2.1 .Bối cảnh nghiêncứu
2.3 Áp dụng lý thuyết đánh giá cổ điển và hiện đại
2.3.1. Định nghĩa, đặc trưng của lý thuyết đánh giá cổ điển
Lý thuyết đánh giá (Trắc nghiệm) cổ điển (CCT) là một lý thuyết liên quan với nhánh khoa học đo lường trong giáo dục (Educational Measurement) và tâm trắc học (Psychometrics), phục vụ cho việc thiết kế các công cụ đo lường để xác định giá trị năng lực hoặc trình độ của đối tượng (thí sinh) được đo. Lý thuyết này bắt đầu phát triển khoảng đầu thế kỷ 20 và được hệ thống hóa vào thập niên 1970, chẳng hạn bởi Lord & Novick (1968). Đối sánh với Lý thuyết Trắc nghiệm cổ điển là Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT), được bắt đầu xây dựng từ khoảng đầu nửa sau của thế kỷ 20, dựa trên các mô hình tốn học.
Trong Lý thuyết đánh giá cổ điển gồm các chỉ số như: Độ khó p của
câu hỏi (CH) trắc nghiệm được định nghĩa bằng tỷ số phần trăm số thí sinh (TS) làm đúng CH trên tổng số TS tham gia làm CH đó; Độ phân biệt: Khả
năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt; Độ tin cậy: Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt; Độ giá trị: của ĐTN là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ ĐTN; ngồi ra cịn các chỉ số khác như tần suất, hệ số tương quan Pt Biserial, điểm trung bình Ave Measures.
Theo Phạm Xuân Thanh (2011) Một trong những ứng dụng của CCT là phân tích câu hỏi thi kiểm tra. Phân tích câu hỏi thi kiểm tra là một quá trình xem xét chúng một cách kỹ lưỡng và có phê phán. Phân tích câu hỏi thi kiểm tra nhằm làm tăng chất lượng của chúng, loại bỏ những câu hỏi quá tồi, sửa
chữa những câu hỏi có thể sửa được và giữ lại những câu hỏi đáp ứng yêu cầu.
Người nghiên cứu cho rằng có thể áp dụng CCT để phân tích và trả lời các câu hỏi nghiên cứu như: qua các chỉ số có thể đánh giá được tiêu chí nào trong bảng đánh giá chưa tốt cần phải loại bỏ, tiêu chí nào có thể giữ lại để đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên.