Nội năm 2016-2017
Trong quá trình điều tra, bên cạnh việc điều tra thành phần loài bọ trĩ trên cây dưa chuột và dưa lê chúng tôi cũng tiến hành điều tra thành phần bọ trĩ trên cây rau bí ăn ngọn (bí ngô). Sau thời gian điều tra, thu thập, phân tích và giám định mẫu bọ trĩ trên cây rau bí ăn ngọn trồng vụ đông xuân năm 2016-2017 tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội, kết quả chúng tôi thu được được thể hiện ở bảng 4.4
Bảng 4.4 Thành phần bọ trĩ trên cây rau bí ăn ngọn tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai năm 2016-2017.
STT Tên khoa học Mức độ phổ biến Bộ phận xuất hiện bọ trĩ T12 T1 T2 T3 T4 1 Frankliniella intonsa Trybom - - ++ +++ +++ Hoa 2 Frankliniella occidentalis Pergande + ++ ++ +++ +++ Lá, Hoa, ngọn 3 Thripstabaci Linderman - - + + + Hoa
Ghi chú: -: Rất ít xuất hiện (<5%) +: Ít phổ biến (với tần suất xuất hiện < 25%); ++: Phổ biến (với tần suất xuất hiện 26 – 50%); +++: Rất phổ biến (với tần suất xuất hiện > 50%).
Từ bảng 4.4 xác định được thành phần 3 loài bọ trĩ trên cây rau bí ăn ngọn tại huyện Thanh Oai gồm: Frankliniella intonsa Trybom, Frankliniella occidentalis Pergande và Thripstabaci Linderman. Cả 3 loài đều thuộc họ Thripidae.
Trong đó, 2 loài Frankliniella intonsa Trybom và Thrips tabaci
Linderman chỉ thấy xuất hiện trên hoa. Loài Frankliniella intonsa Trybom xuất hiện rất phổ biến từ tháng 2 trở đi khi cây rau bí bắt đầu ra hoa với tần suất xuất hiện >50% vào tháng 1 do cây rau bí vẫn chưa có hoa nên không
thấy sự xuất hiện của loài này. Loài Thrips tabaci Linderman không thấy xuất
hiện vào tháng 12/2016 và 1/2017 trong các tháng 2,3,4 xuất hiện ít phổ biến với tần suất xuất hiện <25%, chủ yếu bắt gặp ở hoa.
Loài Frankliniella occidentalis Pergande xuất hiện phổ biến từ giai đoạn cây con và trong suốt qua trình sinh trưởng của cây với tần suất xuất hiện >50% và được tìm thấy trên hầu hết các bộ phận của cây.
Như vậy, sự xuất hiện của bọ trĩ trên cây ký chủ phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây, thời tiết, khi hậu tại từng thời điểm điều tra.
So sánh với kết quả của Phạm Thị Hồng Điệp (2016) tại Văn Lâm, Hưng Yên cũng tìm thấy trên cây rau bí (bí ngô) có 3 loài bọ trĩ và không có loài nào chung với kết của của chúng tôi. 3 loài bọ trĩ tại Văn Lâm, Hưng Yên là: Thrips sp1.; Thrips sp.; Megalurothrips sp.
Như vậy theo từng vùng sinh thái khác nhau thì thành phần loài bọ trĩ trên cùng một cây trồng cũng khác nhau.
4.4. DİỄN BİẾN MẬT ĐỘ BỌ TRĨ TRÊN CÂY DƯA CHUỘT TẠİ HUYỆN THANH OAİ – HÀ NỘİ NĂM 2016-2017
4.4.1. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột tại huyện Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2016-2017 Oai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2016-2017
Mật độ bọ trĩ trên đồng ruộng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và tại từng giai đoạn sinh trưởng của cây mật độ bọ trĩ là khác nhau. Kết quả thể hiện tại bảng 4.5.
Thời tiết vụ đông xuân năm 2016-2017 đặc biệt ấm hơn trung bình nhiều năm, mùa đông đến muộn nên nhiệt độ ấp áp tạo điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát sinh và duy trì quần thể trên đồng ruộng.
