Biến quan sát
Ký hiệu
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Anh/chị rất quan tâm về tương lai của khách sạn GB1 8,32 1,596 0,634 0,801 Anh/chị cảm thấy tự hào khi là một phần trong khách sạn GB2 8,36 1,627 0,748 0,685 Anh/chị sẵn sàng nỗ lực để giúp khách sạn thành công GB3 8,33 1,683 0,653 0,776 Cronbach’s Alpha = 0,821 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Sự cam kết gắn bó với tổ chức: được đo lường bởi 3 biến quan sát được đặt tên là
GB1 (Anh/chị rất quan tâm về tương lai của khách sạn), GB2 (Anh/chị cảm thấy tự hào khi là một phần trong khách sạn), GB3 (Anh/chị sẵn sàng nỗ lực để giúp khách sạn thành công).
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức đạt giá trị Trường Đại học Kinh tế Huế
biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha ban đầu nên đây là thang đo tốt, các biến quan sát đều được chấp nhận để phân tích nhân tố EFA.
2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn tập hợp biến quan sát ban đầu thành các biến mới. Sử dụng phép trích PCA (Principal Components Analysis) với phép quay Varimax.
2.3.4.1. Phân tích nhân tố khám phá các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp
Bảng 18. Kết quả phân tích thang đo các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp Yếu tố đánh giá Giá trị kiểm định
Hệ số KMO 0,674
Giá trị Sig. trong kiểm định Bartlett’s 0,000 Tổng phương sai trích 73,235 Giá trị Eigenvalue 1,552
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Kết quả cho thấy, với 19 biến thuộc khía cạnh văn hóa doanh nghiệp (xem phụ lục 4.1), hệ số KMO lớn hơn 0,5 do đó phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định Bartlett’s có giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 nên các biến quan sát có sự tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5, giá trị Eigenvalue thấp nhất là 1,552. Tổng phương sai trích bằng 73,235, con số này cho biết sáu nhân tố giải thích được 73,235% biến thiên của các biến biến quan sát.