ảnh hưởng ít nhiều đến sự hài lòng của SV do cách nhìn nhận chủ quan của từng nhóm đối tượng. Chẳng hạn, đối với SV nữ thích đánh giá từ cảm nhận chủ quan bên ngoài còn SV nam thích đánh giá thông qua quá trình họ trải nghiệm. Đối với yếu tố về tuổi sinh học thì theo các bạn nhận định không ảnh hưởng vì đa phần SV không có chênh lệch nhiều giữa các nhóm (khoảng từ 01 đến 04 tuổi).
+ Đối với nhóm yếu tố xã hội, có 85% (37/44 lượt ý kiến) SV cho rằng nơi cư trú của SV có ảnh hưởng đến sự hài lòng của chính họ. Tuy nhiên chỉ có 14% (6/44 lượt ý kiến) cho rằng mức sống không ảnh hưởng đến hài lòng SV.
+ Đối với nhóm yếu tố thuộc về tính cách, có 91% (40/44 lượt ý kiến) SV cho rằng tính cách của cá nhân SV có ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ.
+ Đối với nhóm yếu tố thuộc về nhân khẩu học, chỉ có 28% (12/44 lượt ý kiến) SV cho rằng yếu tố này có ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV.
+ Đối với nhóm các yếu tố khác, 100% (44/44 lượt ý kiến) SV cho rằng kết quả học tập và mức độ tham gia trên lớp của SV có ảnh hưởng đến sự hài lòng. Có 75% (33/44 lượt ý kiến) SV cho rằng sĩ số lớp không ảnh hưởng đến sự hài lòng. Riêng ngành học chỉ có 25% (11/44 lượt ý kiến) cho rằng có ảnh hưởng. Năm học SV có nhiều thông tin trái chiều, cụ thể: có 18/23 ý kiến của SV năm III và IV cho rằng năm thứ I và II dễ cảm nhận sự hài lòng hơn, nhưng 10/23 ý kiến cho rằng SV năm II và IV đánh giá sự hài lòng tốt hơn, còn lại 5/23 ý kiến cho rằng yếu tố này không ảnh hưởng. Đối với nhóm SV năm thứ I và II, có 17/21 ý kiến cho rằng không ảnh hưởng, còn lại có ảnh hưởng.
(2) Phỏng vấn sâu nhóm CBQL
- Thành tố trong cấu trúc HĐĐT đại học: Kết quả phỏng vấn tập trung vào nhóm các thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV đối với hoạt động đào tạo: CTĐT, GV, CSVC phục vụ (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi; Trưởng phòng, Nam, 57 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi), các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ SV (Lãnh đạo Trường, Nam; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi). Hiện tại, nhà trường đã đáp ứng tốt công tác kiểm tra đánh giá, các hoạt động liên quan đào tạo, CSVC, GV, hoạt động ngoại khóa và dịch vụ hỗ trợ SV (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi; Trưởng phòng, Nam, 57 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi). Riêng giáo trình và tài liệu học tập thì vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ do chưa có giáo trình chính thống, sách tham khảo, tài liệu học tập thì trường chưa có kinh phí để cập nhật thường xuyên tài liệu mới, đa phần từ kế thừa sách từ trường cao đẳng sư phạm, các quỹ dự án, các nhà tài trợ, từ một phần kinh phí của trường (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi).
- Thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV:
+ Đặc điểm tính cách, môi trường học tập ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của SV (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi; Trưởng phòng, Nam, 57 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi), các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ SV (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi; Trưởng Phòng, Nữ, 45 tuổi).
+ Sự trải nghiệm của SV tại trường có khả năng ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng của SV vì liên quan đến thời gian trải nghiệm của họ tại trường
(Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi; Trưởng phòng, Nam, 57 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi).
+ Mức độ tham gia lớp học, đặc điểm ngành học, sĩ số lớp học có ảnh hưởng đến cảm nhận về chất lượng đào tạo của trường (Lãnh đạo Trường, Nam, 57 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 58 tuổi; Trưởng Khoa, Nam, 45 tuổi; Trưởng Khoa, Nữ, 53 tuổi; Trưởng Phòng, Nữ, 45 tuổi).
+ Nhóm cán bộ tham gia phỏng vấn cho rằng chức vụ hiện tại SV đảm nhận và mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa có khả năng ảnh hưởng đến sự hài lòng SV khi học tập tại trường.
