Hướng phát triển.

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 50 - 55)

Theo chúng tôi hướng tiếp tục để đề tài hoàn thiện hơn đó là giáo viên phải làm chủ nội dung chương trình môn học, nắm bắt được những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn GDCD năm 2018, học sinh phải tích cực tiếp cận với những phương pháp học tập mới,

rèn luyện năng lực tự học và sáng tạo của bản thân, chủ động trong giải quyết vấn đề. Dựa trên nền tảng cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như các giải pháp mà bản thân chúng tôi đã đưa ra, hi vọng trong thời gian tới đề tài có thể phát triển theo nhiều chủ đề khác nhau, lồng ghép với hiện tượng biến đổi khí hậu, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên... Hay tích hợp nhiều môn học trong một chủ đề dạy học. Ngoài ra, đề tài còn có thể phát huy hiệu quả tốt ở tất cả các nhà trường, các cấp học.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.I. Kết luận. I. Kết luận.

Đề tài “Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT” được thực hiện xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh và các công văn chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An và yêu cầu của thực tiễn đề ra.

Đề tài mang lại một số kết quả sau:

- Phát triển một số năng lực cho học sinh như năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động, năng lực khám phá và sáng tạo, năng lực hợp tác...

- Phát triển phẩm chất trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề, bồi đắp tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về các làng nghề truyền thống của quê hương.

- Sự hứng thú đối với môn học tăng lên rõ rệt. Học sinh có nhận thức khác về môn GDCD, áp dụng được kiến thức học được vào thực tế.

- Học sinh được trải nghiệm thực tế nghề và tìm hiểu về nghề làm nước mắm ở Nghi Hải Cửa Lò, và nghề chế biên tôm nõn ở Nghi Thủy, tăng thêm tình yêu nghề, có ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Giúp HS định hướng nghề nghiệp về một số ngành nghề trong tương lai.

- Đối với bản thân giáo viên và bộ môn: Là cơ hội để nâng cao trình độ tổ chức dạy học theo các phương pháp tích cực, làm cơ sở để xây dựng các chủ đề dạy học theo Chương trình GDTHPT 2018, làm nền tảng để thiết kế và tổ chức nhiều hoạt động học tập theo phương pháp trải nghiệm.

- Đối với nhà trường và địa phương: Là cơ hội để học sinh tìm hiểu về tình hình sản xuất của địa phương, qua đó thực hiện được mục tiêu học đi đôi với hành. Học sinh được tiếp cận các nghề chế biến thủy hải sản từ đó có định hướng thành những ngư dân trong thời đại 4.0, bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước

II. Kiến nghị.

Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân chúng tôi rút ra một số bài học và đã có những kiến nghị, đề xuất sau:

- Khâu chuẩn bị thiết kế nội dung học tập rất quan trọng quyết định đến sự thành công của việc dạy học. Vì vậy, giáo viên phải đặc biệt chú trọng việc tìm tài liệu liên quan, lựa chọn địa điểm tham quan, tích hợp kiến thức của các môn học kết hợp với giáo dục về bảo vệ môi trường và kĩ năng sống.

- Giáo viên phải lựa chọn các nhiệm vụ học tập phải vừa sức với học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh, nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh và hình thành các phẩm chất, năng lực cho các em trong thời đại mới.

- Tiến hành tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm tại các cơ sở thực tế phải có kế hoạch, mục đích, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm, phải đưa ra các nội quy học tập ngoài thực địa nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh.

- Trong quá trình học ngoài thực địa, GV cần chú ý đến sự tham gia vào từng hoạt động của mỗi HS trong nhóm, quan sát để có sự đánh giá công bằng đối với mỗi HS, mỗi nhóm trong suốt quá trình học tập chứ không phải là kết quả cuối cùng.

- Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực với kĩ thuật dạy học và sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin vào việc giảng dạy.

- Đề tài cần được tiến hành rộng rãi hơn ở tất cả các nhà trường; các cấp học, có thể dạy học theo chủ đề, liên môn... gắn liền với dạy học bảo vệ môi trường.

Một số kiến nghị:

- Về phía giáo viên cần chuẩn bị những mẫu đánh giá sản phẩm của HS, điều tra thông tin HS báo cáo.

- Về phía lãnh đạo nhà trường: Tổ chức các chuyên đề học tập gắn với các hoạt động trải nghiệm thực tế, dạy học tích hợp để giáo viên có điều kiện học hỏi và rút kinh nghiệm. Đồng thời cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất như máy tính, máy chiếu, kinh phí, phương tiện đi lại cho giáo viên và học sinh để có thể sử dụng trong năm học.

Trong phạm vi hoạt động đề tài của chúng tôi chỉ tiến hành một lĩnh vực nhất định nên trong quá trình thực hiện còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng gớp bổ sung ý kiến từ quý đồng nghiệp để đề tài có thể áp dụng có hiệu quả hơn vào thực tế giảng dạy.

Trân trọng cảm ơn!

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỌC TẬP

(Giao phiếu học tập cho HS trước khi tiến hành hoạt động trải nghiệm) Họ và tên: ………. Lớp:………. Nhóm trưởng: …………. ………. GV quản lý: ……….. …………...

Câu 1: Vài nét hiểu biết của em về làng nghề nước mắm Hải Giang I? (quy mô? Vai trò?)

……… ……… ……….. Câu 2: Em có nhận xét gì về vấn đề môi trường ở làng nghề sản xuất nước mắm Hải Giang I?

……… ……… ……… Câu 3: Đề xuất 1 số giải pháp để khắc phục vấn đề môi trường

làng nghề?

……… ……… ……… Câu 4: Vài nét hiểu biết của em về làng nghề chế biến tôm nõn Nghi Thủy? (quy mô? Vai trò?)

……… ……… ……… Câu 5: Em có nhận xét gì về vấn đề môi trường ở làng nghề chế biến tôm nõn Nghi Thủy?

……… ……… ……… Câu 6: Đề xuất 1 số giải pháp để khắc phục vấn đề môi trường ở các làng nghề?

……… ……… ……….. Câu 7: Em có cảm xúc gì sau buổi đi trải nghiệm học tập hôm nay? ……… ……… ……… PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM Nhóm thực hiện:...Ngày: …... Nhóm đánh giá:... Nội

dung Tiêu chi Điểm

Đánh giá của nhóm Đánh giá của giáo viên 1. Bố cục

- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem - Cấu trúc mạch lạc, lôgic.

- Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội dung 0,5 0,5 1,0 2. Nội dung - Sử dụng thông tin chính xác.

- Thể hiện được kiến thức cơ bản, có chọn lọc. xác định được trọng tâm. - Có sự liên hệ mở rộng kiến thức 1,0 2,0 1,0 3. Hình thức

- Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn - Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ, hình ảnh

hợp lý. Số lượng slide đúng quy định/ hoặc video không quá thời gian quy định - Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề

và nội dung

- Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp dẫn

0,5

0,5

0,5 0,5

4. Trình bày của HS - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút người nghe. Biết cách giao tiếp bằng hình thể

- Trả lời được các câu hỏi thêm từ phía GV hoặc bạn học.

- Phân bố thời gian hợp lý.

1,0

0,5

0,5

Tổng điểm 10

PHỤ LỤC 3: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

NĂNG LỰC LỰC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC MỨC 3 ( ≥ 8- 10 điểm ) MỨC 2 ( >4- < 8 điểm ) MỨC 1 ( 0 - 4 điểm) 1.NL hoạt

Một phần của tài liệu Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w