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột vụ đông xuân năm 2016-2017 tại xã Xuân Dương huyện Thanh Oai, Hà Nội
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Số lượng bọ trĩ tổng số trung bình (con/lá)
9/11/16 Cây con 0,07
16/11/16 Leo giàn 1,29
23/11/16 Leo giàn 3,73
30/11/16 Ra hoa – quả non 8,86
7/12/16 Thu quả 13,88 14/12/16 Thu quả 11,26 21/12/16 Thu quả 8,96 28/12/16 Thu quả rộ 7,28 4/1/17 Thu quả 6,93 11/1/17 Thu quả 4,13
Kết quả bảng 4.5 ta thấy, bọ trĩ xuất hiện trên cây dưa chuột ngay từ lần điều tra đầu tiên và xuyên suốt quá trình điều tra cho đến khi kết thúc thu hoạch. Bọ trĩ tăng nhanh về số lượng qua các ngày điều tra đầu tiên 16/11, 23/11, 30/11 và đạt đỉnh điểm vào ngày điều tra 7/12 (35NST) là giai đoạn cây bắt đầu cho thu quả với mật độ là 13.88 con/lá. Sau đó mật độ bọ trĩ giảm dần đến khi kết thúc thu hoạch là ngày 11/1/2017 cũng là thời kỳ cây trở nên già cỗi, sự sinh trưởng thân lá quả giảm đi nhánh chóng kéo theo nguồn thức ăn suy giảm nên mật độ bọ trĩ cũng giảm.
4.4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột dưa chuột
Mật độ bọ trĩ trên đồng ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cây ký chủ, giống, điều kiện đất đai, sinh thái. Thực tế đồng ruộng cho thấy, trên cùng một giống, mật độ trồng khác nhau thì mật độ bọ trĩ cũng khác nhau, thậm chí cùng một giống nhưng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì mật độ cũng khác nhau. Để tìm hiểu ảnh hưởng của mật độ trồng đến mật độ bọ trĩ tổng số, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 3 công thức là:CT1: mật độ 0.8m x 0.5m (ruộng của dân trồng); CT2: mật độ 1m x 0.6m; CT3: mật độ 1.2m x 0.8m.
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên cây dưa chuột theo các mật độ trồng khác nhau tại Thanh Oai, Hà Nội năm 2017
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ bọ trĩ trung bình (con/lá)
CT1 CT2 CT3
15/03/2017 Cây con 0,8 0,3 0,4
22/03/2017 Leo giàn 3,1 1,5 1,7
29/03/2017 Leo giàn 5,9 3,4 3,5
05/04/2017 Ra hoa – quả non 12,5 6,8 6,4
12/04/2017 Thu quả 17,3 11,7 10,2 19/04/2017 Thu quả 18,9 13,5 12,1 26/04/2017 Thu quả 15,6 10,6 9,6 03/05/2017 Thu quả rộ 12,7 8,3 8,2 10/05/2017 Thu quả 10,3 5,6 6,3 17/05/2017 Thu quả 7,1 4,9 5,2 Trung bình 10,4b 6,6a 6,4a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.
Kết quả bảng 4.6 cho thấy, ở cả 3 công thức, bọ trĩ xuất hiện và gây hại ngay từ thời kỳ cây con đến khi kết thúc thu hoạch. Mật độ bọ trĩ tổng số đều tăng nhanh qua các kỳ điều tra và cùng đạt cao điểm và ngày 19/4/2017 (42NST) với mật độ lần lượt ở CT1, CT2, CT3 là 18,9 con/lá; 13,5con/lá và 12,1 con/lá. Giai đoạn này do cây đang phát triển thân lá mạnh, có nguồn thức ăn phong phú và dồi dào nên số lượng bọ trĩ tăng nhanh. Sau đó, càng về cuối vụ nhiệt độ tăng lên, có nắng nóng nên mật độ bọ trĩ giảm dần cũng là lúc cây bước vào thời kỳ cho quả rộ và già cỗi, sự sinh trưởng của thân lá, quả giảm đi nhanh chóng, cây trở nên già cỗi, kéo theo đó là nguồn thức ăn suy giảm nên mật độ bọ trĩ tổng số giảm dần cho đến khi kết thúc thu hoạch.
Ở CT1 trồng với mật độ dầy nhất mật độ bọ trĩ qua cá kỳ điều tra luôn luôn cao hơn ở 2 công thức còn lại. So sánh thống kê cho thấy giữa CT 2 và CT3 cho thấy không có sự sai khác. Giữa CT1 với CT2 và CT3 có sự sai khác rõ ràng về mặt thống kê.
Như vậy, sự gây hại của bọ trĩ trên các mật độ trồng khác nhau là khác nhau. Bên cạnh đó mật độ bọ trĩ trên cây dưa chuột phụ thuộc khá lớn vào điều kiện thời tiết, nguồn ký chủ trên đồng ruộng.
4.4.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột tại Thanh Oai, Hà Nội năm 2017 chuột tại Thanh Oai, Hà Nội năm 2017
Mật độ bọ trĩ trên dưa chuột cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của chế độ tưới. Chúng tôi tiến hành tìm hiểu ảnh hưởng của chế độ tưới đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột. Ruộng dưa chuột được bố trí với 2CT khác nhau: CT1: tưới rãnh; CT2: tưới gốc.
