Đẩy mạnh huy động sự đóng góp của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 77)

3.2. Nội dung giải pháp

3.2.4 Đẩy mạnh huy động sự đóng góp của người dân

Để người dân thực sự tham gia vào chương trình xây dựng NTM phải thực hiện ngay từ việc lựa chọn những nội dung, những công trình cộng đồng mà họ cho là bức xúc và tác động đến đời sống và sản xuất của người dân.

Một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam là “uống nước nhớ

nguồn”, “quê hương là chùm khế ngọt”. Lâu nay những người thành đạt xa quê sẵn

sàng đóng góp một lượng tiền của không nhỏ về xây dựng nhà thờ, giúp đỡ dòng họ. Thiết nghĩ với làng, xã, quê hương họ cũng muốn được rạng danh. Chính quyền

cơ sở, ban chỉđạo xây dựng NTM của thôn nên có sự kết nối kêu gọi lòng hảo tâm của con em xa quê, hỗ trợ thêm nguồn kinh phí cho xã nhà, đóng góp sức mình vào việc thay đổi bộ mặt của quê hương. Sự đóng góp của người dân được thể hiện qua chính nội lực của họ như:

- Công sức, tiền của do người dân và cộng đồng tự bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia

trí lại các công trình phục vụkhu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn NTM; cải tạo lại

vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp, sửa sang cổng ngõ, tường rào đẹp đẽ, khang trang.

- Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp dịch vụđể có thu nhập cao.

- Đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của lãng xã như giao thông thôn, xóm;

kiên cốhóa kênh mương, vệ sinh công cộng....

Để biết được mức độđóng góp của người dân ta xem các nguồn lực chính để xây dựng NTM gồm: Vốn ngân sách 40%; vốn huy động xã hội 60%, cụ thể:

- Vốn từcác Chương trình mục tiêu Quốc gia (vốn ngân sách) khoảng 23%; - Vốn trực tiếp cho Chương trình NTM (vốn ngân sách): 17%;

- Vốn tín dụng: 30%;

- Vốn doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác: 20%; - Vốn huy động của cộng đồng dân cư: 10%.

- Phải nhận thức đúng về xây dựng NTM là nhiệm vụ mỗi người dân và toàn xã hội,

nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí thông qua các chương trình, dự án định

hướng phát triển.

- Chủ động tham gia và thể hiện tốt vai trò chủ thể trong xây dựng NTM: thamgia

đóng góp xây dựng, điêu chỉnh quy hoạch, đề án, kế hoạch thực hiện hàng năm, tổ

chức thực hiện và giám sát các công trình tại địa phương, tổ chưc duy tu bảo quản công trình,...tự nguyện tham gia vào các hoạt động, các công việc khi các cấp chính quyền và đoàn thể vận động.

- Gương mẫu thực hiện và vận động mọi người cùng tham gia, đóng góp ý kiến, hiến công, hiến kế, vật chất,… vào công việc xây dựng NTM trên địa bàn.

- Phải tích cực tham gia sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho chính bản thân và vận động, giúp mọi người cùng tham gia. Quan tâm cải tao, chỉnh trang nhà cửa, cảnh quan xóm ấp và gữ gìn vệsinh môi trường nông thôn.

Xây dựng NTM đặt vai trò người nông dân làm chủ thể, được thể hiện ở các điểm chính sau:

+ Ngay từ đầu, người dân được tham gia ý kiến vào bản Quy hoạch NTM của xã, vào

Đề án xây dựng NTM của xã theo nhiều hình thức khác nhau.

+ Cộng đồng dân cư sẽ quyết định việc gì là trước, việc gì là sau nếu xét thấy thiết thực, hiệu quả nhất với nhu cầu của người dân trong xã nhưng vẫn theo quy hoạch, kế

hoạch đã được duyệt và theo các quy chuẩn của nhà nước.

+ Quyết định mức đóng góp công, của vào xây dựng các công trình công cộng của địa

phương.

+ Tự giác, chủ động thực hiện chỉnh trang nơi ăn, chốn ở của mình theo tiêu chuẩn NTM như: Xây dựng đủ các công trình vệ sinh, bố trí khu chăn nuôi hợp vệ sinh; cải tạo ngõ xóm, tường rào để có cảnh quan đẹp. Không thể có NTM nếu các hệ thống công cộng đẹp mà nơi ở của người dân lại xập xệ hoang tàn.

+ Tất cả các công việc trong xây dựng NTM việc gì dân làm được thì giao cho dân làm, việc gì dân không làm được mới thuê và có sự giám sát của dân.

+ “Chủ thể” cần thể hiện: Người dân phải từ nhu cầu tăng thu nhập mà phải chủđộng

tìm đến khoa học kỹ thuật, phải học hành, quyết định đầu tư, chọn hướng sản xuất và thâm canh trên ruộng, vườn của mình đểcó năng suất cao…

Tóm lại, đây là việc dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ. Chúng ta không thể có NTM dù hạ tầng khang trang mà đời sống vật chất, tinh thần của người dân thấp, thiếu việc làm…

Số liệu số công và kinh phí đóng góp của người dân trong năm năm thực hiện xây dựng NTM 2011-2015:

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM toàn tỉnh đã huy động, huy động 2,1 triệu ngày công lao động, nhân dân khai thác đá sỏi tại chỗ được trên 299.346 m3, hiến được trên 1.474.000 m2 đất đểlàm đường giao thông nông thôn.

Tổng kinh phí huy động trong 5 năm (2011-2015) đạt: 9.241.426 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Nhà nước: 2.401.548 triệu đồng, chiếm 25,99% (vốn trực tiếp từChương

trình XDNTM là 533.600 triệu đồng, chiếm 5,77%; vốn lồng ghép các Chương trình,

dự án khác là 1.867.948 triệu đồng, chiếm 20,22%) - Vốn tín dụng 5.351.257 triệu đồng, chiếm 57.91%.

- Vồn huy động của các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp 1.087.780 triệu đồng, chiếm 11,77%.

- Đóng góp của cộng đồng dân cư: 400.841 triệu đồng, chiếm 4,34%.

(Nguồn từ Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015)

Kết luận chương 3

Căn cứ vào kết quả thực hiện và tình hình thực tế của huyện Cao Lộctrong xây dựng NTM hiện nay, tác giả đề xuất thực hiện bẩy nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của tiêu chí giao thôngnhư: Đẩy mạnhcông tác chỉ đạo điều hành, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình; Tăng cường tuyên truyền về xây dựng NTM, về nội dung, ý nghĩa, cách thức, vai trò của người dân...; Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình, trong đó tăng cường huy động vốn từ cộng đồng dân cư; Phát triển sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh các hình thức liên kết, tổ chức sản xuất kinh doanh, tăng cường đào tạo nghề cho laođộng nôngthôn...; Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực nông thôn; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng NTM; và cuối cùng đó là làm tốt công tác thi đuakhen thưởng nhằm kịp thời khích lệ động viên các tấm gương điển hình trong công tác xây dựng nông thôn mới. Từ các nhóm giải pháp trên vận dụng để triển khai thực hiện các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM nhằm tiếp tục nâng cao hơnnữa hiệu quả kinh tế - xã hội của chương trình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua thời nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương tác giả thấy rằng UBND huyện Cao Lộc đã triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Trong giai đoạn 2011-2015 đã đạt được một số kết quả khả quan như về các đường trục xã, trục thôn đã được đầu tư nâng cấp cải thiện với chất lượng tốt đảm bảo cho sự di chuyển, vận tải của người dân địa phương, công trình thủy lợi được đầu tư xây mới, nâng cấp đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân, 950% các hộ dân được sử dụng điện thường xuyên và an toàn, trường học, cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm đầu tư, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện, tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; nông dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo,

đời sống nông dân từng bước được cải thiện. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một đáp ứng tốt hơn. Công tác vệsinh môi trường

được thực hiện thường xuyên, liên tục và đang từng bước hình thành phòng trào vệ sinh đường làng ngõ xóm trong nhân dân. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, dân chủở cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, diện mạo NTM được hình thành ngày một rõ nét.

2. Kiến nghị

Nhìn chung UBND huyện Cao Lộc đã thực hiện khá tốt công tác quản lý, triển khai

thực hiện chương trình xây dựng NTM và kết quả đạt được là rất khả quan Tuy nhiên để kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc ngày càng phát triển, cuộc sống người dân dần được nâng cao hơn nữa, các xã trên địa bàn tiếp tục duy trì đạt chuẩn nông thôn mới thì bên

cạnh phát huy những mặt đã đạt được cần khắc phục hạn chếnhư:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn, phát triển kinh tế trang trại, đồi rừng, áp dụng các biện pháp khoa học vào sản xuất, tạo mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm với người nông dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các

Tăng cường huy động nguồn lực và sựđóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp

để thực hiện chương trình tạo thành phong trào rộng khắp. Chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn cho nhân dân, cán bộ hiểu đúng, hiểu sâu về nhiệm vụ xây dựng NTM.

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm thúc đẩy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chương trình MTQG về NTM;

Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM;

[2] Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM;

[3] Quyết định số372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủtướng Chính phủ về xét công nhận và công bốđịa phương đạt chuẩn NTM;

[4] Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM và các văn

bản hướng dẫn thực hiện tiêu chí xây dựng NTM của các Bộ;

[5] Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn NTM;

[6] Công văn số 582/UBND-KTN ngày 26/7/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc áp dụng Bộ tiêu chí quốc gia NTM trên địa bàn tỉnh.

[7] Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc áp dụng một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

[8] Nguyễn Trung Dũng : Kinh nghiệm phát triển nông thôn ở Đức, In Tạp chí Thủy lợi và môi trường 49/06.2015. ISSN 1859-3941, 2015

[9] Nguyễn Trung Dũng Phong trào phát triển nông thôn mới, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Đức – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Môi trường 04/2015. ISSN 1859-3941, 2015

PH LC BNG BIU I. BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI

(Theo Quyết định 491/QĐ- TTg, ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)