Kết quả nghiên cứu chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo đại học luận án TS giáo dục học 62 14 01 20 (Trang 119)

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học của SV hệ đại học chính quy tại 15 trường đại học công lập trong cả nước; đồng thời đánh giá mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học.

Dựa vào các quan điểm tâm lí học, kinh tế học, giáo dục học và lịch sử vấn đề nghiên cứu cùng khung lý thuyết mà tác giả đưa ra để xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận án, từ đó xác định các thành tố tạo nên cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học (trình bày trong Chương I). Phương pháp nghiên cứu sử dụng để đánh giá các bộ công cụ, đồng thời thử nghiệm và kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất (trình bày trong chương II) bao gồm 2 giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức bằng việc phối hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Kết quả đánh giá mô hình bộ công cụ, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thiết được giới thiệu trong Chương III. Phần kết luận là phần tóm tắt những kết quả chính của nghiên cứu, đóng góp, hàm ý của nghiên cứu theo mục đích của luận án đưa ra cũng như các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi đặt ra về các thành tố của sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học cũng như mối quan hệ của các thành tố trong cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học. Cụ thể nghiên cứu đã đạt được một số kết quả như sau:

a. Xác định được 5 thành tố chủ yếu của HĐĐT đại học, trong từng thành tố xác định các chỉ báo quan trọng đóng góp tạo nên cấu trúc từng thành tố. Cụ thể:

-Đối với thành tố về chương trình đào tạo:

+ Nhóm SV đang học: chỉ báo về “Sự phù hợp của các học phần với chương trình đào tạo” và chỉ báo về “Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo” đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

+ Nhóm SVTN: chỉ báo về “Khối kiến thức các môn học chuyên ngành hợp lý” và chỉ báo về “Các học phần đảm bảo tính thống nhất với chương trình đào tạo” đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

-Đối với thành tố về năng lực chuyên môn của GV:

+ Nhóm SV đang học: chỉ báo về “Bài giảng của GV được cập nhật nhiều kiến thức mới” và chỉ báo về “GV có giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học” đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

+ Nhóm SVTN: chỉ báo về “Bài giảng của GV được cập nhật nhiều kiến thức mới” và chỉ báo về “GV có tính khoa học trong tác phong giảng dạy” đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

-Đối với thành tố về phẩm chất trách nhiệm của GV:

+ Nhóm SV đang học: chỉ báo về “GV lên lớp, xuống lớp đúng giờ” và chỉ báo về “GV tôn trọng ý kiến SV” có đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

+ Nhóm SVTN: chỉ báo về “GV giảng dạy đúng nội dung đề cương môn học” có đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

-Đối với thành tố về cơ sở vật chất:

+ Nhóm SV đang học: chỉ báo về “Chất lượng hệ thống máy chiếu, màn chiếu trong phòng học” và chỉ báo về “Thư viện có đủ chỗ cho SV học tập và nghiên cứu” có đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

+ Nhóm SVTN: chỉ báo về “Chất lượng hệ thống máy chiếu, màn chiếu trong phòng học” có đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

+ Nhóm SV đang học: chỉ báo về “Các cán bộ phòng ban nhiệt tình với yêu cầu chính đáng của SV” và chỉ báo về “Các cán bộ phòng ban tôn trọng ý kiến SV” có đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

+ Nhóm SVTN: chỉ báo về “Các cán bộ phòng ban nhiệt tình với yêu cầu chính đáng của SV” và chỉ báo về “Các cán bộ phòng ban giải quyết nhanh các yêu cầu của SV” có đóng góp nhiều nhất vào thành tố này.

b. Xác định 4 thành tố thuộc đặc điểm cá nhân của SV, bao gồm thành tố về kì vọng của SV, kiểu nhân cách của SV, sự trải nghiệm của SV tại trường và ngành nghề SV đang học.

c. Đánh giá được mối quan hệ giữa 4 thành tố thuộc đặc điểm cá nhân của SV với 5 thành tố thuộc hoạt động đào tạo đại học tạo nên cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học.

Nghiên cứu đã đạt được các kết quả đúng với mục đích ban đầu đề ra của luận án. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã phản ánh được cấu trúc sự hài lòng của SV đối với HĐĐT đại học ở thời điểm hiện tại.

