Hoạt động 2: Hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 37 - 39)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

2. Hoạt động 2: Hoạt động trải nghiệm

a. Mục tiêu:

- Tổ chức cho học sinh tham quan, nghiên cứu để thấy được tình hình phát triển làng nghề chế biến thủy hải sản và nước mắm của địa phương. Học sinh thấy được vai trò và tầm quan trọng của làng nghề chế biến thủy hải sản và nước mắm đối với đời sống của người dân.

- Nhận thức được thực trạng môi trường tại làng nghề, từ đó, các em có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề bằng những hành động thiết thực và thêm yêu thiên nhiên, đất nước.

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp; Kỹ năng nghiên cứu, làm việc nhóm và thuyết trình về một nội dung cụ thể. Làm phong phú các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường.

b. Nội dung:

HS tiến hành trải nghiệm tại làng nghề theo kế hoạch. Thời gian: 1 buổi

Địa điểm: Làng nghề chế biến tôm nõn ở Nghi Thủy.

Làng nghề sản xuất nước mắm tại Nghi Hải thị xã Cửa Lò.

c. Sản phẩm:

HS hiểu được một số nét cơ bản về làng nghề, phỏng vấn được người dân làng nghề, trải nghiệm một số công đoạn của nghề truyền thống, phỏng vấn, chụp hình, quay video…

d. Tổ chức thực hiện:

- Gv tiến hành chuyển giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ

+ Bước 1: Chuẩn bị trải nghiệm. + Bước 2: Tiến hành trải nghiệm. + Bước 3: Trải nghiệm nghề nghiệp.

+ Bước 4: Nhận xét, đánh giá, tổng kết, gia nhiệm vụ học tập.

Các bước đó được cụ thể hóa trong bảng sau:

Các bước tiến

hành

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: ổn định tổ chức

Nhắc nhở học sinh về các quy định khi học ở thực địa: + Đi lại, quan sát, đọc, nghiên cứu, ghi chép.

+ Giữ gìn và bảo vệ môi trường.

+ Theo sát giáo viên và đại diện

làng nghề .

+ Hỗ trợ lần nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ nếu thấy cần thiết.

+ Những quy định khác: thời gian, không làm việc riêng, không chạy nhảy, nói chuyện, giữ văn hóa khi giao tiếp.

Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy tham quan và những nội quy của đoàn đã trao đổi.

Bước 2: Tham

quan làng nghề.

Hướng dẫn HS tham quan. Lắng nghe, quan sát, ghi chép, chụp hình, ghi âm… những gì mình quan sát, phỏng vấn được. Bước 3: Trải nghiệm một số công đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm. Quan sát, nhắc nhở HS có thái độ nghiêm túc trong qua trình học tập tại làng nghề.

Khích lệ HS trải nghiệm một số công đoạn của nghề. Lắng nghe HS bày tỏ cảm xúc với nghề truyền thống.

HS thực hành dưới sự hướng dẫn của người dân làng nghề.

Trao đổi những băn khoăn, thắc mắc về công việc HS đang trải nghiệm (nếu có). Bước 4:

Nhận xét

- Nhận xét buổi học. GV giao câu hỏi:

- Lắng nghe.

buổi học và giao nhiệm vụ tổ chức báo cáo kết quả. - Nhóm 1: Quảng bá thương hiệu nước mắm Hải Giang I phường Nghi Hải, Cửa Lò.

Nhóm 2: Đóng vai nhân vật trải nghiệm khám phá thương hiệu Tôm nõn làng nghề Nghi Thủy, Cửa Lò.

Nhóm 3: Bản tin thời sự: Giải pháp nào cho vấn đề môi trường Cảng cá thị xã Cửa Lò?

Nhóm 4: Lập kế hoạch tuyên truyền góp phần bảo vệ môi trường làng nghề? - Yêu cầu các cá nhân và các nhóm hoàn thiện sản phẩm của mình. - Thống nhất lại kế hoạch báo cáo - Khuyến khích nhóm làm nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày sản phẩm; trình chiếu trên powerpoint; video, tác phẩm đóng quyển, thuyết trình qua ảnh, viết bài luận, hoạt cảnh, tiểu phẩm, vẽ tranh cổ động…

thành viên nắm chắc nhiệm vụ của mình và phân công nhiệm vụ trong nhóm. - Các nhóm lên lịch làm và hoàn thiện sản phẩm nhóm. 3. Hoạt động 3: Các nhóm hoàn thành dự án học tập a. Mục tiêu: các nhóm hoàn thành và có sản phẩm nhóm

như yêu cầu.

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w