Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 28)

- Địa hình: Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn, độ

cao trung bình của toàn huyện khoảng 260m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn cao

1.541 m nằm trên núi Mẫu Sơn. Địa hình đồi núi Cao Lộc có cấu trúc thành hai khối núi: núi Mẫu Sơn ở phần Đông của huyện và núi đá vôi Đồng Đăng ở Tây - Tây Bắc huyện.

- Khí hậu, thủy văn: Khí hậu của Cao Lộc chia bốn mùa rõ rệt , nhiệt độ trung bình

năm là 21oC, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 27 oC - 32 oC, nhiệt độ trung bình

mùa đông là 13 o

C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 9 oC, có nơi, có ngày nhiệt độ

xuống dưới -1 oC. Thủy văn lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, đạt

1.320mm, 70% lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiều xã mùa khô thiếu nước như

Thuỵ Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Lộc Yên. Tốc độ gió trung bình năm là 2,0 m/s, mùa đông có gió mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Độẩm trung bình cảnăm là 82%.

- Tài nguyên đất: Theo địa giới hiện tại diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện chiếm 82,61% tổng diện tích tự nhiên (52.397 ha), trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 13,85 %, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn bằng 85,99%. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 4,9% tổng diện tích tự nhiên (3109,02 ha). Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, khoảng 12,49% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất bằng chưa sử

dụng là 2,41%, đất đồi núi chưa sử dụng có 6702 ha, bằng 84,6% diện tích đất chưa sử

dụng. Núi đá không có rừng cây có 1.028,24 ha chiếm 12,98% tổng diện tích đất chưa

sử dụng.

- Tài nguyên nước: Cao Lộc có mật độ sông suối tương đối dày, lớn nhất là con sông Kỳ Cùng chảy qua 4 xã. Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36, đây là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước. Trên địa bàn hiện có 75,1 ha mặt nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, 101 công trình thuỷ lợi lớn

nhỏ với năng lực tưới thực tế là 1.120 ha (theo thiết kế là 1.391 ha).

- Tài nguyên rừng: Huyện Cao Lộc có trữlượng rừng không lớn, thực vật, động vật đa

dạng, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy nhiên nguồn tài nguyên rừng đã bị suy kiệt rất nhiều. Năm 2000, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Cao Lộc chỉ đạt 25%. Trong 10 năm qua, nhân dân huyện Cao Lộc đã nỗ lực trồng thêm rừng, vườn ươm làm tăng giá trị kinh tế của rừng và góp phần bảo vệ môi sinh và cải thiện môi trường. Năm 2010 tỷ lệ che phủlà 52%, trong đó rừng trồng và vườn ươm là

20.763,20 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích rừng của huyện.

- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản của Cao Lộc không nhiều và trữ lượng nhỏ, có thể khai thác bằng các hình thức tận thu phục vụ phát triển công nghiệp địa phương,

phân bố các loại khoáng sản gồm: quặng nhôm Tam Lung -Thụy Hùng, đa kim Tình

Slung - Gia Cát, vàng sa khoáng sông Kỳ Cùng (Tân Liên và Gia Cát), đất sét, cao lanh ở Cao Lộc, Hợp Thành; cát xây dựng nằm rải rác dọc sông Kỳ Cùng (Gia Cát, Song Giáp) và mỏ đá vôi - Hồng Phong (xã Yên Trạch), Phú Xá, Bình Trung; suối khoáng Mẫu Sơn có thể cung cấp lượng nước khoáng khoảng 500 nghìn m3/năm.

- Tài nguyên du lịch: Cao Lộc là huyện miền núi có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi cao là tiềm năng tự nhiên quý giá để phát triển du lịch. Điển hình là khu vực Mẫu

Sơn cách TP Lạng Sơn 30 km về phía Đông, liên kết 03 xã Công Sơn, Mẫu Sơn

(huyện Cao Lộc) và xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) có diện tích 10.470 ha, nằm ở độ

cao 1.541m so với mặt biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 15,60C, rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Mẫu Sơn được bao bọc bởi trăm quả núi lớn nhỏ. Mùa hè mát mẻ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sương mù bao phủ, những ngày giá rét thỉnh thoảng có tuyết rơi. Nổi tiếng với các sản phẩm đặc trưng như đào Mẫu Sơn, chè Mẫu

Sơn, hoa đào Mẫu Sơn... lại rất thuận lợi về giao thông, giầu tài nguyên thiên nhiên, cách Hà Nội không đến 180 km, từ Mẫu Sơn du khách có thểđi thăm Trung Quốc qua cửa khẩu Chi Ma... Về giá trị tiềm năng du lịch Mẫu Sơn của Lạng Sơn có thể so sánh với Sapa của Lào Cai. Hiện Mẫu Sơn đang triển khai dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng và phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch leo núi.

(Nguồn từ Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Cao Lộc thời kỳ 2011 – 2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)