Về mặt ứng dụng, kết quả nghiên cứu có thể là tư liệu cho CBQL,

những người làm công tác giáo dục xem xét, xây dựng kế hoạch hành động, từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng HĐĐT tại trường cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Quan trọng hơn cả là chất lượng đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu của phần đông SV – khi mà chúng ta đang triển khai đào tạo giáo dục đại chúng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể tham khảo để tiếp tục khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV.

2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu mà tác giả thực hiện cũng còn một số hạn chế: Một là,

nghiên cứu chỉ mới được khảo sát ở phạm vi các trường đại học công lập trên cả nước như phần giới hạn nghiên cứu đã nêu mà chưa tiến hành khảo sát ở

các trường tư thục/dân lập. Hai là, nghiên cứu chỉ mới thực hiện trên khách thể thụ hưởng của HĐĐT do nhà trường cung cấp (SV đang học và SVTN) chưa khảo sát trên diện rộng như CBQL của các trường, GV, cán bộ nhân viên (chủ thể vận hành HĐĐT của trường); Ba là, mô hình nghiên cứu chỉ được kiểm định với nhóm SV chính quy bậc đại học. Có thể có sự khác biệt giữa SV bậc đại học với SV bậc cao đẳng hay sau đại học, hoặc SV chính quy với SV vừa làm vừa học. Vì vậy, tiếp tục kiểm định mô hình nghiên cứu trên nhiều nhóm khách thể nghiên cứu khác nhau cũng như với các SV thuộc các bậc học khác, thuộc các loại hình trường khác nhau (công lập hoặc dân lập hoặc tư thục) để gia tăng tính tổng quát hóa của mô hình nghiên cứu cũng như là một hướng nghiên cứu tiếp theo.

Cuối cùng, tác giả chỉ xem xét đến hai khía cạnh cơ bản trong cấu trúc nhân cách liên quan đến đánh giá hài lòng (kì vọng và kiểu nhân cách SV) mà chưa xem xét tổng thể các yếu tố hình thành nhân cách SV, ví dụ như yếu tố môi trường (môi trường gia đình, môi trường SV sinh sống và học tập). Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét thêm nhiều yếu tố khác góp phần nâng cao chất lượng đào tạo./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1)Lê Thị Linh Giang (2013), “Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình văn hóa chất lượng của Trường Đại học An Giang”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt), tr. 44-46.

2)Lê Thị Linh Giang (2013), “Giới thiệu một số học thuyết tâm lí liên quan đến sự hài lòng của sinh viên”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt), tr. 52-54.

3)Lê Thị Linh Giang (2013), “Nghiên cứu xây dựng các chỉ số đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt), tr. 57-58.

4)Lê Thị Linh Giang (2013), “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường học tập trong trường đại học đến sự hài lòng của sinh viên”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội tập 29(1S), tr. 1-7.

5)Lê Thị Linh Giang (2014), “Đạt được sự hài lòng sinh viên: Một cách tiếp cận nhằm nâng cao chất lượng HĐĐT đại học”, Kỷ yếu Hội thảo Đảm bảo chất

lượng 2014, Trường Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí

Minh, tr. 58-74.

6)Lê Thị Linh Giang (2014), “Mô hình lý thuyết: Cấu trúc sự hài lòng của sinh viên đối với HĐĐT đại học”, Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang

quyển 3(2), tr. 93-99.

7)Lê Thị Linh Giang (2014), “Cấu trúc sự hài lòng của sinh viên đối với HĐĐT đại học”, Tuyển tập chuyên khảo Giáo dục và Phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 137-166.

8)Lê Thị Linh Giang (2015), “Ảnh hưởng của yếu tố nội sinh đến sự hài lòng của sinh viên đối với HĐĐT trong trường đại học”, Tạp chí khoa học Trường Đại học An Giang quyển 5(1), tr. 80-91.

9)Lê Thị Linh Giang (2015), “Các thành tố của môi trường học tập trong trường đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh (17), tr. 48-55.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Vũ Thị Phương Anh (2005), “Thu thập và sử dụng ý kiến SV trong đánh giá chất lượng giảng dạy”, Kỷ yếu Hội thảo về đánh giá chất lượng giáo dục đại học, tr. 8-15.

2. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lí học nhân cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 03/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định một số tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động học tập, nghiên cứu của người học. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT

ngày 04/03/2014 quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học hợp nhất Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2012.

6. Lê Thạc Cán (1989), “Một số đặc điểm của giáo dục đại học Hoa Kỳ”,

Tài liệu Viện KHGD Việt Nam, tr. 184-188.