(3) Kết quả trả lời phiếu lấy ý kiến sau khi thảo luận nhóm SV và phỏng vấn CBQL
Kết quả phân tích ĐTB của từng tiêu chí qua đánh giá của nhóm SV và CBQL nhận thấy các tiêu chí đưa ra đều có ĐTB ≥ 3,0 và giá trị độ lệch chuẩn nằm trong khoảng giới hạn cho phép. Tuy nhiên vẫn còn một số tiêu chí có độ lệch chuẩn lớn hơn 1, cụ thể: AH_C34 (dữ liệu nhóm CBQL), AH_C22, AH_C23, AH_C24 (dữ liệu nhóm SV). Nguyên nhân có thể là do số lượng mẫu khảo sát quá ít nên tập dữ liệu có sự phân tán lớn (tham khảo phụ lục 9 – trang 136).
(4) Nhận định
Qua phân tích kết quả khảo sát của bước 1 (xây dựng bộ công cụ) được thực hiện trên 2 nhóm khách thể là SV và CBQL, tác giả nhận thấy có một số điểm chung như sau:
- Xác định các thành tố thuộc cấu trúc HĐĐT đại học có khả năng ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV: (1) vai trò của yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kết quả học tập và cảm nhận của SV về chất lượng đào tạo; (2) cấu trúc hoạt động đào tạo tập trung vào 6 thành tố: (i) CTĐT; (ii) giáo trình, tài liệu học tập; (iii) tổ chức đào tạo; (iv) GV; (v) CSVC, trang thiết bị; (vi) dịch vụ hỗ trợ.
- Xác định các thành tố thuộc cấu trúc sự hài lòng của SV: (1) việc tạo môi trường học tập thuận lợi cho người học rất quan trọng vì đây là tiền đề để người học phát triển và đáp ứng tốt nhu cầu người học; (2) vai trò của yếu tố liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm tâm lý của SV có ảnh hưởng đến cảm nhận của SV về chất lượng đào tạo.
2.2.1.2. Thử nghiệm và hoàn thiện bộ tiêu chí
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu của quá trình xây dựng bộ tiêu chí bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả xác định được có 6 thành tố thuộc cấu trúc HĐĐT ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV: (1) CTĐT; (2) giáo trình, tài liệu học tập; (3) tổ chức đào tạo; (4) đội ngũ GV; (5) CSVC- TTB; (6) dịch vụ hỗ trợ. Mỗi thành tố được cấu thành từ các chỉ báo cụ thể hơn, cơ bản hơn liên quan đến HĐĐT đại học. Phiếu khảo sát sử dụng thang đo lường Likert 5 điểm với 1: rất kém và 5: rất tốt để khảo sát 6 thành tố thuộc cấu trúc HĐĐT.
Qua tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước đồng thời khảo sát thử nghiệm tại Trường ĐHAG 3 lần để loại trừ các biến ngoại lai. Sau đó tác giả tiến hành thử nghiệm chính thức tại 4 trường đại học công lập trên cả 3 miền.
a. Mẫu nghiên cứu và công cụ đánh giá
Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu trong nghiên cứu khảo nghiệm lần 2 tại 4 trường
Trường đại học Số phiếu
phát ra Số phiếu hợp lệ Tỉ lệ (%) 1. Trường ĐH KHTN-ĐHQGHN 200 184 92,0 2. Trường ĐH Hà Tĩnh 100 100 83,3 3. Trường ĐH Trà Vinh 100 76 76,0 4. Trường ĐH An Giang 200 165 82,5 Tổng 600 525 87,5
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên tại 4 trường với số phiếu phát ra là 600 bảng hỏi và số bảng hỏi thu về là 544. Sau khi thu hồi, có 19 bảng hỏi không hợp lệ nên bị loại. Trong các bảng không hợp lệ có 16 bảng đối tượng
trả lời cực đoan (cho điểm vào 1 mức từ trên xuống), 3 bảng có số lượng ô trống (missing) trên 30%. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lí n = 525.
