Hình 4 .4 Đặc điểm hình thái Lồi Thrips tabaci Linderman
Hình 4.9 Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bọ trĩ trên cây dưa lê
Cây dưa lê trong những năm gần đây đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tại huyện Thanh Oai. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV cho cây cũng ngày càng được sử dụng phổ biến. Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV trên cây dưa lê, kết quả được trình bày tại bảng 4.15 và hình 4.12.
Bảng 4.15. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê
Cơng thức thí nghiệm
Liều lượng
(lít,kg/ha) Hiệu lực của thuốc (%) sau ngày phun
1NSP 3NSP 5NSP 7NSP
Abatimec 3,6EC 0,15 54,9a 68,1a 80,6a 81,1a
Cóc chúa 150WG 0,28 50,5a 68,5a 84,3a 85,3a
SecSaigon 50EC 0,2 50,8a 63,0ab 81,5a 83,1a
Thần tốc 78DD 1,67 45,4b 49,8c 67,3b 72,4b
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác khơng có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.
Hình 4.9. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bọ trĩ trên cây dưa lê trên cây dưa lê
Với cả 4 loại thuốc khảo nghiệm tại thời điểm 1NSP hiệu lực của các loại thuốc là thấp, tăng dần và đạt cao nhất vào 7NSP. Tuy nhiên hiệu quả nhất theo kết quả đánh giá thì thuốc Cóc chúa 150WG với hoạt chất sinh học là Emamectin benzoate có hiệu lực cao nhất là 85,3% sau 7 ngày. Tiếp theo đó là các thuốc Sec Saigon, Abatimec với hiệu lực lần lượt là 83,1% và 81,1%. Thuốc thần tốc có hiệu lực thấp nhất là 72,4%.
Mặc dù vậy, khi so sánh thống kê cho thấy 3 loại thuốc là Cóc chúa 150WG, Sec Saigon 50ED và Abatimec 3,6EC là khơng có sự sai khác ở mức xác suất P<0,05.
Như vậy, với cùng 1 loại thuốc, 1 loại hoạt chất, cùng nồng độ và cách phun chúng tôi thấy rằng hiệu quả trong phòng trừ bọ trĩ với từng loại cây khác nhau là khác nhau. Nguyên nhân là do với từng loại cây thì mức độ và tần suất sử dụng thuốc BVTV là khác nhau. Trên cây dưa chuột và cây dưa lê do mang lại hệu quả kinh tế cao nên nơng dân tập trung chăm sóc, sử dụng nhiều loại thuốc có nguồn gốc hóa học nên bọ trĩ trên các cây trồng này có hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ là không cao bằng trên cây rau bí ăn ngọn- một loại cây ít khi sử dụng thuốc BVTV để phun phòng trừ sâu bệnh hại.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1. Kết quả điều tra thành phần loài bọ trĩ trên 5 cây họ bầu bí gồm dưa chuột, dưa lê, bí xanh, rau bí ăn ngọn và mướp tại Thanh Oai – Hà Nội năm 2016-2017 thu được 4 loài, gồm: Frankliniella intonsa Trybom, Frankliniella occidentalis Pergande, Thrips flavus Schrank, Thrips tabaci Linderman đều thuộc họ Thripidae. trong đó phổ biến nhất là lồi Frankliniella intonsa Trybom. Loài Frankliniella occidentalis Pergande là loài rất phổ biến được tìm thấy vào tất cả các thời điểm điều tra. Tuy nhiên, phổ biến nhất là vào tháng 2,3,4,5 và gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như: lá, hoa, ngọn. Loài Thrips tabaci Linderman cũng tìm thấy trên tất cả các bộ phận của cây tuy nhiên có tần
suất xuất hiện ít phổ biến. 2 lồi Frankliniella intonsa Trybom và Thrips flavus
Schrank chỉ tìm thấy trên hoa với tần xuất xuất hiện phổ biến.
2. Trên cây rau họ bầu bí, bọ trĩ gây hại từ thời kỳ cây con đến khi kết thúc thu hoạch, hình thành cao điểm khi cây ra cho thu hoạch và ra hoa rộ sau đó giảm dần đến khi kết thúc thu hoạch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưa chuột trồng với mật độ 1m x 0,6m có mật độ bọ trĩ trung bình của vụ là 6,6 con/lá thấp hơn khi trồng dày với mật độ 0,8m x 0,5m mật độ ttrung bình cả vụ là 10,4 con/lá.
Dưa chuột được trồng ở ruộng trũng có mật độ bọ trĩ thấp hơn dưa chuột trồng trên ruộng cao. Nếu cao điểm mật độ bọ trĩ trên ruộng cao đạt 19,5 con/lá thì mật độ bọ trĩ trên ruộng trũng chỉ là 11,7 con/lá.
