CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Hƣớng tiếp cận đánh giá năng lực
* Tại Mỹ
Giáo dục từ phổ thông đến đại học của Mỹ đều chú trọng đánh giá NL. Khi đánh giá NL, những yêu cầu cho GV cũng cao hơn. GV cần phải có các thành phần NL đánh giá sau:
+ NL miêu tả những kỳ vọng của họ về thành quả học tập và NL học tập của học sinh.
+ Hiểu biết về các mục đích đánh giá khác nhau.
+ Xác định hoặc thiết kế phương pháp đánh giá phù hợp.
+ Hiểu về các đặc điểm thống kê của kết quả đánh giá và giải thích kết quả đó.
+ Lưu và phản hồi thông tin về đánh giá cho các đối tượng có liên quan. + Biết và ứng dụng các chuẩn về đánh giá trên lớp.
+ Hiểu và luôn sẵn sàng chịu trách nhiệm về những hậu quả của đánh giá của họ cho học sinh và gia đình học sinh.
Để đánh giá năng lực giáo viên, theo tác giả Lee S.Shulman (1987) đã đưa ra 7 năng lực cần đánh giá:
- Hiểu biết về nội dung giảng dạy.
- Có kiến thức sư phạm bao gồm nguyên tắc, chiến lược, quản lý lớp học. - Kiến thức về chương trình giảng dạy, bao gồm tài liệu và chương trình giảng dạy của giáo viên.
- Phương pháp sư phạm và các hiểu biết chuyên môn. - Sự hiểu biết về người học và đặc điểm của họ.
- Sự hiểu biết về bối cảnh giáo dục, bao gồm đặc điểm của lớp học, trường, cộng đồng và văn hóa.
Darling – Hammond Wise và Klein đã đưa ra những tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của giáo viên gồm 5 lĩnh vực sau:
- Hiểu biết về học sinh và việc học - Hiểu biết về chuyên môn và việc dạy - Hiểu biết về nền tảng xã hội của giáo dục - Hiểu biết về môn học
- Hiểu biết về nghệ thuật
* Tại Vƣơng Quốc Anh
Tại Anh, tổ chức đánh giá năng lực giáo viên được thực hiện bởi chính phủ và các tổ chức của chính phủ. Đã xuất bản một văn bản hướng dẫn đánh giá năng lực giáo viên gồm 5 lĩnh vực cơ bản:
- Hiểu biết môn học - Thực hành môn học - Quản lý lớp
- Đánh giá và theo dõi sự phát triển của học sinh - Nâng cao trình độ nghiệp vụ
Năm 1993 Vụ Giáo dục Scotland xuất bản bộ tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực giáo viên bao gồm:
- Năng lực liên quan đến môn học và nội dung giảng dạy.
- Năng lực liên quan đến kỹ năng, phương pháp quản lý, đánh giá trong lớp học.
- Năng lực liên quan đến trường học. - Năng lực liên quan đến nghề nghiệp. - Thái độ và trách nhiệm với nghề nghiệp.
Theo Davies và Harden (2003), những cản trở chính cho q trình thực hiện đánh giá NL là:
+ Việc thiết kế NL bị chia nhỏ thành những NL cụ thể không liên quan với nhau về hệ thống.
+ Việc thiếu một ngôn ngữ chung giữa GV, học sinh và các đối tượng liên quan về NL. Các từ ngữ trong đường hướng đánh giá mới không được dùng giống nhau bởi các đối tượng khác nhau.
+ Việc đưa ra chuẩn đầu ra là NL không chỉ dừng lại ở việc đưa ra chuẩn đầu ra, mà phải có kèm cả hướng dẫn để làm thế nào có được chuẩn đầu ra đó nữa cho cả GV và học sinh.
Từ những trở ngại đó, một số giải pháp được nêu ra cho đánh giá NL như: + Thiết kế hệ thống các NL cụ thể, các phương pháp đánh giá – không tách rời từng thành phần.
+ Tập trung chú ý vào cả hệ thống đánh giá, từ việc xác định mục đích, xây dựng NL, đầu ra, phương pháp, phản hồi…
+ Phân biệt các khái niệm, ví dụ như thực hành và NL.
+ Xác định biện pháp đảm bảo các nguyên tắc chính của đánh giá: độ khả thi, độ hữu dụng, tính giá trị, tính tin cậy, độ thực tế, ảnh hưởng tới giáo dục.
