Thảo luận trước khi đi trải nghiệm.

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 29 - 31)

II. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.

b. Thảo luận trước khi đi trải nghiệm.

- Nội dung:

+ Giới thiệu nội dung sẽ trải nghiệm.

+ Giới thiệu quy trình, kỹ năng cần thiết khi đi trải nghiệm. + Phổ biến mục đích, yêu cầu của buổi học về: thời gian tập trung đúng quy định; tìm hiểu một số thông tin về địa lí địa phương, đồng phục của trường; phải có ý thức giữ trật tự, gìn giữ vệ sinh nơi tham gia học thực địa; không được tự ý bỏ đoàn đi; tất cả phải thực hiện theo chỉ dẫn của người điều hành (giáo viên); cần chụp ảnh, ghi chép những số liệu, tài liệu trong quá trình học tập; phải viết bài thu hoạch sau khi tham quan trải nghiệm; những cá nhân tự làm trái các quy định phải tự chịu trách nhiệm.

- Kế hoạch học tập cụ thể trước, trong và sau khi đi thực địa. Cụ thể là:

+ Trước khi đi trải nghiệm: Mỗi học sinh tìm hiểu thêm thông tin về địa điểm sẽ đến trải nghiệm thông qua các trang web, thư viện và các nguồn thông tin khác (theo mẫu phiếu học tập ở phụ lục 1).

+ Làm việc nhóm để trao đổi, chia sẻ về các thông tin đã sưu tầm.

+ Trong quá trình tham quan và nghiên cứu: khảo sát, điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu, chụp ảnh thực địa, lấy mẫu theo nội dung bài học...

+ Sau tham quan, học tập: các nhóm sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao để trưng bày và thuyết trình nội dung của nhóm mình.

- Phân nhóm nghiên cứu và làm việc, có thể phân lớp làm 4 nhóm nhưng cùng thực hiện một nhiệm vụ. Sau đó sẽ tổ chức thi giữa các nhóm. Mặc dù đề tài không phong phú nhưng việc so sánh giữa các nhóm dễ dàng hơn. Sản phẩm của mỗi nhóm là một phiếu học tập và các hình thức thuyết trình khác nhau: Sản phẩm trình chiếu trên powerpoint; video, viết bài luận, hoạt cảnh, tiểu phẩm, trưng bày ảnh…

- Yêu cầu đối với học sinh.

+ Biết được những thông tin cơ bản: đường đi, sơ đồ tổng thể địa điểm thực địa, các thông tin về địa điểm thực địa....

+ Hiểu chủ đề mình sẽ nghiên cứu học tập.

+ Biết nhiệm vụ cần thực hiện: trước, trong quá trình học tập và công việc sẽ thực hiện sau trải nghiệm.

+ Các nhóm làm việc để phân công trách nhiệm: Nhóm trưởng (điều hành chung); thư ký nhóm: tổng hợp ý kiến của các thành viên; phân công các thành viên trong nhóm mang theo máy ảnh, máy ghi âm (nếu có).

Bước 3: Hướng dẫn học sinh học tập, trải nghiệm. a. Nội dung:

“Làng nghề truyền thống Cửa Lò và giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề”

b. Yêu cầu đối với HS.

Sau hoạt động này, HS phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Học được phương pháp phân tích thông qua quá trình tìm hiểu các sự vật, hiện tượng.

- Bước đầu tìm được mối liên hệ giữa kiến thức lí thuyết với thực tế sinh động, bước đầu hình thành được các kỹ năng nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm và phân tích thông tin…

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w