b. Kết quả đánh giá bộ công cụ
b1. Các thành tố liên quan đến HĐĐT đại học
Để khảo sát cấu trúc HĐĐT đại học, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phương pháp xoay Varimax cho kết quả như sau
Bảng 2. 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá bằng phương pháp xoay Varimax
50 biến quan sát (các chỉ báo của HĐĐT)
Nhân tố và hệ số tải nhân tố Chương trình đào tạo Điều kiện hỗ trợ học tập Dịch vụ hỗ trợ Năng lực chuyên môn của GV Cơ sở vật chất Phẩm chất, trách nhiệm của GV Hoạt động kiểm tra đánh giá CTDT.Phuhop_4 0,881 CTDT.Phuhop_6 0,860 CTDT.Khoahoc_9 0,782 CTDT.Khoahoc_10 0,749 CTDT.Muctieu_3 0,743 CTDT.Phuhop_5 0,742 CTDT.Thongnhat_7 0,727 CTDT.Khoahoc_11 0,684 CTDT.Khoahoc_8 0,682 CTDT.Muctieu_2 0,672 CTDT.Candoi_13 0,632 CTDT.Candoi_12 0,606 CSVC.Moitruong_92 0,858 CSVC.TTB_93 0,767 CSVC.Moitruong_89 0,734 CSVC.Moitruong_91 0,696 CSVC.TTB_94 0,690 CSVC.Moitruong_90 0,678 DV.Hocbong_97 0,629 DV.Phongtrao_98 0,628 CSVC.Moitruong_88 0,619 CSVC.Moitruong_87 0,601 DV.Canbo_107 0,768
50 biến quan sát (các chỉ báo của HĐĐT)
Nhân tố và hệ số tải nhân tố Chương trình đào tạo Điều kiện hỗ trợ học tập Dịch vụ hỗ trợ Năng lực chuyên môn của GV Cơ sở vật chất Phẩm chất, trách nhiệm của GV Hoạt động kiểm tra đánh giá DV.Canbo_109 0,761 DV.Canbo_108 0,749 DV.Canbo_106 0,749 DV.Canbo_105 0,744 DV.Canbo_104 0,699 DV.Phongtrao_101 0,667 DV.Canbo_102 0,662 DV.Canbo_103 0,616 GV.Phamchat_39 0,813 GV.Chuyenmon_38 0,772 GV.Chuyenmon_37 0,739 GV.Chuyenmon_36 0,664 GV.PPGD_46 0,648 GV.Chuyenmon_35 0,633 CSVC.Phonghoc_67 0,816 CSVC.Phonghoc_68 0,682 CSVC.Phonghoc_66 0,639 CSVC.Phonghoc_65 0,630 CSVC.Thuvien_77 0,581 CSVC.Phonghoc_64 0,580 GV.Trachnhiem_43 0,728 GV.Trachnhiem_45 0,716 GV.Phamchat_40 0,715 GV.Trachnhiem_44 0,692 TCDT.Kiemtra_31 0,838 TCDT.Kiemtra_32 0,740 TCDT.Kiemtra_30 0,603
Kết quả sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích CFA bằng phần mềm AMOS từ 7 thành tố với 50 biến quan sát còn lại có 5 thành tố với 36 biến quan sát tạo nên cấu trúc HĐĐT đại học (kết quả chi tiết xem phụ lục 13). Để phân tích về độ tin cậy của bộ công cụ, tác giả tiến hành tính
toán hệ số Cronbach’s Alpha đối với từng thành tố. Kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các hệ số Cronbach’s Alpha đối với các bộ công cụ đều lớn hơn 0,75 (mức cao).
Bảng 2.4. Phân tích độ tin cậy của bộ công cụ dựa trên dữ liệu 4 trường
Chương trình đào tạo (I) Năng lực chuyên môn của GV (II) Phẩm chất, trách nhiệm GV (III) Cơ sở vật chất (IV) Dịch vụ hỗ trợ (V) Thành tố của cấu trúc HĐĐT 0,932 (12 biến) 0,892 (6 biến) 0,860 (4 biến) 0,839 (5 biến) 0,898 (9 biến) Tiêu chí đánh giá chung về năng lực nghề nghiệp SV 0,877 (6 biến)
Tiêu chí hài lòng 0,765 (5 biến)
Như vậy, kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, cấu trúc HĐĐT đại học gồm 5 thành tố thuộc cấu trúc HĐĐT đại học, đó là (1) chương trình đào tạo, (2) năng lực chuyên môn của GV, (3) Phẩm chất, trách nhiệm của GV, (4) cơ sở vật chất, (5) dịch vụ hỗ trợ.
