Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ hại rau họ bầu bí; diễn biến mật độ bọ trĩ và biện pháp hóa học phòng trừ năm 2016 2017 tại thanh oai, hà nội (Trang 51 - 53)

năm 2016-2017 tại xã Xuân Dương huyện Thanh Oai, Hà Nội

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Số lượng bọ trĩ tổng số trung bình (con/lá)

9/11/16 Cây con 0,07

16/11/16 Leo giàn 1,29

23/11/16 Leo giàn 3,73

30/11/16 Ra hoa – quả non 8,86

7/12/16 Thu quả 13,88 14/12/16 Thu quả 11,26 21/12/16 Thu quả 8,96 28/12/16 Thu quả rộ 7,28 4/1/17 Thu quả 6,93 11/1/17 Thu quả 4,13

Kết quả bảng 4.5 ta thấy, bọ trĩ xuất hiện trên cây dưa chuột ngay từ lần điều tra đầu tiên và xuyên suốt quá trình điều tra cho đến khi kết thúc thu hoạch. Bọ trĩ tăng nhanh về số lượng qua các ngày điều tra đầu tiên 16/11, 23/11, 30/11 và đạt đỉnh điểm vào ngày điều tra 7/12 (35NST) là giai đoạn cây bắt đầu cho thu quả với mật độ là 13.88 con/lá. Sau đó mật độ bọ trĩ giảm dần đến khi kết thúc thu hoạch là ngày 11/1/2017 cũng là thời kỳ cây trở nên già cỗi, sự sinh trưởng thân lá quả giảm đi nhánh chóng kéo theo nguồn thức ăn suy giảm nên mật độ bọ trĩ cũng giảm.

4.4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột dưa chuột

Mật độ bọ trĩ trên đồng ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cây ký chủ, giống, điều kiện đất đai, sinh thái. Thực tế đồng ruộng cho thấy, trên cùng một giống, mật độ trồng khác nhau thì mật độ bọ trĩ cũng khác nhau, thậm chí cùng một giống nhưng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì mật độ cũng khác nhau. Để tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ trồng đến mật độ bọ trĩ tổng số, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 3 công thức là:CT1: mật độ 0.8m x 0.5m (ruộng của dân trồng); CT2: mật độ 1m x 0.6m; CT3: mật độ 1.2m x 0.8m.

Bảng 4.6. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên cây dưa chuột theo các mật độ trồng khác nhau tại Thanh Oai, Hà Nội năm 2017

Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ bọ trĩ trung bình (con/lá)

CT1 CT2 CT3

15/03/2017 Cây con 0,8 0,3 0,4

22/03/2017 Leo giàn 3,1 1,5 1,7

29/03/2017 Leo giàn 5,9 3,4 3,5

05/04/2017 Ra hoa – quả non 12,5 6,8 6,4

12/04/2017 Thu quả 17,3 11,7 10,2 19/04/2017 Thu quả 18,9 13,5 12,1 26/04/2017 Thu quả 15,6 10,6 9,6 03/05/2017 Thu quả rộ 12,7 8,3 8,2 10/05/2017 Thu quả 10,3 5,6 6,3 17/05/2017 Thu quả 7,1 4,9 5,2 Trung bình 10,4b 6,6a 6,4a

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, ở cả 3 công thức, bọ trĩ xuất hiện và gây hại ngay từ thời kỳ cây con đến khi kết thúc thu hoạch. Mật độ bọ trĩ tổng số đều tăng nhanh qua các kỳ điều tra và cùng đạt cao điểm và ngày 19/4/2017 (42NST) với mật độ lần lượt ở CT1, CT2, CT3 là 18,9 con/lá; 13,5con/lá và 12,1 con/lá. Giai đoạn này do cây đang phát triển thân lá mạnh, có nguồn thức ăn phong phú và dồi dào nên số lượng bọ trĩ tăng nhanh. Sau đó, càng về cuối vụ nhiệt độ tăng lên, có nắng nóng nên mật độ bọ trĩ giảm dần cũng là lúc cây bước vào thời kỳ cho quả rộ và già cỗi, sự sinh trưởng của thân lá, quả giảm đi nhanh chóng, cây trở nên già cỗi, kéo theo đó là nguồn thức ăn suy giảm nên mật độ bọ trĩ tổng số giảm dần cho đến khi kết thúc thu hoạch.

Ở CT1 trồng với mật độ dầy nhất mật độ bọ trĩ qua cá kỳ điều tra luôn luôn cao hơn ở 2 công thức còn lại. So sánh thống kê cho thấy giữa CT 2 và CT3 cho thấy không có sự sai khác. Giữa CT1 với CT2 và CT3 có sự sai khác rõ ràng về mặt thống kê.

Như vậy, sự gây hại của bọ trĩ trên các mật độ trồng khác nhau là khác nhau. Bên cạnh đó mật độ bọ trĩ trên cây dưa chuột phụ thuộc khá lớn vào điều kiện thời tiết, nguồn ký chủ trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần bọ trĩ hại rau họ bầu bí; diễn biến mật độ bọ trĩ và biện pháp hóa học phòng trừ năm 2016 2017 tại thanh oai, hà nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)