+ Xây dựng công cụ đánh giá mới.
+ Đào tạo GV và người tham gia đánh giá.
+ Xây dựng thang đo, chuẩn NL, tiêu chí đánh giá.
* Ở New Zealand và Úc:
Tại New Zealand, đánh giá theo chuẩn đầu ra đã bắt đầu được tiến hành từ những năm 1970. Ngân hàng câu hỏi và các hệ thống thi cử trên diện rộng
được xây dựng, các biện pháp đảm bảo chất lượng khác cũng được áp dụng. GV được quyền tự quyết các phương pháp đánh giá nhưng nhà nước có hỗ trợ thơng qua các hướng dẫn bằng văn bản về cách thực hiện đánh giá. Rất nhiều hoạt động hỗ trợ đã được cung cấp cho GV và những người thực hiện đánh giá. Vấn đề quan trọng là việc thu thập thông tin dữ liệu về học sinh và dạy cho GV cách xử lý lượng thơng tin lớn đó để phục vụ giảng dạy. Tuy vậy, dù thay đổi chương trình và đánh giá vẫn phải thay đổi cùng với các chính sách phân vùng giáo dục và ngân sách giáo dục (Philips, 2002).
* Tại Hồng Kông
Năm 2003, Hội đồng cố vấn về chất lượng giáo viên của Hồng Kông đã tiến hành xây dựng một tiêu chuẩn chung nhằm đánh giá giáo viên trong đó các tiêu chí về khả năng, kỹ năng, hiểu biết nghề nghiệp và thái độ của giáo viên trong những lĩnh vực khác nhau. Các tiêu chí của hội đồng bao gồm 6 điểm như sau:
- Tin tưởng rằng tất cả các sinh viên có khả năng học tập - Thương yêu và quan tâm tới sinh viên
- Tơn trọng tính đa dạng của sinh viên
- Có trách nhiệm và cống hiến cho nghề nghiệp - Có tinh thần hợp tác và chia sẻ đối với đồng nghiệp - Có niềm đam mê học tập và nâng cao trình độ.
* Tại Việt Nam
Ngày 05/3/2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 08/2012/TT-BGDĐT Quy định Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp đánh giá, xếp loại năng lực sư phạm của giáo viên trung cấp chuyên nghiệp bao gồm 5 tiêu chuẩn, 20 tiêu chí. Nội dung các tiêu chí như sau:
Tiêu chí 1. Hiểu biết đối tƣợng giáo dục: Có kiến thức, kỹ năng tìm
hiểu và nhận biết được đặc điểm tâm lý, trình độ, năng lực, nhận thức, phong cách, phương pháp, thái độ học tập của học sinh trung cấp chuyên nghiệp.
Tiêu chí 2. Hiểu biết mơi trƣờng giáo dục: Có kiến thức, kỹ năng tìm
hiểu và nhận biết được đặc điểm, tác động của môi trường dạy học, giáo dục tới hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường để phát triển các chương trình giáo dục, lập và thực hiện các kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy, kế hoạch các hoạt động giáo dục đạt chất lượng, hiệu quả.
Tiêu chuẩn 2: Năng lực dạy học
Tiêu chí 3. Lập kế hoạch dạy học: lập được kế hoạch dạy học môn học, học phần, thể hiện được vị trí của mơn học, học phần trong chương trình giáo dục; kế hoạch thời gian dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Kế hoạch dạy học phải phù hợp với kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường.
Tiêu chí 4. Lập kế hoạch bài dạy: Lập được kế hoạch bài dạy thể hiện
được mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện phù hợp với đặc thù của bài dạy, đặc điểm học sinh và môi trường dạy học; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức và thực hành của học sinh.
Tiêu chí 5. Chuẩn bị các điều kiện và phƣơng tiện dạy học: Chuẩn
bị các điều kiện, phương tiện dạy học phù hợp với kế hoạch bài dạy, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đối tượng học sinh trung cấp chuyên nghiệp.
