- Căn cứ vào thực trạng và kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc; Kết quả thực hiện tiêu chí số02 trên toàn địa bàn huyện Cao Lộc;
- Căn cứ triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giao
thông nông thôn giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Căn cứ vào quan
điểm, phạm vi thực hiện và mục tiêu thực hiện đề án:
3.1.1. Quan điểm
a) Phát triển giao thông nông thôn phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn nhằm tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia với đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn bản; tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển GTNT đi trước một bước tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn miền núi, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa và tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng của địa phương và khu vực, làm giảm bớt sự
chênh lệch, cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
b) Xây dựng hạ tầng giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng, cần huy
động nhiều nguồn lực trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát huy nội lực, có cơ chế chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển GTNT với phương châm “dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, kết hợp lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và các
tổ chức quốc tế.
c) Coi trọng công tác quản lý bảo trì và khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng GTNT hiện có. Tập trung vốn đầu tư công trình thoát nước, kiên cố hoá mái ta luy và mặt đường đến trung tâm xã và các thôn bản đông dân cư.
d) Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, vật liệu mới, công nghệ tiên tiến kết hợp với sử dụng vật liệu tại chỗ nhằm giảm chi phí xây dựng cho các công
trình giao thông nông thôn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát
Ngân sách và các quy định hiện hành.
e) Tập trung cho cứng hóa mặt đường trên cơ sở nền đường cũ hiện có, thực hiện
đầu tư theo hướng áp dụng thiết kế mẫu, Nhà nước hỗ trợ tối đa về vật liệu để cộng
đồng dân cư tự tổ chức thực hiện, giảm những chi phí trung gian, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
3.1.2. Phạm vi thực hiện
Phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới, bao gồm: (1) đường trục xã, liên xã; (2) đường trục thôn xóm; (3) đường ngõ xóm; (4)
đường trục chính nội đồng trong giai đoạn từ2016 đến hết 2020, không đề cập đến
đường huyện, đường tỉnh, đường đô thị và các loại đường khác.
3.1.3. Mục tiêu chung đề án
Đến năm 2020, trên địa bàn huyện Cao Lộc cứng hóa thêm được 143 km mặt
đường GTNT các loại, tương ứng mỗi năm cứng hóa được 36 km, cụ thể:
- Hệ thống đường trục xã: Tỷ lệ cứng hóa đạt 79,5%, tương ứng cần cứng hoá thêm
được 35 km, nâng tổng sốkm đường trục xã được cứng hóa đạt 212/266,5 km. - Hệ thống đường trục thôn: Tỷ lệ cứng hóa đường trục thôn đạt 37%, tương ứng cần thực hiện cứng hoá thêm được 62 km, nâng tổng số km đường trục thôn được cứng hóa đạt 171,3/463,2 km.
- Hệ thống đường ngõ xóm: Tỷ lệ cứng hóa đường ngõ xóm đạt được trên 25%,
tương ứng cần cứng hoá được 40 km, nâng tổng số km đường ngõ xóm được cứng
hóa đạt 160.3/636,8 km
- Hệ thống đường trục chính nội đồng: Cứng hoá thêm 6km đường nội đồng, đạt tỷ
lệ cứng hóa là 25,7%, nâng chiều dài được cứng hóa lên 15,6/60,7km. 3.1.4. Mục tiêu cụ thểđề án:
a) Đối với các xã về đích nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (năm 2017: Yên
Trạch; Năm 2018: Hồng Phong, Hợp Thành; Năm 2019: Tân Liên; Năm 2020:
Thụy Hùng) phải đáp ứng được Tiêu chí giao thông (Tiêu chí số 02) theo Quyết
định số 315/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về việc áp dụng một số
tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên
- Đối với đường trục xã: Có tuyến đường đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê
tông hóa đạt 100%; các tuyến đường xã được cứng hóa mặt đường đạt tỷ lệ 100%,
đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm.
- Đối với đường trục thôn, bản: tỷ lệ cứng hóa mặt đường đạt tỷ lệ 50% trở lên, các tuyến đường đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện.
- Đối với đường ngõ xóm: tỷ lệ cứng hóa mặt đường đạt tỷ lệ 50% trở lên, các tuyến đường đảm bảo sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
- Đối với đường trục chính nội đồng: không lầy lội, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện.
b) Đối với các xã còn lại: phấn đấu hết giai đoạn 2017-2020, tỷ lệ cứng hóa mặt
đường GTNT các loại: Đường trục xã (trên 50%), đường trục thôn (trên 45%),
đường ngõ xóm (trên 40%), đường trục chính nội đồng (trên 12%).
- Phấn đấu hết năm 2017 tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 80,95%, giảm tai nạn giao thông từ 5% trở lên (Nghị quyết 217/2016/NQ-HĐND ngày
20/12/2016 của Hội đồng Nhân dân huyện Cao Lộc về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh năm 2017).
(Nguồn từ Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn)