2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
2.2.2 Các giải pháp thực hiện
a) Hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới
Năm 2011 có 21/21 xã thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới tập trung quy hoạch đảm bảo các yếu tố cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng văn minh, quy hoạch như sau:
- Về quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất hàng hoá công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại; quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh trồng trọt tại các xã; quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại đảm bảo hợp lý, phù hợp, thuận lợi cho phát triển lâu dài cho các ngành trong tương lai.
- Kết hợp quy hoạch về sử dụng đất phát triển sản xuất và quy hoạch các khu dân cư với quy hoạch xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường phù hợp theo chuẩn mới.
- Về quy hoạch và chỉnh trang các khu dân cư: Các khu dân cư hiện tại cơ bản đã ở các vị trí thuận lợi và phù hợp với nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng quy hoạch phát triển các khu dân cư mới hiện đại, tập trung theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hoá để phù hợp với sự phát triển về dân số, nhu cầu về nhà ở, sinh hoạt của nông dân sau này. Các khu dân cư hiện nay cơ bản giữ nguyên
hiện trạng, đầu tư để xây dựng hệ thống thoát nước, các công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình để đảm bảo hợp vệ sinh và thực hiện các nội dung khác theo tiêu chí.
b) Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
- Giao thông:
Đầu tư xây dựng đường trục xã, liên xã: cần xây dựng, mở rộng cứng hoá 229,4 km, mở rộng mặt đường từ 3,5 - 5m có kết cấu bê tông hoặc nhựa.
Đường trục thôn (xóm): Cần xây mới và cứng hóa 490,82 km. Đường nội thôn ngõ xóm cần đầu tư cứng hóa 332,4 km. Đường trục chính nội đồng cần đầu tư cứng hóa 60,88 km.
- Thuỷ lợi:
Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh và nguồn vốn huy động tại địa phương, tập trung đầu tư đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 80% diện tích lúa vụ xuân, 80% diện tích lúa vụ mùa và các loại cây trồng khác. Để đạt được tiêu chí theo quy định cần đầu tư xây dựng 265,46 km kênh mương (trong đó xây mới 142,75 km, nâng cấp cải tạo 122,71 km), xây mới 10 trạm bơm, cải tạo, xây mới 65 đập dâng.
Cứng hoá trên 70% hệ thống mương cấp 3; tổchức rà soát bổ sung các loại quy hoạch theo các tiêu chí nông thôn mới, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhu cầu vốn cho 3 loại quy hoạch của 21/21 xã.
- Điện: Để đạt tiêu chí về tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn điện lưới quốc gia, đến năm 2015 cần đầu tư xây dựng mới 40 trạm biến áp, cải tạo nâng cấp 44 trạm biến áp, cải tạo, nâng cấp 165,8 km đường dây hạ thế, xây dựng mới 88, 7 km đường dây hạ thế.
Sử dụng các nguồn lực; chủ động đề xuất với tỉnh đầu tư trạm biến áp điện cho các
thôn, bản vùng biên giới, vùng cao, vùng xa; phấn đấu đến năm 2012 số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn đạt 96 % trở lên.
- Trường học:Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia các trường:
+ Mầm non: Xây dựng hệ thống trường, lớp kiên cố, khang trang. Phấn đấu 75% đạt chuẩn quốc gia.
+Tiểu học: 100% trường, điểm trường xây dựng kiên cố, đạt 33,3% trường đạt chuẩn Quốc gia, trong đó 10% đạt chuẩn mức độ II.
+THCS: Đầu tư, xây mới trường đạt chuẩn, Phấn đấu 60% các trường có phòng học
chức năng chuyên biệt đảm bảo tốt cho yêu cầu dạy học, 28,6% trường đạt chuẩn Quốc gia.
+ Đầu tư xây dựng các trường mới tách, Trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp dạy nghề, xây mới và nâng quy mô Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện lên gấpđôi hiện nay. Tổng số đến năm 2012, đầu tư xây dựng 54 phòng học, 61 phòng chức năng đối với trường Mầm non; 15 phòng học, 21 phòng chức năng đối với trường Tiểu học; 6 phòng chức năng đối với trường THCS.
Giai đoạn 2012-2015 và đến năm 2020:
+ Mầm non: 70% các trường chuẩn mức độ 1 và 30% đạt chuẩn mức độ 2.
+Tiểu học: 80% các trường chuẩn mức độ 1 và 20% đạt chuẩn mức độ 2.
+THCS: 85% các trường chuẩn mức độ 1 và 15% đật chuẩn mức độ 2.
