Diễn biến mật độ bọ trĩ trên cây rau bí ăn ngọn tại huyện thanh oai, hà nội vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ hại rau họ bầu bí; diễn biến mật độ bọ trĩ và biện pháp hóa học phòng trừ năm 2016 2017 tại thanh oai, hà nội (Trang 58)

HUYỆN THANH OAI, HÀ NỘI VỤ XUÂN 2017

Bên cạnh việc điều tra thành phần và bố trí các thí nghiệm ảnh hưởng của các yếu tố đến mật độ bọ trĩ trên cây dưa chuột chúng tôi cũng kết hợp điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn. Kết quả được trình bày tại bảng 4.11.

Qua bảng 4.10 và hình 4.1 chúng tôi thấy Bọ trĩ xuất hiện từ ngày điều tra đầu tiên sau trồng 7 ngày, mật độ tăng dần và đạt cao nhất vào ngày 07/02/2017 (42NST) thời điểm cây rau bí bắt đầu cho thu ngọn rộ là 15,36 con/lá. Mật độ bọ trĩ đạt cao điểm bắt đầu từ ngày 07/02 đến ngày 21/02 với mật độ lần lượt là 15,36; 12,3 và 14,73 con/lá. Đây cũng đang là thời điểm thu hoạch ngọn rộ của cây rau bí ăn ngọn.

Mật độ bọ trĩ tại các cây ký chủ khác nhau là khác nhau. Nếu như cao điểm mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột đạt 13,9con/lá thì cao điểm trên cây rau bí ăn ngọn đạt 16,1 con/lá. Tại tất cả các kỳ điều tra thì mật độ bọ trĩ trên cây rau bí luôn cao hơn mật độ bọ trĩ trên cây dưa chuột. Nguyên nhân chính là

do cây dưa chuột được quan tâm chăm sóc hơn, thường xuyên sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nên mật độ bọ trí đỉnh điểm không cao bằng trên cây rau bí ăn ngọn.

Bảng 4.11. Diễn biến số mật độ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn tại xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân 2017

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ trung bình

(Con/lá) 3/01/17 2- 4 lá thật 0,15 10/01/17 Cây con 1,83 17/01/17 Phát triển thân lá 2,79 24/01/17 Ra hoa 5,61 31/01/17 Ra hoa 9,6 7/02/17 Ra hoa 15,4

14/02/17 Ra hoa tạo quả 12,3

21/02/17 Ra hoa tạo quả 14,7

28/02/17 Ra hoa tạo quả 9,31

7/3/17 Tạo quả 6,03

14/3/17 Tạo quả 9,04

21/3/17 Thu hoạch quả 6,17

Hình 4.5. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn tại xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội

4.6. DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ BỌ TRĨ TRÊN CÂY DƯA LÊ TẠI XÃ CAO VIÊN, HUYỆN THANH OAI, HÀ NỘI NĂM 2017

Bên cạnh việc điều tra thành phần và bố trí các thí nghiệm ảnh hưởng của các yếu tố đến mật độ bọ trĩ trên cây dưa chuột và điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên rau bí ăn ngọn chúng tôi cũng kết hợp điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê. Kết quả được trình bày tại bảng 4.12.

Bảng 4.12. Diễn biến mật độ bọ trĩ trên cây dưa lê tại xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội vụ xuân 2017

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Trung bình (Con/lá)

16/04/2017 2- 4 lá thật 0,9

23/04/2017 Cây con 1,8

30/04/2017 Phát triển thân lá 5,1

07/05/2017 Ra hoa 8,3

14/05/2017 Ra hoa 9,7

21/05/2017 Ra hoa tạo quả 10,5

28/05/2017 Ra hoa tạo quả 12,8

04/06/2017 Ra hoa tạo quả 13,6

11/06/2017 Ra hoa tạo quả 12,1

18/06/2017 Tạo quả 11,5

25/06/2017 Tạo quả 9,7

02/07/2017 Tạo quả 0,9

Hình 4.6. Diễn biến mật độ bọ trĩ trên cây dưa lê tại Thanh Oai, Hà Nội vụ xuân năm 2017

Nhận xét: Bọ trĩ xuất hiện trên cây dưa lê ngay từ lần điều tra đầu tiên là ngày 16/04/2017 với mật độ thấp là 0,9con/lá và tăng dần trong những lần điều tra tiếp theo. Vào đầu vụ, thời tiết vẫn còn se lạnh do ảnh hưởng của mùa đông đến muộn kết hợp với mưa phùn vẫn còn rải rác xuất hiện nên mật độ bọ trĩ không cao. Sang tháng 5 mật độ bọ trĩ bắt đầu tăng nhanh do sự tăng nhanh về nhiệt độ môi trường ấm áp tạo điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ tăng nhanh về số lượng. Mật độ bọ trĩ đạt cao nhất vào ngày 04/6/2017 thời điểm cây đang ra hoa và thu quả rộ với mật độ 13,6 con/lá. Sau đó mật độ bọ trĩ giảm dần đến cuối vụ.