b2. Các thành tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của SV
Kết quả phân tích cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa các thành tố về: (1) kì vọng SV, (2) kiểu nhân cách SV, (3) giới tính, (4) sự trải nghiệm của SV tại trường (năm học SV), (5) kết quả học tập, (6) mức độ ham thích tham gia các phong trào với cấu trúc HĐĐT đại học. Ngoài ra, trong lần nghiên cứu chính thức, tác giả sẽ xem xét thêm yếu tố về vùng miền nơi SV đang học và ngành nghề SV đang học.
c. Đề xuất mô hình nghiên cứu
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và triển khai khảo nghiệm mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành triển khai khảo nghiệm mô hình nghiên cứu qua thực tiễn với quy trình từ xây dựng bộ công cụ, điều chỉnh bộ công cụ dự thảo, thử nghiệm bộ công cụ chính thức đến hoàn thiện bộ công cụ chính thức
tại 4 trường bằng phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng (trình bày chi tiết trong bảng 2.1 trang 48). Từ kết quả phân tích, mô hình giả thuyết nghiên cứu hình 1.6 được tác giả điều chỉnh thành mô hình 2.1. Phiếu khảo sát sau khi điều chỉnh như sau:
Phần I còn lại 7 nội dung: 5 nội dung liên quan đến các thành tố thuộc cấu trúc HĐĐT với 36 biến quan sát, nội dung thứ 6 liên quan đến đánh giá chung về định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV với 6 biến quan sát, nội dung thứ 7 là đánh giá chung về mức độ hài lòng của SV với 5 biến quan sát.
Phần II còn lại 5 nội dung tập trung vào các thành tố của cấu trúc sự hài lòng của SV. Kết quả triển khai khảo nghiệm cho thấy còn 5 thành tố cốt lõi của HĐĐT đại học (CTĐT, NLCM của GV, PCTN của GV, cơ sở vật chất, DVHT) giải thích được trên 50% hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học còn lại là các thành tố khác liên quan đến HĐĐT. Theo ý kiến chuyên gia, tác giả sử dụng các chỉ báo này và xem đây là các hoạt động cốt lõi mà nhà trường cần tập trung vào cải tiến và nâng cao chất lượng góp phần làm tăng sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học. Cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học được xem xét theo nghĩa tĩnh học để tìm ra các thành tố nội tại tạo nên cấu trúc sự hài lòng của SV. Đối tượng của sự hài lòng của SV chính là HĐĐT đại học.
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu chính thức cấu trúc sự hài lòng của SV đ/v HĐĐT ĐH 2.2.2. Bước 2. Nghiên cứu chính thức 2.2.2. Bước 2. Nghiên cứu chính thức
Bảng 2.5. Danh sách các trường đại học công lập được chọn trong nghiên cứu chính thức
Trường đại học Vùng miền Cơ quan chủ quản
ĐH 1 Vùng miền núi phía Bắc (I) Bộ GD&ĐT ĐH 2 Vùng Đồng bằng Sông Hồng (II) Bộ GD&ĐT ĐH 3
Vùng Bắc Trung Bộ (III) Bộ GD&ĐT
ĐH 4 UBND Hà Tĩnh
ĐH 5
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (IV) Bộ GD&ĐT ĐH 6
ĐH 7 Vùng Tây Nguyên (V) Bộ GD&ĐT ĐH 8
Vùng Đông Nam Bộ (VI)
Bộ GD&ĐT ĐH 9
ĐH 10 UBND TPHCM
ĐH 11 Bộ GD&ĐT
ĐH 12
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (VII)
UBND Tỉnh An Giang ĐH 13
Bộ GD&ĐT ĐH 14
2.2.2.1.Đối với nhóm SV đang học
Mẫu nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên tại 15 trường được lựa chọn khảo sát. Số phiếu phát ra là 1820 phiếu tại 15 trường và số phiếu thu về là 1603. Sau khi thu hồi, có 64 phiếu không hợp lệ nên bị loại. Trong các phiếu không hợp lệ có 55 phiếu người được hỏi trả lời cực đoan (cho điểm vào 1 mức từ trên xuống hoặc theo đường dích dắc), 09 phiếu có số lượng ô trống (missing) trên 30%. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lí n = 1539.
Bảng 2.6. Thống kê số lượng mẫu trong nghiên cứu chính thức của nhóm SV đang học
Mã trường Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ
ĐH 1 60 59 57 ĐH 2 90 84 79 ĐH 3 100 91 88 ĐH 4 110 100 98 ĐH 5 110 110 101