2.1 .Bối cảnh nghiêncứu
2.3 Áp dụng lý thuyết đánh giá cổ điển và hiện đại
2.3.2. Định nghĩa, đặc trưng của lý thuyết đánh giá hiện đại
Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT) là một lý thuyết của khoa học về đo lường trong giáo dục, ra đời từ nửa sau của thế kỷ 20 và phát triển mạnh mẽ cho đến nay. CCT ra đời trước đó đã đóng góp quan trọng cho hoạt động đánh giá trong giáo dục, nhưng cũng thể hiện một số hạn chế. Các nhà tâm trắc học (psychometricians) cố gắng xây dựng một lý thuyết hiện đại sao cho khắc phục được các hạn chế đó. IRT được xây dựng dựa trên mơ hình tốn học, địi hỏi nhiều tính tốn, nhưng nhờ sự tiến bộ vượt bậc của cơng nghệ tính tốn bằng máy tính điện tử vào cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 nên nó đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu quan trọng.
Để đánh giá đối tượng nào đó CCT tiếp cận ở cấp độ một đề kiểm tra, còn IRT tiếp cận ở cấp độ từng câu hỏi, do đó lý thuyết này thường được gọi là Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi.
Theo Lâm Quang Thiệp (2011), sự khác nhau giữa lý thuyết đánh giá cổ điển và hiện đại là: Một là, CCT không thể tách biệt năng lực của người trả lời và các tham số của câu hỏi (chẳng hạn định nghĩa độ khó của câu hỏi theo tỷ lệ người trả lời đúng, mà tỷ lệ đó phụ thuộc năng lực người trả lời; cũng vậy, năng lực người trả lời được xác định theo mức độ trả lời đúng các câu hỏi, mà mức này phụ thuộc độ khó của câu hỏi). Hai là, việc xác định độ tin cậy của bảng hỏi phải dựa và các bảng hỏi tương đương, một yêu cầu rất khó thực hiện. Ba là sai số tiêu chuẩn của phép đo được quan niệm là như nhau
đối với tất cả người trả lời ở các mức năng lực khác nhau. Bốn là, CCT là lý thuyết dựa vào cấp độ đề kiểm tra chứ không phải cấp độ câu hỏi, do đó khơng cho phép tiên đốn một cá thể người trả lời có thể đáp ứng thế nào đối với một câu hỏi. Và tất cả những điều này đều được khắc phục ở IRT bằng việc sử dụng các chỉ số trong mơ hình Rasch.
Khi sử dụng IRT, người ta hay nhắc đến mơ hình Rasch, tuy nhiên trong tiến trình lịch sử hình thành IRT, khơng phải mơ hình Rasch xuất hiện trước các mơ hình khác, Một trong những ưu điểm lớn của mơ hình Rasch là tách biệt được năng lực của TS và đặc trưng của CH (độ khó) trong phép đo lường. Có lẽ cũng chính vì tính đơn giản nhưng đầy đủ của nó, mơ hình Rasch đã được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu tâm lý và giáo dục
Vì những đặc điểm trên, trong luận văn sẽ áp dụng để nghiên cứu và phân tích các tiêu chí qua các chỉ số mơ hình Rasch. Các chỉ số quan trọng này sẽ được trình bày ở những phần sau.