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chế độ tưới đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên dưa chuột tại Thanh Oai, Hà Nội năm 2017
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ bọ trĩ (con/lá)
CT1 CT2
06/03/2017 Cây con 0,6 0,8
13/03/2017 Leo giàn 1,8 2,1
20/03/2017 Leo giàn 3,2 5,6
27/03/2017 Ra hoa – quả non 7,7 11,3
03/04/2017 Thu quả 12,5 17,8 10/04/2017 Thu quả 12,7 17,3 17/04/2017 Thu quả 10,2 15,5 24/04/2017 Thu quả rộ 7,8 12,7 01/05/2017 Thu quả 5,3 10,6 08/05/2017 Thu quả 5,4 8,3 Trung bình 6,72a 10,2b
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.
Qua bảng 4.7 và ta thấy: ở 2 công thức điều tra, bọ trĩ xuất hiện ngay từ giai đoạn cây con mới trồng, mật độ bọ trĩ tăng dần qua các kỳ điều tra và đạt cao điểm ở CT 1 vào ngày 10/4/2017 với mật độ là 12,7 con/lá. Ơ CT2 mật đọ bọ trĩ đạt cao điểm sớm hơn là vào ngày 03/4/2017 với mật độ 17,8 con/lá và ở CT2 hình thành một thời kỳ mật độ cao và giao động từ 17,8 con/lá đến 17,3 con/ lá vào 2 kỳ điều tra liên tiếp là 03/4/2017 và 10/4/2017 khi cây đang ở thời kỳ thu quả. Trung bình cả vụ mật độ bọ trĩ trung bình ở CT1 à CT2 lần lượt là 6,72 con/lá và 10,2 con/lá. So sánh thống kê cho thấy giữa 2 công thức có sự sai khác rõ rệt.
Như vậy chế độ tưới ảnh hưởng lớn đến mật độ bọ trĩ tổng số trên cây dưa chuột. Tưới rãnh mật độ bọ trĩ luôn thấp hơn tưới gốc. Do bọ trĩ có đặc tính hóa nhộng trong đất, trên bề mặt đất, tưới nước ngập rãnh khiến bọ trĩ không thể hóa
nhộng được, phải hóa nhộng trên, dưới bề mặt lá và dễ dàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường, điều kiện khí hậu như: mưa, nắng, côn trùng bắt mồi, …từ đó làm giảm mật độ bọ trĩ trên ruộng.
4.4.4. Ảnh hưởng của chân đất trồng đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột tại Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2017 dưa chuột tại Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2017
Bọ trĩ là loài côn trùng gây hại có đặc tính hóa nhộng trong đất, giai đoạn nhộng phần lớn được phát hiện ở trong đất và một số ở trên mặt đất. Do vậy độ ẩm của đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của giai đoạn nhộng, từ đó ảnh hưởng đến mật độ quần thể bọ trĩ trên cây. Đối với ruộng nằm trên chân đất trũng, độ ẩm ruộng khá cao, thường xuyên có nước ở rãnh. Tiến hành điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ trên dưa chuột giống Nhật lai tại 2 công thức: CT1: ruộng ở chân đất trũng và CT2: ruộng ở chân đất cao, kết quả thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chân đất đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột tại Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2017
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ bọ trĩ TB(con/lá)
CT1 CT2
06/03/2017 Cây con 0,78 0,82
13/03/2017 Leo giàn 2,3 3,1
20/03/2017 Leo giàn 4,7 5,8
27/03/2017 Ra hoa – quả non 7,3 12,7
03/04/2017 Thu quả 10,6 16,8 10/04/2017 Thu quả 11,7 17,9 17/04/2017 Thu quả 10,6 15,3 24/04/2017 Thu quả rộ 7,6 12,5 01/05/2017 Thu quả 6,9 10,5 08/05/2017 Thu quả 5,7 7,8 Trung bình 6,8a 10,3b
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất P>0,05.
Qua bảng 4.8 ta thấy rằng mật độ bọ trĩ trên cây ở cả 2 công thức đều tăng dần từ giai đoạn cây con đến giai đoạn cây cho thu quả, mật độ cao nhất ở CT1 là 11,7con/lá, ở CT2 là 17,9 con/lá vào ngày điều tra 10/4/2017. Sau đó mật độ bọ trĩ giảm dần cho đến cuối vụ khi kết thúc thu hoạch.