Tiêu chí 6. Thực hiện kế hoạch dạy học: Thực hiện kế hoạch dạy học
môn học, học phần được giao phụ trách, đảm bảo nội dung dạy học chuẩn xác, gắn với thực tiễn nghề nghiệp; khai thác các kiến thức, kĩ năng liên môn vào bài dạy; kết hợp giữa nội dung dạy học với việc sử dụng các phương
pháp, chiến lược dạy học linh hoạt để đạt được mục tiêu của bài dạy; có kỹ năng quản lý lớp học, xử lý được những tình huống xung đột trong lớp học, quản lý được các mối quan hệ giữa nhà trường và cơ sở thực hành, thực tập; đảm bảo tiến độ theo kế hoạch dạy học đã đề ra.
Tiêu chí 7. Vận dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học: Vận dụng, kết hợp được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tự rèn luyện năng lực nghề nghiệp của học sinh để đạt được mục tiêu dạy học.
Tiêu chí 8. Sử dụng phƣơng tiện, thiết bị dạy học: Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học thông dụng, kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng phù hợp với nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đối tượng dạy học.
Tiêu chí 9. Xây dựng mơi trƣờng dạy học: Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, hợp tác, an tồn và lành mạnh, khuyến khích sáng tạo trong dạy và học.
Tiêu chí 10. Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Thiết kế và sử dụng được công cụ đánh giá; thực hiện được các phương pháp đánh giá, đảm bảo đánh giá chính xác, khách quan và công bằng kết quả học tập của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Phát triển năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Tiêu chí 11. Quản lí hồ sơ dạy học: Lập, sử dụng và bảo quản hồ sơ
dạy học theo quy định.
Tiêu chuẩn 3: Năng lực giáo dục
Tiêu chí 12. Lập kế hoạch các hoạt động giáo dục: Lập được kế hoạch các hoạt động giáo dục theo các nhiệm vụ được phân công, như công tác chủ nhiệm lớp, cơng tác Đồn, các hoạt động khác phù hợp với đối tượng, môi trường giáo dục, đặc thù ngành đào tạo và thể hiện khả năng phối hợp trong việc huy động các nguồn lực để tiến hành các hoạt động giáo dục.
Tiêu chí 13. Giáo dục qua các hoạt động dạy học: Giáo dục qua các
hoạt động dạy học để hình thành và phát triển nhân cách, rèn luyện tác phong và đạo đức nghề nghiệp cho học sinh; giáo dục học sinh bằng chính tấm gương của nhà giáo.
Tiêu chí 14. Giáo dục qua công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua công tác chủ
nhiệm lớp và các hoạt động giáo dục khác trong sự phối hợp với các đơn vị có chức năng quản lý học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội, chuyên môn, nghề nghiệp ở trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch đã được phê duyệt; giáo dục có hiệu quả đối với các trường hợp học sinh cá biệt.
Tiêu chí 15. Hỗ trợ, hƣớng dẫn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh:
Hỗ trợ và hướng dẫn học sinh bước vào thị trường lao động để giúp học sinh chuẩn bị tham gia thành công vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.
Tiêu chí 16. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh: Thiết kế và
sử dụng được công cụ đánh giá; thực hiện được các phương pháp đánh giá; đảm bảo tính chính xác, khách quan, cơng bằng khi đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động giáo dục. Phát triển năng lực tự đánh giá kết quả rèn luyện, tự điều chỉnh của học sinh.
Tiêu chuẩn 4: Năng lực hợp tác trong dạy học và giáo dục
Tiêu chí 17. Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp trong trƣờng: Hợp
tác với đồng nghiệp trong dạy học và giáo dục. Học tập, trao đổi kinh nghiệm, phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp trong việc phát triển năng lực dạy học và giáo dục.
Tiêu chí 18. Hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp ngoài trƣờng: Hợp
tác, phối hợp với giáo viên ở các cơ sở đào tạo khác, chuyên gia ở các doanh nghiệp trong dạy học và giáo dục. Học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy,
phát triển nội dung chương trình giáo dục thơng qua các hoạt động hội giảng, hội thảo, tập huấn để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
Tiêu chuẩn 5: Năng lực phát triển nghiệp vụ sƣ phạm
Tiêu chí 19. Bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm: Xác định
được nhu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm của bản thân; có phương pháp tự bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm hiệu quả; Áp dụng được những kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm để đổi mới công tác dạy học và giáo dục.
Tiêu chí 20. Đổi mới dạy học và giáo dục: Có thái độ tích cực đối với
đổi mới chương trình, phương pháp dạy học và giáo dục. Tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai phục vụ cho việc phát triển các chương trình giáo dục, đổi mới dạy học và giáo dục.