Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.2.Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2.Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam

2.2.2.1. Đặc điểm tình trạng nghèo đói của nước ta

* Giảm nghèo bấp bênh

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB & XH thừa nhận: “Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn, đó là tốc độ giảm đói, nghèo không đồng đều, chưa bền vững và thiếu tập chung cao. Tỷ lệ giảm nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60 - 70%, tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 47% tổng số hộ nghèo cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo tăng

9,2 lần (năm 2010) lên khoảng 9,4 - 9,5 lần (năm 2012) (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2012).

* Nghèo không chỉ về tiền bạc

Đánh giá công tác giảm nghèo, Bộ LĐTB & XH cho biết, trên thực tế Việt Nam đã thực hiện giảm nghèo đa chiều với nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ như về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn… Tuy nhiên có điểm khác biệt là Việt Nam vẫn dùng thu nhập làm thước đo để xác định đối tượng nghèo. Từ chuẩn đó mới xem xét, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các chính sách hỗ trợ.

Lâu nay công tác giảm nghèo ở Việt Nam tiến hành theo kiểu “thiếu thứ gì thì hỗ trợ thứ đó” là rất sai lầm. Nó đã vô tình tạo ra tâm lý ỷ lại không muốn thoát nghèo. Ngoài ra không ít người nghèo cho rằng mình phải được nhận tất cả mọi chính sách hỗ trợ. Thực tế không phải vậy, ví dụ để vay vốn sản xuất đối tượng phải có sức lao động, được học nghề, đáp ứng độ tuổi. Từ trước tới nay nhiều địa phương áp dụng phương pháp đo lường nghèo đơn chiều vì thế đã dẫn tới hạn chế không làm rõ được từng đối tượng nên áp dụng chính sách gì.

“Nghèo đa chiều” là chìa khóa tháo gỡ cho tình trạng “nghèo - thoát nghèo - tái nghèo” ở Việt Nam. Trong công tác xóa đói giảm nghèo, bên cạnh kế thừa những kinh nghiệm, cách làm hay cần có chiến lược giảm nghèo mới là một yêu cầu cấp bách. Song việc chuyển đổi phương pháp sang nghèo đa chiều để thực sự đem lại hiệu quả thì cần nhiều việc phải làm. Việc bình đẳng tuyệt đối giữa giàu với nghèo là rất khó. Chính vì vậy việc thực hiện chính sách an sinh xã hội nhà nước cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục…

2.2.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương ở Việt Nam

a, Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Tỉnh Lào Cai được tái lập từ tháng 10/1991, trong điều kiện kinh tế xã hội vô cùng khó khăn, 138/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 54,8% hộ thuộc diện đói nghèo. Sau nhiều năm phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đến năm 2004 tỉnh Lào Cai đã đạt được thành tựu: thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp 4 lần so với năm 1991. Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã bố trí 1.156 tỷ đồng thực hiện đề án giảm nghèo bền vững, bằng 167% kế hoạch ban đầu. Kết quả theo tiêu chí cũ đến hết năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 16%, trung bình mỗi năm giảm hơn 5 điểm % tỉ lệ hộ nghèo.

Một số kinh nghiệm của Lào Cai đó là:

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo, ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Đổi mới nội dung, phương pháp tiếp cận để tuyên truyền, giáo dục phù hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức, hiểu biết của Nhân Dân địa phương (Giàng Thị Dung, 2006).

b, Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

Tái lập tỉnh từ năm 1991, Tuyên Quang là một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo khá cao, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, có những xã tỉ lệ hộ nghèo còn trên 80%. Năm 2005, số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 55.447 hộ, chiếm 35,6% trên tổng dân số, năm 2010 Tuyên Quang đã giảm số hộ nghèo xuống còn 16,65%, bình quân giảm 7,1 điểm %/năm.

Tuyên Quang đã thực hiện tốt các giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh trên thị trường.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, kiên cố hoá kênh mương, tăng cường trang thiết bị, công cụ, dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.

2.2.2.3. Bài học kinh nghiệm giảm nghèo bền vững cho huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam với 76% dân số và 74% lực lượng lao động sống và làm việc ở khu vực nông thôn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao (cuối năm 2013 còn 11,6%). Do đó, tỉnh đã xác định công tác xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Thực tế đã cho thấy, thông qua nhiều hoạt động, phong trào, hình thức tuyên truyền, vận động của MTTQ các cấp trong tỉnh đã góp phần giúp nhiều hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo, từng bước làm giàu

năm qua, bằng sự nỗ lực của bản thân các hộ gia đình kết hợp với các chương trình hỗ trợ người nghèo của Nhà nước, kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên đã có những cải thiện đáng kể. Tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các phương thức sản xuất mới, các loại hình doanh nghiệp mới ra đời và phát triển khá mạnh trên thực tế đã mang lại những hiệu quả tích cực cho tiến trình “tấn công đói nghèo”.

Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo.

Thứ hai, cần có những cơ chế chính sách đặc thù nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho khoa học - công nghệ, cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, quan tâm đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động. Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.

Thứ năm, cần có chính sách cụ thể để phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế , văn hoá và các lĩnh vực khác.

Thứ sáu, cần mở rộng hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhằm đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ đến được tận tay những người nghèo, tránh thất thoát lãng phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ bảy, trong công tác giảm nghèo Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những người dân nghèo phải tự giác vươn lên.

Thứ tám, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)