- Cơ sở vật chất văn hóa: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực văn hoá, thể thao, truyền thanh, truyền hình, đáp ứng được yêu cầu hoạt động; thay thế một số trang thiết bị ở các trạm truyền hình; duy trì và phát huy truyền thống văn hoá các dân tộc trên địa bàn như Hát then, hát Sli, hát lượn, lễ hội Chùa Bắc Nga, lễ hội lồng tồng... Đầu tư xây mới 21 nhà văn hoá xã; 47 nhà văn hoá thôn; nâng cấp cải tạo 143 nhà văn hóa thôn; xây mới 21 sân vận động thể thao và trang thiết bị về hệ thống truyền thanh, thiết bị loa đài, bàn ghế...
- Chợ: Nâng cấp và xây mới các chợ đảm bảo tiêu chí các xã đều có chợ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trao đổi hàng hoá, phát triển dịch vụ - thương mại ở nông thôn.
Đầu tư, nâng cấp các chợ hiện có: Gia Cát, Cao Lâu; xây mới 19 chợ tại các xã còn lại. Có biện pháp thu hút, quản lý và khuyến khích các chợ hoạt động hiệu quả để chợ và trung tâm các xã thực sự trở thành đầu mối cung ứng vật liệu, hàng hoá cho sản xuất nông nghiệp, thu mua nông sản trên địa bàn và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân
dân.
- Bưu điện: Đầu tư nâng cấp và hiện đại hoá hệ thống thông tin - bưu điện văn hóa xã, đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015, đạt 15 máy điện thoại/100 người dân, xây mới, nâng cấp các điểm bưu điện văn hoá 21/21xã, 100% thôn bản truy cập được Interet.
- Nhà ở:Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn xã hội, vai trò làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực phấn đấu đạt 75% các hộ dân có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng quy định.
c) Phát triển sản xuất hàng hoá và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập cho người dân:
Thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt chỉ tiêu 1,4 lần/năm so với mức bình quân khu vực nông thôn trong tỉnh. Đến năm 2015 giảm hộ nghèo còn dưới 10%. Quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, hoạt động có hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp cón dưới
45%.
Các giải pháp thực hiện:
+ Đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, phấn đấu nângcao hiệu quả và tỷ trọng hàng hoá.
+ Tổ chức lại sản xuất, quan tâm phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và doanh nghiệp ở nông thôn. Khuyến khích xây dựng và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác theo hướng đa ngành, nghề và dịch vụ; phát triển các ngành nghề về chế biến nông sản; chuyển một phần lao động nông nghiệp sang lao động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
+ Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp nhất là trong khâu giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật canh tác, thâm canh, khảo nghiệm, tuyển chọn và ứng dụng các loại cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả. Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thất thoát và nâng cao hiệu quả sản xuất. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện đặc thù từng xã, từng địa bàn. Đối với cây lương thực, cơ bản giữ ổn định diện tích trồng lúa, phấn đấu tăng thêm diện tích trồng ngô. Phát triển thêm các loại giống cây trồng có giá trị như đỗ tương, mía... Khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn để gắn sản xuất với tiêu dùng, chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết nhu cầu việc làm. Tiếp tục quan tâm đầu tư cho thuỷ lợi kết hợp với bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến
lâm, chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật chuyên canh, thâm canh các loại cây trồng đến tận hộ dân.
+Phấn đấu thực hiện được mục tiêu về phát triển đàn gia súc vào năm 2015, tập trung đẩy mạnh phát triển đàn lợn nái có quy mô lớn tại các hộ gia đình, phấn đấu đến năm 2015 số lợn nái đạt trên 800 con, cung ứng 8.000 con lợn giống/năm (bằng gần 30% nhu cầu) cho nhu cầu lợn giống trên địa bàn. Tiếp tục phát triển đàn gia cầm (số lượng khoảng 400.000 con), diện tích nuôi cá nước ngọt (15 ha). Làm tốt công tác thú y, chủ động phòng chống các loại bệnh dịch.
+Khuyến khích các thành phần kinh tế, nhân dân trên địa bàn tham gia phát triển kinh tế rừng. Phấn đấu trong 5 năm trồng mới được 400 ha rừng, bình quân hàng năm tăng 5%; định hướng trước mắt sản xuất lâm nghiệp vẫn tập trung vào các loại cây hồi, mác mật, sở, thông, keo và bạch đàn phân bố trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng xã.
+Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện, trước hết là các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản... Hỗ trợ nghiên cứu nâng cao hiệu quả, giảm các tỷ lệ tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và sự ổn định của chất lượng sản phẩm. Tiếp tục khuyến khích mở rộng sản xuất phát triển các ngành nghề phục vụ đời sống sinh hoạt như sản xuất chế biến nông lâm sản, sản xuất gạch, đồ mộc, sửa chữa cơ khí, đồ điện tử… nhằm thu hút nguồn nhân lực và tăng
thu nhập cho người lao động. Tăng cường mở các lớp đào tạo nghề, các lớp hướng dẫn kỹ thuật tại các trung tâm học tập, trang bị những kỹ năng hiểu biết cho người lao động trong từng lĩnh vực. Có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư thực hiện các dự án, đề án về sản xuất kinh doanh có sử dụng nhiều lao động địa phương.
* Phát triển văn hoá, xã hội và môi trường:
- Giáo dục: Tăng cường phát triển và nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo một cách toàn diệnđể đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí và góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tiếp tục phát triển bậc giáo dục mầm non, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trẻ 5 tuổi vào năm 2013, trẻ 3- 5 tuổi ra mẫu giáo đạt 95%, thiếu niên trong độ tuổi ra học tiểu học đạt 99% và THCS đạt 98%; các lớp tiểu học có điều kiện được học ngoại ngữ và tin
học; 100% trường THCS được học tin học; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập THCSđạt và duy trì bền vững; triển khai và thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông theo đúng tiến độ.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phấn đấu trên 80% giáo viên đạt trên chuẩn và 90% cán bộ quản lý các trường học có trình độ trung cấp lý luận chính trị và quản lý giáo dục.
- Đào tạo: Thực hiện tốt chế độ ưu đãi về giáo dục đối với con em các dân tộc thiểu số. Tăng cường mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Thực hiện đào tạo nghề cho nông dân để đáp ứng được yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, ngành nghề. Tăng tỷ lệ lao động trong độ tuổi được bồi dưỡng các kỹ năng lao động, đào tạo nghề.
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức tổ chức sản xuất, kiến thức quản lý và kiến thức kinh tế thị trường cho cán bộ Hợp tác xã, các chủ trang trại.
Đào tạo kiến thức quản lý, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn cho cán bộ Đảng, chính quyền, các đoàn thể từ xã đến các thôn
Về nhu cầu kinh phí đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Tổng vốn dự kiến là 87.519 triệu đồng.
- Y tế: Tập trung huy động mọi nguồn lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ
huyện đến cơ sở. Tiếp tục đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ, phấn đấu 100% trạm y tế có bác sĩ, trung tâm y tế huyện có thạc sĩ và có từ 4 chuyên khoa cấp 1 và 2 trở lên. Phấn đấu đến năm 2015, đưa số giường bệnh lên 198 giường, tăng 42 giường so với năm 2010, bình quan mỗi trạm y tế xã tăng thêm 02 giường. Nâng cao chất lượng y tế thôn, bản đáp ứng ngày càng tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Triển khai hiệu quả các chương trình y tế, tăng cường giám sát, xử lý kịp thời các bệnh dịch có nguy cơ lây lan và các dịch bệnh mới phát sinh, thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, duy trì vững chắc kết quả đã đạt được. Tăng cường công tác tuyên truyền trong nhân dân và cộng đồng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý chất thải hợp lý bảo đảm vệ sinh môi trường. Vận động hướng dẫn nhân dân, đặc biệt là vùng cao, vùng xa ăn ở hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 20 % vào năm 2015.
Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản. Từng bước nâng cao chất lượng dân số, phấn đấu giảm tỷ suất sinh hàng năm từ 0,8 -
1,0%, đến năm 2015 tỷ suất sinh còn dưới 15 %, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 hàng năm
1,0 - 1,2 %. Trên 70% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, thực hiện quy mô gia đình ít con, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. Duy trì và phát huy hiệu quả đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã theo quy định. Chú trọng phát triển hoàn thiện mạng lưới y tế thôn bản nâng cao kết quả bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại cộng đồng.
Để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác y tế nhằm phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng tốt hơn cần đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị máy móc cho 21/21 Trạm y tế các xã.
- Phát triển văn hoá: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” phấn đấu đến năm 2015 có 60% và năm 2020 có 100% số thôn, bản khu phố đạt danh hiệu thôn, bản văn hóa; từ 1-2 xã đạt danh hiệu văn hoá; 75% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Tiếp tục quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn. Khai thác, phát huy giá trị văn hoá, du lịch của các lễ hội, danh thắng,