Thời vụ trồng cũng ảnh hưởng đến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột. Đối với dưa chuột trồng chính vụ, mật độ bọ trĩ trung bình hại trong cả vụ là 6,02 con/lá cịn đối với dưa chuột trồng trái vụ thì mật độ bọ trĩ trung bình là 7,43con/lá.
Giống dưa chuột Nhật có mật độ bọ trĩ trung bình trong cả vụ gây hại là 4,88 con/lá còn với giống nhật lai là 6,07 con/lá. Mặc dù khơng có sự sai khác thống kê, tuy nhiên thực tế chúng tôi thấy rằng trồng giống Nhật mật độ bọ trĩ luôn thấp hơn trên giống Nhật lai.
Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn hình thành giai đoạn cao điểm từ 42NST đến 56NST với mật độ lần lượt qua các kỳ điều tra là 15,36con/lá; 12,3 con/lá và 14,73con/lá.
Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê tăng dần qua các kỳ điều tra đầu tiên và đạt cao điểm vào 56NST với mật độ 13,6con/lá sau đó mật độ bọ trĩ giảm dần đến cuối vụ.
3. Kết quả thử nghiệm thuốc BVTV trong phòng trừ bọ trĩ cho thấy cả 4 loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm đều có khả năng phịng trừ bọ trĩ tổng số trên cây trồng thuộc họ bầu bí. Trong đó, tại thời điểm 7 ngày sau phun, thuốc tiếp xúc Abatimec 3.6EC với hoạt chất sinh học Abamectin có hiệu lực cao nhất đối với việc phòng trừ bọ trĩ trên cây dưa chuột và rau bí ăn ngọn vói hiệu lực lần lượt là 93,19% và 95,51%. Đối với cây dưa lê thì thuốc Cóc chúa 150 với hoạt chất Emamectin benzoate là thuốc có hiệu lực cao nhất là 85,3%. Như vậy, trong việc sử dụng thuốc BVTV đối với phòng trừ bọ trĩ, nên dùng các thuốc có nguồn gốc sinh học là các thuốc có chứa hoạt chất như: Abamectin, Emamectin benzoate.
5.2. ĐỀ NGHỊ
Để tăng thêm hiệu quả trong cơng tác phịng trừ bọ trĩ trên cây rau họ bầu bí tại huyện Thanh Oai nói riêng và các khu vực khác nói chung, đề nghị:
- Cần đặc biệt chú ý vào thời điểm cây ra hoa, chuẩn bị cho thu quả rộ vì đây là giai đoạn bọ trĩ gây hại với mật độ cao nhất trong cả vụ.
- Nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học trong việc phịng từ bọ trĩ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Cục Bảo Vệ Thực Vật (2010). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng(QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 71/2010/TT- BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010.
2. Đặng Thị Dung (2005). Thành phần sâu hại lúa, sâu cuốn lá nhỏ và côn trùng ký
sinh chúng trong vụ mùa 2005 tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí KHKT Nơng nghiệp. 2 (2006). tr. 1-7.
3. Hà Quang Dũng (2008). Bọ trĩ hại cam, quýt ở một số địa phương miền Bắc Việt Nam và biện pháp phịng trừ, Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
4. Hà Quang Hùng (2001). Bọ trĩ Thrips palmi Karny; Thysanoptera; Thripidae hại
khoai tây và biện pháp phòng trừ vùng Hà Nội và phụ cận”, Kết quả nghiên cứu khoa học 1997-2001, Khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp I, Nhà xuât bản Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Hà Quang Hùng, Yorn Try, Hà Thanh Hương (2005). Bọ trĩ hại cây trồng và biện pháp phịng trừ, NXB Nơng nghiệp, Hà Nội.
6. Hà Thanh Hương, Đinh Văn Đức, Hoàng Kim Thoa, Hà Quang Hùng, Laurence
A. Mound (2008). Kết quả điều tra thành phần bọ trĩ hại cây xoài ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam, Báo cáo khoa học Hội nghị cơn trùng học tồn quốc lần thứ VI, 9-10 tháng 5- 2008. tr 107-111.
7. Hà Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Hằng, Hoàng Kim Thoa, Đào Đức Hạnh, Laurence A. Mound (2007). Thành phần bọ trĩ hại hoa cúc tại Tây Tựu, Hà Nội, Báo cáo Hội nghị Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Hà Thanh Hương, Phạm Hồng Thái (2008). Nhận xét về bọ trĩ hại cấy trồng tại
thôn Sưa, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình năm 2008, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ ba. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr 585-586.
