Kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 55)

a) Kết quả thực hiện tiêu chí số 02 trên toàn địa bàn huyện Cao Lộc

- Đường trục xã: Tổng chiều dài 266,5 km; cứng hóa được 97,5 km (đạt 37%). - Đường trục thôn: Tổng chiều dài 201,3 km; cứng hóa được 98,3 km (đạt 49%). - Đường ngõ xóm: Tổng chiều dài 315,4 km; cứng hóa được 142,1 km (đạt 45%). - Trục chính nội đồng: Tổng chiều dài 14,1 km; cứng hóa được 4,1 km (đạt 29%). b) Hạn chế, nguyên nhân:

- Chưa phát huy nội lực, chưa có cơ chế chính sách phù hợp huy động các nguồn lực xã hội, kết hợp lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung

ương, của tỉnh và các tổ chức khác, coi trọng và phát huy phương thức “dân làm, nhà

nước hỗ trợ” đểđầu tư cho phát triển giao thông nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong đầu tư phát

triển giao thông nông thôn còn thiếu và yếu.

- Công tác quán triệt thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TU ngày 12/8/2011 của Ban chấp

hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011-2020; Quyết định số1252/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh Lạng Sơn

về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020. Nghị

quyết số 19/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Về phát triển GTNT tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2016-2020 chưa được sâu rộng. Chính quyền cấp xã xây dựng Chương trình, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thực hiện; tuyên truyền, vận động mọi thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đóng góp để đầu tư phát triển giao thông nông thôn.

- Nhận thức của chính quyền địa phương chưa cao về tầm quan trọng của việc bảo trì

đường giao thông nông thôn; việc quản lý, khai thác, bảo trì phải được thực hiện ngay

sau khi công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng; việc xây dựng kế hoạch bảo trì phải

được thực hiện hằng năm, theo số liệu thống kê thực tế về khối lượng, tình trạng công

trình và định mức bảo trì tương ứng. Nguồn vốn bảo trì do ngân sách huyện và huy

- Công tác ứng dụng khoa học - kỹ thuật, sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới vào lĩnh

vực đầu tư phát triển giao thông nông thôn; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý,

điều hành và khai thác chưa cao.

- Thiếu nguồn nhân lực xây dựng đường giao thông nông thôn, năng lực quản lý nhà

nước trong đầu tư phát triển giao thông nông thôn còn hạn chế.

Kết luận chương 2

Nội dung chương 2 đã Giới thiệu thiệu ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện Cao Lộc cũng đã giới thiệu được chức năng hoạt

động và các thành viên trong Ban chỉ đạo Nông thôn mới huyện Cao Lộc; Thực trạng xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đưa ra minh chứng bằng số

liệu về mục tiêu cụ thể thực hiện xây dựng Nông thôn mới giai đoạn đến năm 2015 và đến năm 2020; Thực trạng triển khai tiêu chí giao thông trên địa bàn huyện Cao Lộc và đánh giá được hiệu quả của tiêu chí giao thông và cũng thống kê kết quả

thực hiện tiêu chí 02 – tiêu chi giao thông của huyện đã thực hiện được trong giai

đoạn và phân tích được hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện tiêu chí giao thông nói riêng và 19 tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới huyện Cao Lộc.

Từ những hạn chế trên tác giả đã phân tích và tìm ra các nguyên nhân để từ đó sẽ đưa ra một số giải pháp hoàn thiện trong chương 3.

CHƯƠNG 3 NÂNG CAO HIU QU KINH T - XÃ HI CA TIÊU CHÍ GIAO THÔNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUC GIA V XÂY DNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYN CAO LC, TNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tiêu chí giao thông trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn (Trang 53 - 55)