4.7. THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỌ TRĨ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRÊN RAU

Trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), ngoài các biện pháp như sử dụng giống kháng sâu bệnh, thực hiện biện pháp canh tác, sinh học thì biện pháp hóa học là một trong những biện pháp quan trọng và không thể thiếu, đặc biệt là khi sâu hại bùng phát về mặt số lượng. Bọ trĩ với lợi thế kích thước cơ thể nhỏ bé, sức sinh sản cao, vòng đời ngắn, có phổ ký chủ và kiểu sống đa dạng khiến cho bọ trĩ nói chung có khả năng bùng phát số lượng trong thời gian ngắn. Do vậy, trong công tác phòng chống bọ trĩ, người ta vẫn dựa chủ yếu vào biện pháp hóa học. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm và đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng khá phổ biến trên thị trường địa bàn huyện Thanh Oai để phòng chống bọ trĩ trên rau bí ăn ngọn và dưa chuột. Kết quả thử nghiệm hiệu lực của thuốc đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột được trình bày tại bảng 4.13 và hình 4.10.

- NSP: Ngày sau phun

4.7.1. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột Bảng 4.13. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số Bảng 4.13. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột tại Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân 2016-2017

Công thức thí nghiệm Liều lượng (kg,lít/ha)

Hiệu lực của thuốc (%) sau ngày phun

1NSP 3NSP 5NSP 7NSP

SecSaigon 50EC 0,2 53,65b 65,31b 74,83b 81,71b

Abatimec 3,6EC 0,15 74,26a 83,75a 89,09a 93,19a

Cóc chúa 150WG 0,28 52,96b 64,01b 74,53b 82,42b

Thần tốc 78DD 1,67 52,47b 62,71b 69,18b 76,32c

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.

Hình 4.7. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trị hại dưa chuột

Qua bảng 3.9, hình 3.3 và so sánh thống kê ở mức xác suất P<0.05 cho thấy, tại thời điểm 7 ngày sau phun, thuốc tiếp xúc Abatimec 3.6EC có hiệu lực cao nhất là 93,19%; tiếp theo là thuốc hoạt chất Cóc chúa đạt hiệu lực 82,42% và thuốc SecSaigon có hiệu lực 81,71% không có sự sai khác theo thống kê và thuốc Thần tốc có hiệu lực thấp nhất 76,32%.

Abatimec 3.6EC là thuốc có hoạt chất sinh học, tuy nhiên hiệu quả trong phòng trừ bọ trĩ trên dưa chuột lại đạt hiệu quả cao nhất, cao hơn cả thuốc Secsaigon là thuốc có hoạt chất hóa học. Điều này chứng tỏ bọ trĩ trên dưa chuột đã quen với việc sử dụng thuốc có hoạt chất hóa học nên sinh ra hiện tượng nhờn thuốc.

Cây dưa chuột là cây rau ăn trái, thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch ngắn, mặt khác thời gian cho thu quả liên tục, nên đến cao điểm bọ trĩ gây hại cần sử dụng các loại thuốc phù hợp. Trong thời kỳ thu hoạch quả rộ, nên ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học để đảm hạn chế tới mức thấp nhất tác dụng xấu của thuốc BVTV đến con người, cây trồng, sinh vật có ích và môi trường sống. Đặc biệt nên sử dụng thuốc khi bọ trĩ còn non để tăng hiệu lực của thuốc.

4.7.2. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn

Bên cạnh việc khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học trên dưa chuột chúng tôi cũng tiến hành khảo nghiệm trên cây rau bí ăn ngọn và dưa lê. Kết quả được trình bày tại bảng 4.13 và 4.14.

Bảng 4.14 Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn tại xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội

vụ đông xuân năm 2016-2017

Công thức thí nghiệm

Liều lượng (kg,lít/ha)

Hiệu lực của thuốc (%) sau ngày phun

1NSP 3NSP 5NSP 7NSP

Abatimec 3,6EC 0,15 70,35a 81,78a 90,12a 95,51a

Cóc chúa 150WG 0,28 55,79b 71,25b 76,58b 84,17b

SecSaigon 50EC 0,2 68,76a 79,87a 89,17a 93,24a

Thần tốc 78DD 1,67 53,47b 65,45c 70,14c 78,68b

- NSP: Ngày sau phun

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.