9. Hồng Anh Tuấn (2002). Thành phần bọ trĩ hại bơng tại Nha Hố, Ninh Thuận vụ
10. Lê Thị Khánh (2009). Bài giảng cây rau, Dự án hợp tác Việt Nam – Hà Lan, Trường đại học nông lâm Huế.
11. Nguyễn Ðức Thắng (2012). Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch
của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Trường Ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Đại (2012). Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của bọ trĩ trên cây bí
đỏ và biện pháp phịng trừ vụ đơng 2012 và vụ xuân 2013 tại Kim Bảng, Hà Nam. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
13. Nguyễn Tuấn Lộc, Đào Xuân Ước, Nguyễn Thị Vân (2012). Một số kết quả nghiên
cứu về thành phần sâu bệnh hại và thiên địch của chúng trên cây dưa hấu vùng Diễn Châu, Nghệ An và biện pháp phịng trừ. Tạp chí BVTV. 3(2012). tr. 3-9.
14. Nguyễn Tuyền (2016). Kim ngạch xuất khẩu rau quả lần đầu "vượt mặt" dầu thô hơn 2.400 tỷ đồng. Viện nghiên cứu rau quả, Truy cập ngày 17/9/2017. Tại http://www.favri.org.vn/vi/tin-tuc/tin-tuc-cap-nhat/1139-xuat-khau-rau-qua-viet- nam-2016.htm.
15. Nguyễn Thị Minh Hằng (2007). Thành phần bọ trĩ hại hoa, đặc điểm hình thái,
sinh học của một số loài bọ trĩ chủ yếu tại Hà Nội năm 2007, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Biếu (2005). Một số kết quả nghiên cứu về thành phần sâu bệnh hại
thuốc lá ở Việt Nam. Tạp chí BVTV. 5(2005). tr. 13-18.
17. Nguyễn Văn Đĩnh (2005). Sâu hại rau chủ yếu trồng trong nhà có mái che ở Lĩnh Nam (Hoàng Mai) và Đặng Xá (Gia Lâm) Hà Nội năm 2003-2004. Tạp chí BVTV. 4(2005). tr. 5-11.
18. Nguyễn Văn Đĩnh, Ngô Thị Xuyên và Nguyễn Thị Kim Oanh (2003). Tình hình
sản xuất và thành phần sâu bệnh hại cà chua ở Lương Nỗ, Đơng Anh, Hà Nội. Tạp chí KHKT Nơng nghiệp. 1(2004). tr. 13-17.
19. Nguyễn Văn Hùng (2013). Thành phần bọ trĩ hại dưa chuột, diễn biến mật độ
của bọ trĩ Thrips palmi Karny và biện pháp phịng trừ vụ đơng 2012, vụ xuân
2013 tại Kim Bảng, Hà Nam. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Sơn, Phạm Văn Lầm và Lại Thế Hưng (2014). Thành phần loài
chân đốt ăn thực vật trên cây cà chua ở tỉnh Lâm Đồng. Tạp chí BVTV. 3(2014). tr. 37-43
21. Nguyễn Việt Hà (2008). Thành phần bọ trĩ hại hoa hồng, hoa cúc; đặc điểm hình thái, sinh học của lồi bọ trĩ chủ yếu và biện pháp phịng trừ trong vụ xuân 2008 tại Hải Phịng, Luận văn thạc sỹ nơng nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
22. Phạm Thị Hồng Điệp (2016). Thành phần bọ trĩ trên cây họ bầu bí, diễn biến số
lượng và biện pháp hóa học phịng trừ chúng trên cây dưa chuột vụ hè thu năm 2015 tại Văn Lâm, Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ, Nhà xuất bản đại học nông nghiệp,Hà Nội.
23. Phạm Thị Vượng (1998). Nghiên cứu cơ sở khoa học phòng trừ bọ trĩ, rầy xanh
hại lạc ở miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
24. Phạm Văn Lầm, Bùi Văn Dũng, Lê Thị Tuyết Nhung, Thế Trường Thành và Trương Thị Hương Lan (2011). Góp phần tìm hiều thành phần sâu hại và thiên địch trên cây na ở Lạng Sơn và Quảng Ninh. Tạp chí BVTV. (4). tr. 18-24.
25. Trần Thị Thiên An (1999). Cơn trùng hại dưa hấu tại Cà Mau, Tạp chí khoa học
nông nghiệp, 9 (9 -1999).