7. Chính phủ (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

8. Chính phủ (2010), Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 về việc ban hành Điều lệ Trường Đại học.

9. Chính phủ (2011), Quyết định 579/QĐ-Ttg ngày 19/4/2011 v/v Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

10. Nguyễn Kim Dung (2010), “Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy và quản lý của một số trường ĐH Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đánh giá Xếp hạng các trường đại học và cao đẳng Việt Nam, tr. 198-204.

11. Nguyễn Thùy Dung (2011), “Nhân tố tác động đến sự hài lòng của người lao động, mô hình lý thuyết và vận dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lí Kinh tế (41), tr. 31-37.

12. Lê Tiến Dũng (dịch) (2006), Đào tạo từ xa lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Nguyễn Tiến Dũng (2013), Các hoạt động cần thiết xây dựng văn hóa chất lượng trong các trường đại học, Nxb Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế, Hà Nội.

14. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

15. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Quyết định số 1165/QĐ-ĐBCL ngày 20 tháng 4 năm 2011 về việc ban hành tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường thành viên và khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Quyết định số 1166/QĐ-ĐBCL ngày 20 tháng 4 năm 2011 quy định về một số tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động học tập, nghiên cứu của người học.

17. Trương Minh Đức (2011), “Ứng dụng mô hình định lượng đánh giá mức độ tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty Trách nhiệm Hữu hạn ERICSSON tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội

(27), tr. 240-247.

19. Lê Văn Hảo (2007), “Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy: một vài kinh nghiệm thế giới và tại đại học Nha Trang”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV, tr. 24-29.

20. Bùi Minh Hiền (Chủ biên), Vũ Ngọc Hai, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21. Dương Thị Diệu Hoa (2008), Giáo trình tâm lí học phát triển, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

22. Ngô Công Hoàn (2007), Những trắc nghiệm tâm lý, Nxb ĐH Sư phạm, Hà Nội.

23. Bùi Văn Huệ (2000), Tâm lý học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

24. Lê Ngọc Hùng (2013), Lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Lê Văn Huy (2007), “Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Tập 2(19), tr. 51-56.

26. Jon Wiles và Joseph Bondi (2004), Tài liệu hướng dẫn phát triển chương trình, Nxb Đại học Sư phạm, TP. Hồ Chí Minh.

27. Kovaliov A.G. (1971), Tâm lý học cá nhân Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Leonchiev A.N. (1998), Hoạt động - ý thức - nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản (2005), Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu SV của trường ĐH Bách Khoa TPHCM, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng bộ công cụ SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại trường ĐHAG, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học An Giang, An Giang.

31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), “Đào tạo giáo viên chất lượng cao trong thời đại hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (26), tr. 46-52.

32. Ngô Tấn Lực (2008), Tổ chức quản lý đào tạo liên thông của trường cao đẳng cộng đồng trong điều kiện Việt Nam, Luận án tiến sỹ quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

33. Lê Phước Lượng (2011), “Sử dụng mô hình bộ công cụ SERVPERF nghiên cứu sự hài lòng của SV trong dạy học”, Kỷ yếu Nghiên cứu khoa học năm 2011 Trường Đại học Nha Trang, tr. 9-12.

34. Nguyễn Xuân Mai (2006), Xây dựng mô hình đào tạo liên thông giáo viên dạy nghề từ công nhân kỹ thuật, Luận án tiến sĩ quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

35. Trần Thị Thục Nga (1999), Nền sư phạm đại học, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

36. Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Quý Thanh, Trịnh Ngọc Thạch, Lê D(ức Ngọc, Nguyễn Công Khanh, Mai Thị Quỳnh Lan (2007), Giáo dục đại học: Một số thành tố của chất lượng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

37. Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục đại học (Quan điểm và giải pháp), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

38. Lê Đức Ngọc (2012), “Cấu trúc của giáo trình dạy học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Đánh giá chất lượng chương trình, giáo trình thuộc đề án 1677 – cơ sở lí luận và thực tiễn, Hà Nội, tr. 78-87.

39. Lê Đức Ngọc, Trịnh Vũ Lê và Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2012), “Bàn về mô hình văn hóa chất lượng cơ sở giáo dục đại học”, Tạp chí Quản lý giáo dục (34), tr. 55-61.

40. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lí học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

41. Nguyễn Đình Phan (2005), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

42. Nguyễn Thanh Phong (2011), Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo đại học luận án TS giáo dục học 62 14 01 20 (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)