Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nướ c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 59)

a) Một số giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý công, tập trung thống nhất về phạm vi đầu tư.

Trên cơ sởđó, triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn. Xây dựng và thực hiện hệ

thống thông tin phục vụ công tác chuẩn bị lập dự án ngân sách, có quy trình quản lý, cập nhật kịp thời tình hình thu chi ngân sách để cho các cấp chính quyền thực hiện và tự chịu trách nhiệm.

- Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu. Cần nghiên cứu giá thầu hợp lý, chứ

không phải giá thầu thấp nhất, vì thực tế phần lớn các dự án đều xin điều chỉnh giá thầu.

- Tăng cường vai trò thẩm định các dự án đầu tư. Hiện nay, các dự án đều do chủ đầu tư tự thẩm định, các cơ quan nhà nước chỉ cho ý kiến, nên rất dễ xảy ra tình

trạng thất thoát, thiếu hiệu quả. Cũng cần phải bổ sung các quy định về quyền,

nghĩa vụ của chủ đầu tư và của nhà thầu xây dựng sau khi hoàn thành bàn giao công trình xây dựng, về cấp giấy chứng nhận sử dụng công trình cũng như các quy định về bảo hành, bảo trì công trình ởgiai đoạn vận hành sử dụng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phân bổ vốn đầu tư theo các nguyên tắc và tiêu chí đã đưa ra, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đối với các công trình xây dựng cơ bản thì cần kiên quyết thu hồi các khoản tạm ứng và xử lý dứt

điểm nợ tồn đọng. Đặc biệt, tăng cường kỷ luật tài chính trong quản lý vốn đầu tư công, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai phạm pháp luật.

- Khuyến khích các chủ đầu tư huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo phương thức chìa khóa trao tay, có bảo hành chất lượng công trình.

- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.

b) Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Phải hiểu rõ quá trình triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn giai

đoạn 2017-2020 trên địa bàn huyện Cao Lộc. Trong đó phải nắm rõ một số nội dung sau:

- Khối lượng đầu tư: Hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Cao Lộc trong giai đoạn 2017 – 2020 bao gồm 143 Km đường các loại tương ứng kinh phí khoảng 91.018 triệu đồng.

- Nguyên tắc đầu tư:

+ Chủ thể quản lý, đầu tư phát triển mạng lưới GTNT các xã chủ động, chịu trách nhiệm chỉđạo và tổ chức thực hiện.

+ Phương châm “dân làm, nhà nước hỗ trợ” các loại vật tư, vật liệu chủ yếu hỗ trợ

gồm: xi măng; cát, đá hoặc sỏi đổ bê tông. Hỗ trợ chi phí khác gồm: hỗ trợ chi phí quản lý, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật, thanh quyết toán... Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộchi phí thi công cho xã đặc biệt khó khăn. Chỉ hỗ trợ để thực hiện với quy mô, cấp

đường đạt mức tối thiểu của tiêu chí. Nếu xã, thôn xem xét xây dựng với quy mô lớn

hơn mức tối thiểu thì phải tự huy động đóng góp hoặc hỗ trợ bằng các nguồn vốn hợp pháp khác cho phù hợp.

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ làm đường trục xã, đường liên xã; ngân sách huyện hỗ trợ làm

đường trục thôn, ngõ xóm, nội đồng; cấp xã huy động các nguồn lực của xã và nguồn của nhân dân đóng góp để tự tổ chức thực hiện.

+ Các công trình do cấp xã, thôn tổ chức huy động cộng đồng dân cư tự thực hiện, có sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước về kỹ thuật và sử dụng vật tư, vật liệu. +Đóng góp của nhân dân: Tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng, đóng góp phần vật liệu còn lại và tự tổ chức thi công xây dựng công trình (thi công nền đường, đắp lề đường, rãnh thoát nước và đổ bê tông mặt đường, duy tu bảo dưỡng thường xuyên

đường).

+ Cơ chế giám sát: Thực hiện giám sát cộng đồng (các xã, thị trấn cử cán bộ tham gia giám sát cùng cộng đồng).

(Xem khối lượng đầu tư và hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tại phụ lục từ trang 80 đến trang 86)

3.2.2 Tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 57 - 59)