Từ thực tiễn giảng dạy trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy có những bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, GV cần biết được các bước tổ chức học tập tại trải nghiệm cũng như các nội dung dạy học tích hợp: Xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức hoạt động; lập kế hoạch; chương trình; kết quả hoạt động, lưu giữ hồ sơ GV và HS.
Thứ hai, khi vận dụng các hình thức học tập nhằm hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh THPT thông qua môn học GDCD, GV cần lưu ý những vấn đề sau:
- Đối với những kiến thức dạy học tích hợp bảo vệ môi trường cần lựa chọn những đơn vị kiến thức phù hợp, tránh ôm đồm làm nặng thêm phần kiến thức cần đạt cho HS. Đối với những kiến thức có thể xây dựng thành các chủ đề học tập về bảo vệ môi trường làng nghề cần lựa chọn tên chủ đề và xác định lượng kiến thức phù hợp cũng như hình thức dạy học kích thích hứng thú học tập của học sinh, phát huy năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác của HS.
- Thiết kế các hoạt động học tập có vận dụng kiến thức thực tế theo hướng phát triển năng lực HS.
- Tổ chức các hoạt động học tập theo hướng đa dạng hóa về hình thức: các giờ học trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, hướng dẫn HS học ở nhà, tổ chức hội thi, khai thác các trang mạng trên internet và youtube...
- Cần thiết phải đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm cho các hoạt chủ đề sau.
Thứ ba, trong quá trình tổ chức học tập để góp phần hình thành phẩm chất trách nhiệm bảo vệ môi trường cho HS thì GV là người hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát học sinh tham gia trực tiếp; GV đứng ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong càng nhiều hoạt động càng tốt. Giáo viên phải là người quan sát, nhận xét, góp ý để đánh giá ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn, dựa trên các biểu hiện cụ thể về phương thức chứ không chỉ dựa vào kết quả hoạt động cuối cùng của học sinh.
Thứ tư, thông qua hoạt động giáo dục hình thành và phát triển phẩm chất bảo vệ môi trường làng nghề GV đưa các kiến thức thực tiễn tại địa phương, phải lựa chọn các kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy đồng thời lựa chọn nội dung sát thực với cuộc sống hàng ngày của các em, phản ánh đúng thực tế của địa phương. Từ đó, giáo dục ở các em tình yêu quê hương, đất nước, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và có những định hướng trong tương lai.
Thứ năm, để quá trình học tập trải nghiệm được thành công bên cạnh những gì các em quan sát được từ thực tế thì GV cần hướng dẫn học sinh tham khảo thêm từ sách, báo, các trang web... để HS hoàn thành bài báo cáo có kết quả cao hơn.
Thứ sáu, GV phải là người có tâm huyết, yêu nghề, chủ động, sáng tạo, đầu tư nhiều thời gian để có những phương pháp, kĩ thuật dạy học đạt hiệu quả cao nhất.