Tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông trong chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 64)

3.2. Nội dung giải pháp

3.2.2 Tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông trong chương

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Cao Lộc:

- Công tác chỉđạo, điều hành:

Tập trung sựlãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị

xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra; công tác chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới phải thực hiện đồng bộ, toàn diện đối với tất cả 03 xã trên địa bàn; đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói

giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân; phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo công đồng và người dân; huy động sự tham gia vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trong xây dựng xây dựng nông thôn mới để

từng bước thực hiện nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo lộ trình kế

hoạch đề ra. Các phòng, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã phải xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể

Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới

theo hướng tập trung vào nội dung kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các điển hình trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời chuyển mạnh nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Chương trình cho Ban Chỉ đạo cấp xã đảm nhiệm; phát huy vai trò chủđộng sáng tạo của người dân để thực sự là chủ thể trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thểcho cơ quan, đơn vị, thành viên Ban Chỉđạo thành phố phụ trách địa bàn, lĩnh vực được phân công.

- Công tác tuyên truyền vân động về xây dựng nông thôn mới; Nâng cao nhận thức

cho người dân:

+ Công tác tuyên truyền: Tiếp tục thực hiện đổi mới, đa dang hóa và nâng cao chất

lượng công tác tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới theo hướng thiết thực, cụ thể tập trung vào những nội dung vận động nhân dân đổi mới tư duy, cách

thức sản xuất, nâng cao thu nhập, xây dựng đời sống văn hóa, thay đổi nếp sống, phong tục lạc hậu, xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp, bảo đảm quốc phòng và an ninh, trật tự khu vực nông thôn; Tạo sựđồng thuận xã hội cao trong triển khai thực hiện Chương trình; Đài phát thanh truyền hình thành phốthường xuyên cập nhật, thông tin đầy đủ về hoạt động xây dựng NTM trên địa bàn trong đó tập trung tuyên truyền về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác tuyên truyền sâu rộng về quan điểm, chủ trương, mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cao Lộc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò nòng cốt trong vận động, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện phong trào xây dựng NTM.

+ Nâng cao nhận thức cho người dân:

Hiện nay nhận thức, ý thức của một số cán bộ và người dân về Chương trình xây dựng

NTM còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, hiện tại nhiều người dân không hiểu mục tiêu xây dựng NTM, họ

cho rằng công việc này là của nhà nước; nhà nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; vì vậy, họ háo hức, trông chờ sự thay đổi từ nhà ra phố dựa trên sự đầu tư về kinh phí của nhà nước chứ không phải sự thay đổi từ tự thân của chính mình, bằng sự nỗ lực của chính mình. Cho nên, việc làm đầu tiên và đáng quan tâm nhất là cải thiện nếp nghĩ, làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc xây dựng NTM.

Để làm được điều đó, trước hết phải làm tốt công tác vận động tuyên truyền, biến nó trở thành như một phong trào từ Trung ương đến địa phương. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, Chính phủ Hàn Quốc nhận thấy nếu không có sự nỗ lực của người dân thì phong trào sẽ thất bại. Tổng thống – người đứng đầu quốc gia phát động phong trào, sau đó triển khai rất bài bản, trở thành một phong trào toàn quốc. Cuộc cải tổ ý thức của người dân được dựa trên khẩu hiệu tinh thần “đã làm là được”, “tất cả đều có thể làm được” và “nhất định phải làm”. Và Hàn

quốc đã thành công với phong trào “làng mới”. Từ năm 1970, Hàn Quốc vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong đó 80% sống trong nhà vách đất, dùng đèn dầu, đường làng nhỏ hẹp, thậm chí xe ngựa không qua được, gần như không có công trình vệ sinh,

văn hóa, y tế, đói ăn, thất học… Vậy mà bây giờ Hàn Quốc trở thành nước có nền kinh tế - văn hóa phát triển đứng tốp đầu các quốc gia phát triển ở châu Á và đứng thứ 12 thế giới.

Để công tác tuyên truyền có hiệu quả thì cán bộ, đảng viên phải gương mẫu. Nhất là trong việc đóng góp tiền, công cũng như hiến đất xây dựng giao thông nông thôn. Phát huy tốt vai trò của người có uy tín như già làng, trưởng bản, đến từng hộ dân thăm hỏi, vận động, thuyết phục. Để giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò chủ thể của mình, công

tác tuyên truyền cần tập trung làm rõ mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM là vì

người dân, hướng đến người dân, tất cả vì cuộc sống của chính bản thân họ và gia đình họ. Tất cả mọi người dân được hưởng và cả xã hội được hưởng thành quả đó.

- Đadạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình:

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia; các

chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, huy động tối đa nguồn lực của địa

quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn để

thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Tiếp tục huy động vốn đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cộng đồng dân cư và người dân tham gia xây dựng NTM trên tinh thần tự

nguyện, bàn bạc dân chủ; không thực hiện huy động quá sức dân.

Hỗ trợ thủ tục đểngười dân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng; hỗ trợ các nội dung

sau vay theo quy định đảm bảo các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng để tham gia thực hiện Chương trình.

- Phát triển sản xuất và đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất:

Tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Chương trình số 22/CTr-UBND ngày 15/7/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020; thực hiện lồng ghép các

chương trình, dựán đang triển khai trên địa bàn để hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân; Khuyến khích hình thành, nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế, hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật cao vào sản xuất hình thành chuỗi giá trị phù hợp; Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tại xã Gia cát, huyện Cao Lộc gắn với Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng:

Tập trung huy động tối đa cácnguồn lực và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của

các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên

địa bàn và các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và

nông thôn, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cộng đồng dân cư như thuỷ lợi, giao thông và các công trình phúc lợi xã hội; lựa chọn các công trình dễ làm, ít tốn kém, có thểhuy động được sức dân và nguồn lực xã hội khác, đồng thời chú trọng phát huy, kế thừa tối đa các công

trình hiện có, kết hợp với bổ sung nâng cấp và xây dựng mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng NTM

Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán

bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp. Đối tượng đào tạo, tập huấn: Cán bộ thuộc

các cơ quan có chức năng xây dựng, thẩm định quy hoạch xây dựng NTM; cán bộ

quản lý, chuyên môn về xây dựng NTM ở cấp thành phố; cán bộ Ban quản lý NTM của xã và Ban phát triển thôn; Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình NTM điển hình, tiêu biểu cho một số thành viên Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc, đại diện các xã và Ban phát triển thôn, đại diện hộ dân tiêu biểu, điển hình trong xây dựng NTM.

- Công tác thi đua, khen thưởng:

Tiếp tục thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng hàng năm và giai đoạn để kịp thời

động viên, khen thưởng, biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong việc tham gia thực hiện Chương

trình xây dựng NTM.

- Xây dựng NTM phải theo chiều sâu vàtránh hình thức:

Xây dựng NTM không chỉ là lo xây dựng những đường giao thông, trụ sở mà phải làm những việc nhỏ nhất cụ thể, thiết thực nhất trong từng gia đình như việc sữa chữa lại ngôi nhà, chuồng trại, dời dọn cổng ngõ, tường rào, cây cối để làm đường giao thông, mương thoát nước, vệ sinh môi trường… theo mô hình nhà vườn mẫu: xanh, sạch, đẹp. Tư vấn cho gia đình trồng cây gì cho năng suất cao, dễ bán, mang lại thu nhập cao… Và nên chọn mô hình mẫu để đầu tư khoa học, công nghệ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Với những kết quả đạt được ngay từ đầu, người nông dân sẽ tin vào sức mình, tin vào Chính phủ và phấn khởi đóng góp công sức, bắt tay xây dựng ngôi làng của mình khang trang, có cuộc sống tốt đẹp hơn. Để trở thành một phong trào thực sự, chính quyền nên có chính sách khen thưởng cho những làng làm tốt, hiệu quả, về đích sớm trong việc xây dựng NTM của làng mình.

Sau khi đã có sự thống nhất giữa người dân ở nông thôn, chính quyền ở cơ sở và sự thẩm định của chínhquyền cấp trên về chương trình, nội dung xây dựng NTM phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của địa phương, nếu địa phương nào không theo kịp phong trào thì cán bộ chủ chốt phải có những hình thức kỷ luật như

chuyển công tác mới. Đó cũng là giải pháp khắc phục, hạn chế một bộ phận cán bộ cấp cơ sở hiện nay còn thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, trình độ, năng lực, sức khỏe chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

3.2.3 Thúc đẩy phát triển ngành nghề trên cơ sở mạng lưới giao thông đã được xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 59 - 64)