Hình 4.8. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ hại rau bí ăn ngọn

Qua bảng 4.14, hình 4.12 chúng tôi thấy rằng cũng như trên dưa chuột, cả 4 loại thuốc đều có khả năng phòng trừ đối với bọ trĩ hại trên cây rau bí ăn ngọn. Trong đó, tại thời điểm 7 ngày sau phun, thuốc tiếp xúc Abatimec 3.6EC có hiệu lực cao nhất là 95,51%; tiếp theo là thuốc SecSaigon có hiệu lực 93,24%; thuốc Cóc chúa đạt hiệu lực 84,17% và thuốc Thần tốc có hiệu lực 78,68%. Tuy nhiên khi so sánh thống kê ở mức xác suất P>0.05 thì thuốc Abatimec 3.6EC và thuốc SecSaigon không có sự sai khác. Thuốc Cóc chúa và thuốc Thần tốc không có sự sai khác.

Có thể nhận thấy rằng hiệu lực trừ bọ trĩ của thuốc BVTV trên cây rau bí ăn ngọn cao hơn trên cây dưa chuột là do 2 cây trên được trồng trên 2 xã khác nhau. Cây dưa chuột trồng ở xã Xuân Dương, cây rau bí ăn ngọn trồng tại xã Bình Minh. Cây dưa chuột thường xuyên được nông dân phun thuốc trừ sâu, bệnh trong đó có bọ trĩ để đảm bảo năng suất và chất lượng, mẫu mã sản phẩm đẹp nên bọ trĩ đã có hiện tượng nhờn thuốc. Còn rau bí ăn ngọn thì nông dân hầu như không sử dụng thuốc BVTV nên bọ trĩ nhanh chóng bị thuốc BVTV tiêu diệt.

4.7.3. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê

Cây dưa lê trong những năm gần đây đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tại huyện Thanh Oai. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV cho cây cũng ngày càng được sử dụng phổ biến. Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV trên cây dưa lê, kết quả được trình bày tại bảng 4.15 và hình 4.12.

Bảng 4.15. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê

Công thức thí nghiệm

Liều lượng

(lít,kg/ha) Hiệu lực của thuốc (%) sau ngày phun

1NSP 3NSP 5NSP 7NSP

Abatimec 3,6EC 0,15 54,9a 68,1a 80,6a 81,1a

Cóc chúa 150WG 0,28 50,5a 68,5a 84,3a 85,3a

SecSaigon 50EC 0,2 50,8a 63,0ab 81,5a 83,1a

Thần tốc 78DD 1,67 45,4b 49,8c 67,3b 72,4b

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.

Hình 4.9. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bọ trĩ trên cây dưa lê

Với cả 4 loại thuốc khảo nghiệm tại thời điểm 1NSP hiệu lực của các loại thuốc là thấp, tăng dần và đạt cao nhất vào 7NSP. Tuy nhiên hiệu quả nhất theo kết quả đánh giá thì thuốc Cóc chúa 150WG với hoạt chất sinh học là Emamectin benzoate có hiệu lực cao nhất là 85,3% sau 7 ngày. Tiếp theo đó là các thuốc Sec Saigon, Abatimec với hiệu lực lần lượt là 83,1% và 81,1%. Thuốc thần tốc có hiệu lực thấp nhất là 72,4%.

Mặc dù vậy, khi so sánh thống kê cho thấy 3 loại thuốc là Cóc chúa 150WG, Sec Saigon 50ED và Abatimec 3,6EC là không có sự sai khác ở mức xác suất P<0,05.

