2.1 .Bối cảnh nghiêncứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp hỗn hợp kết hợp các
phương pháp định tính và định lượng
Thuật ngữ định tính và định lượng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về kinh doanh và quản lý, để phân biệt cả về kĩ thuật thu thập dữ liệu và các thủ tục phân tích dữ liệu (Saunders, Lewis & Thornhill, 2010). Một cách để phân biệt giữa hai phương pháp là sự tập trung về dữ liệu số (các con số) hay dữ liệu không phải con số (từ). Thuật ngữ định lƣợng được sử dụng phần lớn cho bất kì kĩ thuật thu thập dữ liệu nào (ví dụ các bảng câu hỏi) hay thủ tục phân tích dữ liệu (ví dụ như đồ thị hay thống kê) mà chúng ta ra hay sử dụng các dữ liệu số. Trái lại, định tính được dùng chủ yếu cho kĩ thuật thu thập dữ liệu (như phỏng vấn) hay thủ tục phân tích dữ liệu (như phân loại dữ liệu) tạo ra hay sử dụng dữ liệu khơng phải con số. Chính vì thế định tính có thể đề cập đến các dữ liệu khơng phải từ ngữ, như hình ảnh và các video clip (Saunders và cộng sự, 2003). Trong việc chọn lựa các phương pháp nghiên cứu, người ta có thể dùng kĩ thuật thu thập dữ liệu đơn, và các thủ tục phân tích tương ứng (đơn phương pháp) hay sử dụng nhiều kĩ thuật thu thập dữ liệu và các thủ tục phân tích để trả lời câu hỏi nghiên cứu của bạn (phương pháp phức hợp) (Tashakkori và Teddlie, 2003). Lựa chọn phương pháp phức hợp ngày càng được ủng hộ trong nghiên cứu về quản lý và kinh doanh, trong đó nghiên cứu đơn phương pháp có thể sử dụng kết hợp các kĩ thuật và thủ tục định lượng và định tính, cũng như sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp (Curran và Blackburn, 2001 ).
Saunders và cộng sự (2010) cho rằng, có hai lợi thế lơn khi chọn sử dụng các đa phương pháp trong cùng một dự án nghiên cứu. Đầu tiên, các phương pháp khác nhau có có thể được sử dụng với các mục đích khác trong nghiên cứu. Ví dụ, người nghiên cứu muốn sử dụng các buổi phỏng vấn trong
giai đoạn nghiên cứu khám phá, để có được cảm nhận về các vấn đề then chốt trước khi sử dụng bản câu hỏi đề thu thập các dữ liệu mơ tả hay giải thích. Điều này có thể mang lại cho người nghiên cứu sự tin cậy rằng họ đang đề cập những vấn đề quan trọng nhất. Lợi thế thứ hai của việc sử dụng phương pháp pháp hỗn hợp là nó cho phép thực nghiệm đối chiếu (triangulation). Ví dụ, các cuộc phỏng vấn nhóm bán cấu trúc có thể là các thức để đối chiếu giá trị các dữ liệu thu thập bởi phương tiện khác như bảng câu hỏi.
Tuy nhiên, phương pháp phân tích dữ liệu định tính và định lượng đều có các điểm mạnh và điểm yếu riêng (Smith, 1975 trong Saunders và cộng sự, 2010). Có một vài hạn chế liên quan tới nghiên cứu hỗn hợp trong nghiên cứu này. Một trong những hạn chế là các nhà nghiên cứu cần phải chi tiêu một số lượng đáng kể thời gian thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (Burns, 2000
trong: Saunders và cộng sự, 2010). Hay như trong nghiên cứu định tính dựa
trên một số lượng nhỏ và các trường hợp không tiêu biểu sẽ không thể được sử dụng để thực hiện khái quát về tất cả các đối tượng (Saunders cộng sự, 2003). Trong nghiên cứu định lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu kinh doanh và quản lý, nghiên cứu định lượng không được coi là một phương pháp sẽ tạo ra những tri thức uyên thâm khi nghiên cứu các vấn đề phức tạp (Remenyi và cộng sự, 2005). Những kết quả sẽ bị ảnh hưởng bởi kĩ thuật và thủ tục mà người nghiên cứu sử dụng, vấn đề ở đây là không thể xác nhận bản chất của tác động này, vì tất cả các thủ tục và kĩ thuật sẽ có những tác động khác nhau, sẽ có ý nghĩa khi sử dụng các phương pháp khác nhau để loại bỏ "tác động của phương pháp" (Saunders và cộng sự , 2003). Tuy nhiên, những lợi ích của nghiên cứu hỗn hợp lớn hơn nhiều những hạn chế của nó trong nghiên cứu này.
Tóm lại, phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp - kết hợp các phƣơng pháp định tính và định lƣợng được người nghiên cứu lựa chọn bởi vì nó
thích hợp hơn và hữu ích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Mặc dù có một số hạn chế liên quan đến nghiên cứu hỗn hợp, nhưng những lợi ích của nghiên cứu hỗn hợp có nhiều ưu điểm hơn những hạn chế.