Hiệu lực của thuốc bvtv đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ hại rau họ bầu bí; diễn biến mật độ bọ trĩ và biện pháp hóa học phòng trừ năm 2016 2017 tại thanh oai, hà nội (Trang 64 - 66)

Cây dưa lê trong những năm gần đây đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tại huyện Thanh Oai. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV cho cây cũng ngày càng được sử dụng phổ biến. Chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc BVTV trên cây dưa lê, kết quả được trình bày tại bảng 4.15 và hình 4.12.

Bảng 4.15. Hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ tổng số trên cây dưa lê

Công thức thí nghiệm

Liều lượng

(lít,kg/ha) Hiệu lực của thuốc (%) sau ngày phun

1NSP 3NSP 5NSP 7NSP

Abatimec 3,6EC 0,15 54,9a 68,1a 80,6a 81,1a

Cóc chúa 150WG 0,28 50,5a 68,5a 84,3a 85,3a

SecSaigon 50EC 0,2 50,8a 63,0ab 81,5a 83,1a

Thần tốc 78DD 1,67 45,4b 49,8c 67,3b 72,4b

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.

Hình 4.9. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bọ trĩ trên cây dưa lê

Với cả 4 loại thuốc khảo nghiệm tại thời điểm 1NSP hiệu lực của các loại thuốc là thấp, tăng dần và đạt cao nhất vào 7NSP. Tuy nhiên hiệu quả nhất theo kết quả đánh giá thì thuốc Cóc chúa 150WG với hoạt chất sinh học là Emamectin benzoate có hiệu lực cao nhất là 85,3% sau 7 ngày. Tiếp theo đó là các thuốc Sec Saigon, Abatimec với hiệu lực lần lượt là 83,1% và 81,1%. Thuốc thần tốc có hiệu lực thấp nhất là 72,4%.

Mặc dù vậy, khi so sánh thống kê cho thấy 3 loại thuốc là Cóc chúa 150WG, Sec Saigon 50ED và Abatimec 3,6EC là không có sự sai khác ở mức xác suất P<0,05.

Như vậy, với cùng 1 loại thuốc, 1 loại hoạt chất, cùng nồng độ và cách phun chúng tôi thấy rằng hiệu quả trong phòng trừ bọ trĩ với từng loại cây khác nhau là khác nhau. Nguyên nhân là do với từng loại cây thì mức độ và tần suất sử dụng thuốc BVTV là khác nhau. Trên cây dưa chuột và cây dưa lê do mang lại hệu quả kinh tế cao nên nông dân tập trung chăm sóc, sử dụng nhiều loại thuốc có nguồn gốc hóa học nên bọ trĩ trên các cây trồng này có hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, hiệu lực của thuốc BVTV đối với bọ trĩ là không cao bằng trên cây rau bí ăn ngọn- một loại cây ít khi sử dụng thuốc BVTV để phun phòng trừ sâu bệnh hại.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ hại rau họ bầu bí; diễn biến mật độ bọ trĩ và biện pháp hóa học phòng trừ năm 2016 2017 tại thanh oai, hà nội (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)