Dựa vào kết quả thu được ta thấy mật độ bọ trĩ có quan hệ với ẩm độ trong đất. Với chân đất trũng lúc nào cũng có nước thì mật độ bọ trí luôn thấp hơn 2 chân đất vàn và vàn cao. Sở dĩ như vậy là do do trên chân đất trũng, độ ẩm đất cao làm thay đổi tính hóa nhộng của giai đoạn nhộng, số cá thể hóa nhộng trong đất giảm đi, thay vào đó chúng hóa nhộng trên lá. Do đó chúng gặp nhiều rủi ro hơn do chịu tác động trực tiếp từ con người, thời tiết, đặc biệt là nhóm côn trùng ký sinh và ăn thịt. Hơn nữa, độ ẩm đất cao cũng gây bất lợi cho việc hóa nhộng của bọ trĩ do sự phát triển mạnh mẽ của vi sinh vật gây bệnh trong đất và tuyến trùng ký sinh bọ trĩ.
Theo kết quả nghiên cứu của Yorn Try (2008) cũng cho thấy, mật độ quần thể cũng như số lượng bọ trĩ gây hại trên ruộng cao gần như gấp 2 lần so với trên ruộng trũng. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, các cá thể hóa nhộng trên mặt lá gặp nhiều rủi ro hơn là hóa nhộng dưới đất bởi vì trên mặt lá là vùng hoạt động của côn trùng ký sinh và ăn thịt có thể dễ dàng bắt gặp hơn, đặc biệt là bọ xít bắt mồi O.sauteri (Anthocoridae), Campylomma chinensis (Miridae), bọ trĩ bắt mồi Franklinothrips vespiformis (Aeolothripidae) và ong ký sinh Ceranisus sp. (Eulopidae). Trong khi đó, những các thể hóa nhộng dưới đất mà có độ ẩm cao
lại bị tấn công bởi nấm ký sinh như Beauveri bassiana, Neozygites parvispora,
Verticillium lecanii và Hirsutella sp.. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bernardo (1991) lại cho rằng, bọ trĩ đặc biệt gây hại nặng trên dưa hấu, dưa chuột, dưa lưới, cà chua, cà tím và khoai tây ở vùng trũng.
Việc giữ nước ở mức 35 cm ở giữa luống có tác dụng làm giảm mật độ bọ trĩ gây hại trên ruộng dưa chuột (Yorn Try, 2008). Tuy nhiên một thực tế trong sản xuất dưa chuột ở Thanh Oai là những ruộng dưa chuột được bố trí ở khu vực ruộng trũng có tỷ lệ cây chết khá cao, đa phần là bị héo xanh. Có những ruộng, thời gian thu hoạch kéo dài chưa được 10 ngày, có những cây vừa bước vào thời kỳ thu hoạch đã bị chết.
Mặc dù dưa chuột được trồng ở những chân ruộng có độ ẩm cao có tỷ lệ bọ trĩ gây hại ít hơn tuy nhiên việc giữ nước thường xuyên ở luống cũng không phải là một giải pháp hữu hiệu trong sản xuất dưa chuột.
4.4.5. Ảnh hưởng của giống dưa chuột đến mật độ bọ trĩ hại trên dưa chuột tại Thanh Oai, Hà Nội vụ đông xuân năm 2016-2017
Mật độ bọ trĩ trên đồng ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cây ký chủ, giống, điều kiện đất đai, sinh thái. Thực tế đồng ruộng cho thấy, trên
cùng một loại cây nhưng giống khác nhau thì mật độ bọ trĩ cũng khác nhau, thậm chí cùng một giống nhưng giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì mật độ cũng khác nhau. Để tìm hiểu ảnh hưởng của giống đến mật độ bọ trĩ tổng số, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với 2 giống dưa là giống dưa Nhật và Nhật lai. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9
Bảng 4.9. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số trên các giống dưa chuột tại Thanh Oai – Hà Nội vụ đông xuân năm 2016-2017
Ngày điều tra Giai đoạn sinh trưởng Mật độ (con/lá)
Nhật lai Nhật
17/11 Cây con 0,4 0,3
24/11 Leo giàn 1,2 1,0
1/12 Leo giàn 3,4 3,1
8/12 Ra hoa – quả non 5,3 4,2
15/12 Thu quả 7,8 6,6 22/12 Thu quả 8,2 8,0 29/12 Thu quả 12,1 10,7 05/01 Thu quả rộ 10,6 7,6 12/01 Thu quả 7,5 5,2 19/01 Thu quả 4,2 2,1 Trung bình 6,07a 4,88a
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái giống nhau thì sai khác không có ý nghĩa ở