26. Trần Thị Tuyết Năm(2005). Thành phần sâu hại bí xanh, đặc điểm phát sinh phát triển của bọ trĩ hại bí xanh tại hợp tác xã Tằng My, Đông Anh, Hà Nội vụ xuân hè 2005, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
27. Viện bảo vệ thực vật (1997). Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật-Phương
pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. Tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Vũ Ngọc Anh (2012). Nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật
học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Nhà xuất bản đại học nông nghiệp, Hà Nội.
29. Vũ Ngọc Anh, Hà Thanh Hương (2012). Thành phần loài bọ trĩ hại rau gia vị tại
Hà Nội và đặc điểm hình thái, sinh vật học của loài Frankliniella intonsa (Trybom), Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
30. Yorn Try (2003). Nghiên cứu bọ trĩ Thrips palmi Karny hại đậu rau và thiên địch của chúng tại Gia Lâm, Hà Nội, vụ xuân – hè , Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
31. Yorn Try (2008). Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ trĩ Thrips palmi Karny hại dưa chuột và biện pháp phòng chống chúng ở vùng Hà Nội và phụ cận, Luận án Tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tiếng Anh:
32. Ananthakrishnan T.N. (1984). Bioecology of Thrips, India Publ. house, Indian. 33. Bernardor E.N. (1991). Thrips on Vegetable crops in the Philippines, In :
Talekar, N.S(ed) Thrips in Southest Asia: Proceedings of a Regional Consultasion Worshop. Asian Vegetable Research and Development Center. Publication No 96-333. pp. 5-12.
34. Boulanger, L.W. (1996). Control of melon thrips in Maine, Journal of Economic
Entomology 55.
35. Bounrier J.P. (1987). Thysanoptera, Insect pest of cotton Vol.2, CAB
International, pp.381-391.
36. Burris, E., D.J., Boquet, B.R., Williams, and R.L., Rogers, . (1989). Melon Thrips on cucumber : related prolems and control, Louisana Agricultural Experiment Station Bulletin
37. CABI (2006). Crop protection Compendium, CD-ROM.
38. Carpenter, A., and K.V. Epenhuijsen, (1993). A system approach to quarantine
entomology: using aparagus infestation as a model, In: Proceeding of the 46th New Zealand plant protection Conference, New Zealand plant protection Society, Rotorua.
39. Cermeli, M.; A. Montagne; F. Godoy, (1993). Preliminary results on the chemical control of thrips palmi Karny (Thysanoptera: Thripidae) on beans Phaseolus vulgaris. L. Boletin de entomology venezolana.Vol.8. (1). pp.63-73 40. Cooper B., 1991, Status of Thrips palmi (Karny) in Trinidad, FAO Plant
Protection Bulletin, Vol.39, (1), pp.45-46.
41. Chakravarthy A.K., K.N.R., Prasanna, K.L. Vijay, (2007). Bio-efficacy of GB (Garlic Barrier) on insect pests of gherkins (Cucumis sativus L: Family: Cucurbitaceae), Pestology 32(9).
42. Chang N.T (1987), “The damage and control of thrips (insecta: Thysanoptera on
root crops, pulse and the grain crops”, Chinenes journal of entomology, special publication, No.1, pp.55-72.
43. Chen W.S. and F.I. Chang (1987). The infestation of thrips on vegetables and their control, Proceeding of a Symposium on the Biology of Thrips.
44. Chiu H. T. (1987), The ecology and rearing methods of thrips. Proceeding of A
Symposim on the Biology of Thrips, pp. 9-26.
45. Ghnerkar A.M., D.V.R. Reddy, N.Tiruka, P.W.Amin and R.W. Gibbons (1978).
“Bud necrosis of groundnut caused by tomoto spotted wilt virus”, Ann.Appl. Biol., Vol.93, pp.173-179.
46. Gilbert M. J. (1990), Relative population levels of citrus thrips Scirtothrips aurantii on commercial and adjacent bush. South African Journal of Zoology 25, pp.72-76. 47. Hazara A. H., Shakeel, M, Khan, J., Iqbal, M. and Khan, S. (1999). “Effects of
non – chemical methods and botanical in secticides on onion thrips, Thrips tabaci Lind. (Thysanoptera: Thripidae) in onion crop in Balochistan (Pakistan)”.
48. Helyer N.L. and P.J. Brobyn (1992). “Chemical control of western
flower thrips (Frankliniella occidentalis Pergande)”, Annals of
applied Biology. Vol. Issuse.
49. Inoue T and Tamito Sakurai, Tamotsu Murai, and Takanori Maeda (2001). Accumulation and transmission of TSWV at larval and adult stages in six thrips species: distinct patterns between Frankliniella and Thrips, Thrips and Tospoviruses, Proceedings of the 7th International Symposium on Thysanoptera (2-