Phân tích các nguyên nhân dẫn tới nghèo đa chiều tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Phú Lương, tỉnh

4.1.3. Phân tích các nguyên nhân dẫn tới nghèo đa chiều tại địa bàn nghiên cứu

a. Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định

Phân tích về mối quan hệ giữa trình độ học vấn với khu vực làm việc của người lao động cho thấy lao động có trình độ giáo dục phổ thông thấp, không có chuyên môn làm việc chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp là ngành có năng suất lao động xã hội thấp, thu nhập bấp bênh và thấp nhất trong tất các ngành kinh tế. Phi nông nghiệp là ngành mang lại thu nhập cao và ổn định hơn. Sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu là làm ruộng và chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Theo số liệu điều tra tại bảng 4.16 có tới 88,2% số lao động chưa học hết lớp 1; 45,3% không có bằng cấp và 40,5% học hết bậc tiểu học làm việc nông nghiệp, tỷ lệ này đa phần thuộc nhóm hộ

nghèo. Ngược lại, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất thấp, chỉ có 1,8% lao động có trình độ cao đẳng; 0,6% lao động có trình độ đại học làm việc ở lĩnh vực này.

Bảng 4.15. Trình độ giáo dục và khu vực làm việc

Đơn vị tính: % Trình độ giáo dục Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình khá

NN PNN NN PNN NN PNN Chưa học hết lớp 1 88,2 0,0 11,8 0,0 0 0,0 Không có bằng cấp 45,3 9,4 30,5 10,8 4,0 0,0 TN tiểu học 40,5 5,7 40,5 0,3 3,0 0,0 TN THCS 35,6 5,4 50,7 3,0 5,3 0,0 TN THPT 9,7 5,4 17,6 13,5 14,7 39,1 Sơ cấp nghề 0,0 2,4 1,4 12,7 5,2 78,3 TC nghề 0,0 3,2 0,8 10,6 4,5 80,9 Cao đẳng 0,0 0,0 0,0 4,6 1,8 93,6 Đại học 0,0 0,0 0,4 7,2 0,6 91,8 Sau đại học 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Chi phí cho giáo dục đối với người nghèo còn lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận được còn hạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo.Trình độ học vấn thấp hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.

b. Về tài sản

Khảo sát các hộ dân về nguyên nhân đói nghèo và nguyện vọng của họ kết quả được tổng hợp tại bảng 4.16 và bảng 4.17. Nhìn chung phần lớn các hộ đều đánh giá có 3 nguyên nhân gây ra đói nghèo là do thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác và thiếu phương tiện sản xuất.

Những nguyện vọng được các hộ nông dân quan tâm nhiều nhất là được vay vốn ưu đãi, hỗ trợ phương tiện sản xuất (có nhu cầu từ 40% đến gần 80%). Đáng chú ý là các hộ dân trên địa bàn huyện Yên Đổ có nhu cầu được hỗ trợ phương tiện sản xuất khá cao (có tới 50% số người được hỏi đề nghị). Những thông tin này có ý nghĩa quan trọng cho các khuyến nghị về công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Bảng 4.16. Nguyên nhân đói nghèo (số phiếu ghi có)

Đơn vị tính:%

TT Nguyên nhân Yên Ninh Yên Đổ Động Đạt

1 Thiếu vốn sản xuất 66,60 59,0 45,85 2 Thiếu đất canh tác 40,00 45,45 29,20 3 Thiếu phương tiện sản xuất 33,35 50,00 22,65 4 Thiếu lao động 26,65 22,75 16,65 5 Đông khẩu ăn theo 13,35 13,60 20,85 6 Thiếu việc làm 16,60 4,55 20,85 7 Không biết cách làm ăn 30,00 0,00 0,25 8 Ốm đau hoặc có bệnh xã hội 13,35 9,05 29,20 9 Không chịu khó lao động 0,00 0,00 0,00 10 Nguyên nhân khác 3,35 4,55 8,35

