MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1 Mục đích.

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 26 - 27)

1. Mục đích.

Tổ chức cho học sinh tham quan, nghiên cứu để thấy được tình hình phát triển làng nghề chế biến thủy hải sản và nước mắm của địa phương. Học sinh thấy được vai trò và tầm quan trọng của làng nghề chế biến thủy hải sản và nước mắm đối với đời sống của người dân.

Nhận thức được thực trạng môi trường tại làng nghề như thế nào, từ đó, các em có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề bằng những hành động thiết thực và thêm yêu nghề truyền thống, yêu thiên nhiên, đất nước.

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp; kỹ năng nghiên cứu, làm việc nhóm và thuyết trình về một nội dung cụ thể. Làm phong phú các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường.

2. Yêu cầu. - Kiến thức: - Kiến thức:

+ Trình bày được điều kiện phát triển và tình hình phát triển của làng nghề.

+ Tìm hiểu thực trạng môi trường làng nghề của ngành chế biến tôm nõn và nước mắm.

+ Hiểu được tác động ô nhiễm môi trường làng nghề đến sự phát triển của ngành chế biến thủy hải sản và nước mắm thông qua tìm hiểu thực tế tại địa phương.

+ Biết được các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Năng lực hướng tới:

Tự học: Tự tìm đọc các tài liệu, xem các video clip về chế biến thủy hải sản và nước mắm. Tìm kiếm thông tin, video từ Internet về cải thiện môi trường sản xuất ngư nghiệp sạch. Chụp ảnh thực địa, phỏng vấn, thu thập thông tin về ngư nghiệp sạch. Thực hiện các báo cáo và chia sẻ qua các mạng xã hội, sinh hoạt chuyên môn... về vấn đề sản xuất tôm nõn và nước mắm.

Giao tiếp: HS phát triển các kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô và ngư dân về thực hành sản xuất chế biến thủy hải sản và nước mắm.

Giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức trải nghiệm để nhận biết được các sản phẩm khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy hải sản chịu tác động của các yếu tố hóa học. Thực hành kĩ năng chế biến tôm nõn, làm nước mắm sạch, đề xuất các phương án xây dựng mô hình sản xuất ngư nghiệp sạch tại địa phương.

- Phẩm chất:

Thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như:

Trung thực: Thực hiện đúng chính sách tài nguyên môi trường của Đảng và nhà nước, tham gia tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện đúng pháp luật.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với cộng đồng, tích cực tham gia thực hiện tốt chính sách tài nguyên môi trường của Đảng và nhà nước bằng những hành động cụ thể, thiết thực; có trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề; tôn trọng nghề truyền thống của địa phương.

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w