Tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 44)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

d. Tổ chức thực hiện:

Giáo viên giao nhiệm vụ học sinh làm bài tập sau:

Gia đình B có nghề truyền thống làm nước mắm lâu đời, nhưng mỗi khi các bạn nhắc đến nghề đó, B luôn có thái độ không thích, thậm chí thấy xấu hổ.

1. Nếu là bạn của B, em sẽ ứng xử như thế nào cho phù hợp? Vì sao?

2. Giả sử sau khi tốt nghiệp, học sinh có mong muốn tham gia hoạt động trong một số nghề truyền thống, theo em học sinh cần chuẩn bị những gì để có nhiều khả năng thành công trong nghề?

Định hướng trả lời:

+ B không nên có thái độ xấu hổ, vì đó là một nghề truyền thống chân chính, đáng trân trọng. B cần phải biết cách tôn trọng và quảng bá cho nghề của gia đình.

+ Để khởi nghiệp thành công từ nghề truyền thống trước hết cần có tình yêu, niềm đam mê với nghề; biết học hỏi kinh nghiệm; chăm chỉ thực hành; kiên trì và tỉ mỉ. Ngoài ra cần thiếp cận với tri thức KH-CN như kiến thức về khoa học thực phẩm…; tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng; có đạo đức với nghề…

(GV giới thiệu cho HS về chàng trai 8X Lê Anh và thương hiệu nước mắm Lê Gia. Năm 2020, “Nước mắm Lê Gia - cốt đặc biệt” và “Mắm tôm Lê Gia” được UBND tỉnh Thanh Hóa lựa chọn là 2 sản phẩm OCOP đại diện cho tỉnh Thanh Hoá đề xuất xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia. Xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hồng Kong, Đài Loan, Sec, Hàn Quốc, Nam Phi, Lào, Panama, Nga… và tiếp tục vươn đến thị trường Hoa Kỳ và các nước EU).

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w