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Bảng 4.17. Nguyện vọng của hộ (số phiếu ghi có)

(Đơn vị tính:%)

STT Nguyện vọng Yên Ninh Yên Đổ Động Đạt

1 Được hỗ trợ vay vốn ưu đãi 76,65 50,00 45,85 2 Được hỗ trợ đất sản xuất 26,65 22,75 20,85 3 Được hỗ trợ phương tiện sản xuất 40,00 36,35 50,00 4 Được hỗ trợ đào tạo nghề 46,65 13,70 37,50 5 Được giới thiệu việc làm 33,35 13,65 4,20 6 Được iới thiệu cách làm ăn 20,00 9,10 45,85 7 Được hỗ trợ xuất khẩu LĐ 6,65 4,55 0,00 8 Được trợ cấp xã hội 0,00 18,20 20,85

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) c. Các nguyên nhân về nhân khẩu học

Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao. Đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo.

Theo số liệu điều tra, số hộ có quy mô hộ gia đình từ 6 người trở lên chiếm 49,9% tổng số hộ nghèo; 33,3% số hộ từ 5 đến 6 khẩu. Quan niệm của những hộ này là càng đông con càng có nhiều lao động, họ đẻ nhiều, đẻ dày và quan niệm phải có bằng được con trai để nối dõi, bên cạnh đó họ không có biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Quy mô hộ gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao. Còn

một số hộ mới tách khẩu, con nhỏ họ chưa có điều kiện về sinh kế chiếm 19,1%.

Bảng 4.18. Quy mô hộ gia đình của nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu

Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ không nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số khẩu BQ/ hộ > = 6 9 42,9 3 15,8 0 0,0 5= < số khẩu BQ/ hộ < 6 7 33,3 8 42,1 32 40,0 4 =< Số khẩu BQ/ hộ < 5 1 4,8 5 26,3 45 56,3 Số khẩu BQ/ hộ < 4 4 19,1 3 15,8 3 3,8 Tổng 21 100 19 100 80 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Phân tích quy mô hộ gia đình của nhóm hộ nghèo đa chiều được phân tổ gồm 3 nhóm hộ nghèo cùng cực, nghèo thu nhập và nghèo đa chiều tại bảng 4.19.

Bảng 4.19. Quy mô hộ gia đình của nhóm hộ nghèo đa chiều

Chỉ tiêu

HN cùng cực HN thu nhập HN đa chiều Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số khẩu BQ/ hộ > = 6 1 25,0 3 42,9 5 50,0 5= < số khẩu BQ/ hộ < 6 1 25,0 3 42,9 3 20,0 4 =< Số khẩu BQ/ hộ < 5 0 0,0 0 0,0 1 10,0 Số khẩu BQ/ hộ < 4 2 50,0 1 14,2 1 10,0 Tổng 4 100 7 100 10 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Với nhóm hộ nghèo cùng cực vừa thiếu hụt thu nhập vừa thiếu hụt đa chiều có 50,0% số hộ có quy mô hộ gia đình ít hơn 4 người, đây là những hộ vừa tách khẩu, con còn nhỏ, mẹ chưa đi làm nên sinh kế còn hạn chế. Tuy nhiên số lượng mẫu ở đâyquá bé (2 hộ) nên số liệu này không phản ánh được quy luật. Với nhóm hộ nghèo về thu nhập tỷ lệ nhân khẩu lớn hơn 6 người chiếm 42,9%; ở nhóm nghèo đa chiều là 50,0%.

