Bảng 4.13. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột tại Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân 2016-2017
Công thức thí nghiệm Liều lượng (kg,lít/ha)
Hiệu lực của thuốc (%) sau ngày phun
1NSP 3NSP 5NSP 7NSP
SecSaigon 50EC 0,2 53,65b 65,31b 74,83b 81,71b
Abatimec 3,6EC 0,15 74,26a 83,75a 89,09a 93,19a
Cóc chúa 150WG 0,28 52,96b 64,01b 74,53b 82,42b
Thần tốc 78DD 1,67 52,47b 62,71b 69,18b 76,32c
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.
Hình 4.7. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trị hại dưa chuột
Qua bảng 3.9, hình 3.3 và so sánh thống kê ở mức xác suất P<0.05 cho thấy, tại thời điểm 7 ngày sau phun, thuốc tiếp xúc Abatimec 3.6EC có hiệu lực cao nhất là 93,19%; tiếp theo là thuốc hoạt chất Cóc chúa đạt hiệu lực 82,42% và thuốc SecSaigon có hiệu lực 81,71% không có sự sai khác theo thống kê và thuốc Thần tốc có hiệu lực thấp nhất 76,32%.
Abatimec 3.6EC là thuốc có hoạt chất sinh học, tuy nhiên hiệu quả trong phòng trừ bọ trĩ trên dưa chuột lại đạt hiệu quả cao nhất, cao hơn cả thuốc Secsaigon là thuốc có hoạt chất hóa học. Điều này chứng tỏ bọ trĩ trên dưa chuột đã quen với việc sử dụng thuốc có hoạt chất hóa học nên sinh ra hiện tượng nhờn thuốc.
Cây dưa chuột là cây rau ăn trái, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch ngắn, mặt khác thời gian cho thu quả liên tục, nên đến cao điểm bọ trĩ gây hại cần sử dụng các loại thuốc phù hợp. Trong thời kỳ thu hoạch quả rộ, nên ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm hạn chế tới mức thấp nhất tác dụng xấu của thuốc BVTV đến con người, cây trồng, sinh vật có ích và môi trường sống. Đặc biệt nên sử dụng thuốc khi bọ trĩ còn non để tăng hiệu lực của thuốc.