- Vị trí địa kinh tế: Theo giới hạn địa lý hiện tại huyện bao bọc Thành phố Lạng Sơn,
là trung tâm kinh tế, chính trị, là vùng kinh tếđộng lực của tỉnh. Huyện có 23 đơn vị
hành chính gồm hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 21 xã (xã Tân Thành, xã Xuân Long, xã Yên Trạch, xã Tân Liên, xã Gia Cát, xã Công Sơn, xã Mẫu
Sơn, xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu, xã Hải Yến, xã Lộc Yên, xã Thanh Lòa, xã Hòa Cư, xã
Hợp Thành, xã Thạch Đạn, xã Bảo Lâm, xã Thụy Hùng, xã Song Giáp, xã Phú Xá, xã Bình Trung, xã Hồng Phong). Huyện Cao Lộc có trên 75 km đường biên giới với Trung Quốc, có 2 cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đồng Đăng, có các cặp chợ biên giới quan trọng, có các trục giao thông đường bộvà đường sắt quốc tế, quốc lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện , với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng Sơn
nằm gần như hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc, đây còn là vùng
kinh tếđộng lực của tỉnh, nên đã tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong phát triển Kinh tế - Xã hội và khẳng định tầm quan trọng về Quốc phòng - An ninh không chỉ đối với Lạng Sơn, mà còn đối với toàn quốc.
- Dân cư: Theo số liệu thống kê dân số trung bình của huyện Cao Lộc đến năm 2010 là
74.588 người, mật độdân cư trung bình là 118 người/km2. Tốc độ gia tăng dân số của huyện trong giai đoạn phát triển vừa qua đã giảm dần, tỷ lệtăng dân số trung bình thời kỳ 2006-2010 là 0,9%/năm, tỷ lệ nữ là 50,3%, nam là 49,7%. Tỷ lệ đô thị hóa của huyện năm 2010 là 19,56%, so với mức độ đô thị hóa của tỉnh Lạng Sơn và của toàn vùng Trung du miền núi phía Bắc, tỷ lệ đô thị hóa của Cao Lộc đạt mức trung bình. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá của Cao Lộc tăng nhanh do chủ trương
phát triển Khu Kinh tế Cửa Khẩu K Đồng Đăng. Cao Lộc có 05 dân tộc chính: Nùng,
Tày, Kinh, Dao, Hoa. Dân cư huyện Cao Lộc phân bốkhông đều giữa các địa phương
trong huyện. Mật độ dân cư cao nhất huyện là Thị trấn Cao Lộc, ở các xã vùng cao mật độdân cư rất thấp, đời sống còn khó khăn.
- Nguồn nhân lực: Đến năm 2010 số người trong độ tuổi lao động là 40.447 người, chiếm 54,23% dân số, trong đó có 40.293 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chủ yếu làm các nghề nông nghiệp, lâm nghiệp. Số lao động cần giải quyết
việc làm là 1.253 người, chiếm tỷ lệđến 3,1% tổng sốlao động hiện có, riêng khu vực thành thị tỷ lệ cần giải quyết việc làm đang rất cao tới 12%.
Trình độlao động nhìn chung còn rất thấp kém, tỷ lệlao động qua đào tạo là 35,67%;
lao động tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học là 1,39%, lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 3,63%; công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ là 2,65%.
Cơ cấu lao động theo nghề nghiệp: Lực lượng lao động của huyện tập trung chủ yếu ở
khu vực I, lao động làm các nghề nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, tới 77,4% tổng lao
động, lao động làm việc trong các ngành CN - XD chiếm 5,77%, các ngành dịch vụ
chỉ chiếm 16,83%. Năng suất lao động trung bình của ngành nông lâm thủy sản mặc
dù có tăng qua các năm những vẫn ở mức rất thấp, khoảng 8,21 triệu đồng/lao động
/năm, bằng 37,9% năng suất lao động trung bình của nền kinh tế. Trong khi đó, GDP
bình quân một lao động ngành CN -XD tới trên 107,75 triệu đồng/năm, và chỉ tiêu
tương ứng đối với khối ngành dịch vụ là gần 58,62 triệu đồng/năm.
Nhìn chung lực lượng lao động của huyện tương đối dồi dào, ngày càng được tiếp cận dễdàng hơn với các dịch vụđào tạo, dạy nghề, đáp ứng đủ sốlượng cho nhu cầu phát triển trước mắt của các ngành kinh tế.
Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của huyện hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật tăng nhanh (bao gồm cả công nhân kĩ
thuật, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học) song cũng mới chỉ
bằng khoảng 4% tổng lao động.
Nguồn nhân lực được đào tạo còn mất cân đối giữa các ngành và các bậc đào tạo, lao
động có bằng cấp chuyên môn chỉ chiếm 7,67% tổng lao động được đào tạo. Ngoài ra,
do lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao, lại là lao động có chất lượng thấp nên khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa sẽ có thể tạo ra tình trạng dư thừa lao động khu vực nông nghiệp trong khi vẫn thiếu
lao động khu vực phi nông nghiệp và nhiều hệ quả tiêu cực trong việc giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội.
(Nguồn từ Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Cao Lộc thời kỳ 2011 – 2020)
2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn