chuột tại Thanh Oai, Hà Nội năm 2017
Mật độ bọ trĩ trên dưa chuột cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của chế độ tưới. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ tưới đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột. Ruộng dưa chuột được bố trí với 2CT khác nhau: CT1: tưới rãnh; CT2: tưới gốc.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ tưới đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên dưa chuột tại Thanh Oai, Hà Nội năm 2017
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ bọ trĩ (con/lá)
CT1 CT2
06/03/2017 Cây con 0,6 0,8
13/03/2017 Leo giàn 1,8 2,1
20/03/2017 Leo giàn 3,2 5,6
27/03/2017 Ra hoa – quả non 7,7 11,3
03/04/2017 Thu quả 12,5 17,8 10/04/2017 Thu quả 12,7 17,3 17/04/2017 Thu quả 10,2 15,5 24/04/2017 Thu quả rộ 7,8 12,7 01/05/2017 Thu quả 5,3 10,6 08/05/2017 Thu quả 5,4 8,3 Trung bình 6,72a 10,2b
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.
Qua bảng 4.7 và ta thấy: ở 2 công thức điều tra, bọ trĩ xuất hiện ngay từ giai đoạn cây con mới trồng, mật độ bọ trĩ tăng dần qua các kỳ điều tra và đạt cao điểm ở CT 1 vào ngày 10/4/2017 với mật độ là 12,7 con/lá. Ơ CT2 mật đọ bọ trĩ đạt cao điểm sớm hơn là vào ngày 03/4/2017 với mật độ 17,8 con/lá và ở CT2 hình thành một thời kỳ mật độ cao và giao động từ 17,8 con/lá đến 17,3 con/ lá vào 2 kỳ điều tra liên tiếp là 03/4/2017 và 10/4/2017 khi cây đang ở thời kỳ thu quả. Trung bình cả vụ mật độ bọ trĩ trung bình ở CT1 à CT2 lần lượt là 6,72 con/lá và 10,2 con/lá. So sánh thống kê cho thấy giữa 2 công thức có sự sai khác rõ rệt.
Như vậy chế độ tưới ảnh hưởng lớn đến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột. Tưới rãnh mật độ bọ trĩ luôn thấp hơn tưới gốc. Do bọ trĩ có đặc tính hóa nhộng trong đất, trên bề mặt đất, tưới nước ngập rãnh khiến bọ trĩ không thể hóa
nhộng được, phải hóa nhộng trên, dưới bề mặt lá và dễ dàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường, điều kiện khí hậu như: mưa, nắng, côn trùng bắt mồi, …từ đó làm giảm mật độ bọ trĩ trên ruộng.