Như vậy, với cùng 1 loại thuốc, 1 loại hoạt chất, cùng nồng độ và cách phun chúng tôi thấy rằng hiệu quả trong phòng trừ bọ trĩ với từng loại cây khác nhau là khác nhau. Nguyên nhân là do với từng loại cây thì mức độ và tần suất sử dụng thuốc BVTV là khác nhau. Trên cây dưa chuột và cây dưa lê do mang lại hệu quả kinh tế cao nên nông dân tập trung chăm sóc, sử dụng nhiều loại thuốc có nguồn gốc hóa học nên bọ trĩ trên các cây trồng này có hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ là không cao bằng trên cây rau bí ăn ngọn- một loại cây ít khi sử dụng thuốc BVTV để phun phòng trừ sâu bệnh hại.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Kết quả điều tra thành phần loài bọ trĩ trên 5 cây họ bầu bí gồm dưa chuột, dưa lê, bí xanh, rau bí ăn ngọn và mướp tại Thanh Oai – Hà Nội năm 2016-2017 thu được 4 loài, gồm: Frankliniella intonsa Trybom, Frankliniella occidentalis Pergande, Thrips flavus Schrank, Thrips tabaci Linderman đều thuộc họ Thripidae. trong đó phổ biến nhất là loài Frankliniella intonsa Trybom. Loài Frankliniella occidentalis Pergande là loài rất phổ biến được tìm thấy vào tất cả các thời điểm điều tra. Tuy nhiên, phổ biến nhất là vào tháng 2,3,4,5 và gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như: lá, hoa, ngọn. Loài Thrips tabaci Linderman cũng tìm thấy trên tất cả các bộ phận của cây tuy nhiên có tần suất xuất hiện ít phổ biến. 2 loài Frankliniella intonsa Trybom và Thrips flavus Schrank chỉ tìm thấy trên hoa với tần xuất xuất hiện phổ biến.

2. Trên cây rau họ bầu bí, bọ trĩ gây hại từ thời kỳ cây con đến khi kết thúc thu hoạch, hình thành cao điểm khi cây ra cho thu hoạch và ra hoa rộ sau đó giảm dần đến khi kết thúc thu hoạch.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, dưa chuột trồng với mật độ 1m x 0,6m có mật độ bọ trĩ trung bình của vụ là 6,6 con/lá thấp hơn khi trồng dày với mật độ 0,8m x 0,5m mật độ ttrung bình cả vụ là 10,4 con/lá.

Dưa chuột được trồng ở ruộng trũng có mật độ bọ trĩ thấp hơn dưa chuột trồng trên ruộng cao. Nếu cao điểm mật độ bọ trĩ trên ruộng cao đạt 19,5 con/lá thì mật độ bọ trĩ trên ruộng trũng chỉ là 11,7 con/lá.

Thời vụ trồng cũng ảnh hưởng đến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột. Đối với dưa chuột trồng chính vụ, mật độ bọ trĩ trung bình hại trong cả vụ là 6,02 con/lá còn đối với dưa chuột trồng trái vụ thì mật độ bọ trĩ trung bình là 7,43con/lá.

Giống dưa chuột Nhật có mật độ bọ trĩ trung bình trong cả vụ gây hại là 4,88 con/lá còn với giống nhật lai là 6,07 con/lá. Mặc dù không có sự sai khác thống kê, tuy nhiên thực tế chúng tôi thấy rằng trồng giống Nhật mật độ bọ trĩ luôn thấp hơn trên giống Nhật lai.

Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây rau bí ăn ngọn hình thành giai đoạn cao điểm từ 42NST đến 56NST với mật độ lần lượt qua các kỳ điều tra là 15,36con/lá; 12,3 con/lá và 14,73con/lá.

Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê tăng dần qua các kỳ điều tra đầu tiên và đạt cao điểm vào 56NST với mật độ 13,6con/lá sau đó mật độ bọ trĩ giảm dần đến cuối vụ.

3. Kết quả thử nghiệm thuốc BVTV trong phòng trừ bọ trĩ cho thấy cả 4 loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm đều có khả năng phòng trừ bọ trĩ tổng số trên cây trồng thuộc họ bầu bí. Trong đó, tại thời điểm 7 ngày sau phun, thuốc tiếp xúc Abatimec 3.6EC với hoạt chất sinh học Abamectin có hiệu lực cao nhất đối với việc phòng trừ bọ trĩ trên cây dưa chuột và rau bí ăn ngọn vói hiệu lực lần lượt là 93,19% và 95,51%. Đối với cây dưa lê thì thuốc Cóc chúa 150 với hoạt chất Emamectin benzoate là thuốc có hiệu lực cao nhất là 85,3%. Như vậy, trong việc sử dụng thuốc BVTV đối với phòng trừ bọ trĩ, nên dùng các thuốc có nguồn gốc sinh học là các thuốc có chứa hoạt chất như: Abamectin, Emamectin benzoate.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Để tăng thêm hiệu quả trong công tác phòng trừ bọ trĩ trên cây rau họ bầu bí tại huyện Thanh Oai nói riêng và các khu vực khác nói chung, đề nghị:

- Cần đặc biệt chú ý vào thời điểm cây ra hoa, chuẩn bị cho thu quả rộ vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ hại rau họ bầu bí; diễn biến mật độ bọ trĩ và biện pháp hóa học phòng trừ năm 2016 2017 tại thanh oai, hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)