Nhóm hộ cận nghèo quy mô hộ gia đình từ 5 đến 6 thành viên chiếm 42,1%, nhóm hộ này rất dễ rơi vào nhóm tái nghèo. Nhóm hộ không nghèo, quy mô hộ chủ yếu từ 4 đến 5 thành viên trong một gia đình tỷ lệ 56,3%, những hộ này đa phần đều nhận thức được đông con đồng nghĩa với nghèo, họ thực hiện rất tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

d. Đặc điểm dân tộc

Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng hộ thuộc dân tộc thiểu số có thu nhập thấp hơn hộ người Kinh hay người Hoa. Trong điều kiện như nhau, người dân tộc thiểu số có mức chi tiêu thấp hơn người Kinh hay người Hoa 13% (WB, 2014). Bởi vì phần lớn dân tộc thiểu số của Việt Nam sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển; ít có điều kiện học hành vì thế kỹ năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém. Hơn nữa, các hộ dân tộc thiểu số thường đông con, đất đai ít và không màu mỡ.

Ở Phú Lương có 8 dân tộc cùng nhau sinh sống, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh chiếm 54,2%; Tày 21,1%, Sán Chay 8,05%, Nùng 4,5%, Sán Dìu 3,29%, còn lại 4,82% là người các dân tộc Thái, Hoa, H'mông. Người dân tộc thiểu số ở Phú Lương tuy dân số chỉ chiếm 45,8% nhưng tỷ lệ hộ nghèo lại chiếm tới 73,27% (bảng 4.20).

Bảng 4.20. Ảnh hưởng của thành phần dân tộc đến nghèo đa chiều

TT Đơn vị Tổng số hộ nghèo (hộ) Hộ nghèo là người DTTS (hộ) Tỷ lệ (%) I. Thành thị 1 Thị trấn Đu 108 43 39,81 2 TT Giang Tiên 25 0 0,00

II. Nông thôn

3 Yên Ninh 459 395 86,06 4 Yên Trạch 661 588 88,96 5 Yên Đổ 280 189 67,50 6 Yên Lạc 587 442 75,30 7 Ôn Lương 86 59 68,60 8 Hợp Thành 156 137 87,82 9 Phủ Lý 272 219 80,51 10 Động Đạt 219 183 83,56 11 Phấn Mễ 75 19 25,33 12 Phú Đô 457 408 89,28 13 Vô Tranh 183 42 22,95 14 Tức Tranh 264 188 71,21 15 Cổ Lũng 103 18 17,48 16 Sơn Cẩm 71 5 7,04 Cộng: 4006 2935 73,27

Với tỷ lệ 73,27% số hộ nghèo đa chiều là dân tộc thiểu số ta thấy thành phần dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến nghèo đa chiều. Tình trạng này xuất phát từ thực tế đặc điểm của những hộ dân tộc thiểu số thường là những người có trình độ dân trí và tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, phong tục tập quán sinh hoạt cũng như sản xuất còn lạc hậu, công cụ sản xuất chủ yếu là thủ công. Do đó khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả các biện pháp đầu tư hỗ trợ về kỹ thuật, về tài chính của người dân tộc thiểu số thường thấp hơn so với người dân tộc Kinh, khả năng nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo do đó cũng bị hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó do tác động khách quan của điều kiện tự nhiên, thời tiết không thuận lợi ở những vùng núi cao là nơi tập trung đông người dân tộc thiểu số nên tỷ lệ nghèo của những hộ này thường rất cao so với tỷ lệ nghèo chung của toàn huyện.

Phân tích thành phần dân tộc với nhóm hộ nghèo điều tra tại bảng 4.21.

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của thành phần dân tộc với nhóm hộ nghèo đa chiều

Chỉ tiêu

HN cùng cực HN thu nhập HN đa chiều

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Kinh 0 0,0 1 14,2 1 10,0 Tày 1 25,0 2 28,6 3 30,0 Dân tộc khác 3 75,0 4 57,2 6 60,0 Tổng 4 100 7 100 10 100

Nguồn: số liệu điều tra của tác giả (2016) Theo số liệu điều tra, dân tộc khác (chủ yếu là người H’mông, người Dao) chiếm đa số trong tổng số các hộ nghèo điều tra. Tỷ lệ hộ nghèo của người dân tộc H’mong, Dao từ 57,2 – 75%; còn lại là dân tộc Tày từ 25 - 30%;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 85)