Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 55)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1.Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu

3.2.1.1. Chọn điểm và mẫu nghiên cứu

Chọn xã: Huyện Phú Lương có 14 xã và 2 thị trấn được chia làm 3 vùng khác nhau về điều kiện địa hình, trình độ phát triển của huyện.

Vùng 1 là các xã, thị trấn nằm dọc theo đường quốc lộ 3 có điều kiện địa hình thuận lợi, dân cư tập trung mật độ đông, kinh tế phát triển.

Vùng 2 là các xã thuộc phía Đông của huyện, điều kiện địa hình nhiều núi cao, mật độ dân cư trung bình, kinh tế phát triển kém vùng 1.

Vùng 3 là các xã thuộc phía Tây của huyện, nhiều núi cao, tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.

Tôi tiến hành chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng của huyện để làm điểm nghiên cứu, đó là: xã Động Đạt, Yên Ninh và Yên Đổ.

Xã Động Đạt nằm bám theo quốc lộ 3, gần đền Đuổm, đây là xã đại diện cho vùng 1 của huyện Phú Lương. Xã có điều kiện địa hình thuận lợi, điều kiện kinh tế của người dân phát triển so với huyện.

Xã Yên Ninh nằm về phía Đông của huyện, đại diện cho vùng 2 của huyện. Đay là xã miền núi còn nhiều khó khăn, tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống.

Xã Yên Đổ nằm phía Tây của huyện, là xã miền núi, điều kiện kinh tế chậm phát triển, tập trung nhiều hộ nghèo, trình độ dân trí còn thấp, xã đại diện cho vùng 3 của huyện Phú Lương, tỉnh Phú Lương.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

Có hai phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Theo phương pháp này các số liệu được thu thập từ:

Các tài liệu thống kê đã công bố về hiện trạng nghèo đói, tình hình giảm nghèo đơn chiều và đa chiều trên địa bàn huyện, trong nước và trên thế giới.

Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế các ngành từ chi cục Thống kê, Phòng tài chính kế hoạch Phú Lương, số liệu thống kê huyện Phú Lương năm 2013 đến năm 2015, các báo cáo của UBND huyện Phú Lương, các quyết định của UBND huyện Phú Lương. Sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến nghèo, giảm nghèo.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để có được số liệu sơ cấp, chúng tôi tiến hành thực hiện điều tra khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu 02 nhóm đối tượng là Hộ gia đình và Cán bộ có liên quan trực tiếp đến công tác giảm nghèo ở xã và huyện.

* Đối với nhóm hộ

Chọn mẫu nghiên cứu được tính theo công thức sau: n= N/(1+N×e2) Trong đó:

N: là tổng thể mẫu;

n: là số mẫu cần thiết điều tra; e: là mức ý nghĩ thống kê.

Tính đến hết năm 2015, huyện Phú Lương có tổng số 29.597 hộ, ở mức ý nghĩa là 90%, ta có số mẫu cần thiết điều tra là:

n = 107.409/(1+ 107.409×0,12) = 99,66

Như vậy, để đáp ứng tính đại diện cho tổng thể mẫu, nghiên cứu này cần thiết phải lựa chọn tương đương 100 mẫu điều tra. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu điều kiện thực tế của công tác giảm nghèo ở huyện Phú Lương, để đảm bảo tính đại diện và phản ánh đầy đủ thực trạng vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành lựa chọn 120 mẫu điều tra các hộ dân tại 3 xã, mỗi xã 40 hộ, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng chia ra các nhóm hộ: hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ trung bình - khá. Tiêu chí chọn hộ như sau:

(1) Hộ nghèo

- Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng đủ từ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

(2) Hộ cận nghèo

Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

(3) Hộ trung bình - khá

Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên 1.000.000 đồng. Cơ cấu mẫu như sau:

Bảng 3.7. Số lượng mẫu điều tra theo địa phương và theo nhóm hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã Tổng số hộ (hộ) Số mẫu (hộ)

Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ trung bình khá Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Số hộ (hộ) Yên Ninh 1.862 40 24,65 10 21,97 9 53,38 21 Yên Đổ 1.739 40 16,10 7 12,82 6 71,08 27 Động Đạt 2.245 40 9,76 4 8,95 4 81,29 32 Tổng số 5.846 120 17,5 21 15,8 19 66,7 80

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu điều tra Nội dung khảo sát là đánh giá các chỉ tiêu nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều trên địa bàn.

* Đối với nhóm cán bộ làm công tác giảm nghèo tại các xã và huyện Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc 10 mẫu là cán bộ quản lý cấp huyện, cấp xã liên quan đến công tác giảm nghèo tại địa phương.

c. Phương pháp đánh giá nhanh

Sử dụng pháp pháp này thu thập và phân tích ý kiến của người ngoài cộng đồng, bằng các hoạt động quan sát, trao đổi, phỏng vấn không chính thức theo chủ đề các nội dung liên quan đến việc giảm nghèo, các chương trình giảm nghèo, vấn đề giảm nghèo bền vững và các vấn đề khác có liên quan.

d. Phương pháp đánh giá có sự tham gia

Việc đánh giá có sự tham gia được thực hiện với cả các hộ nông dân nghèo và người ngoài cộng đồng để đánh giá thực trạng nguồn lực và tình hình chung của địa phương, nhằm thu thập các thông tin nhiều chiều về việc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho các hộ dân trên địa bàn huyện Phú Lương. Phương pháp này được thực hiện bằng việc khảo sát, thảo luận nhóm, thảo luận chuyên gia và đánh giá nhóm.

3.2.1.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được tổng hợp, sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm tài liệu về lý luận; tài liệu về tổng quan, thực tiễn; tài liệu về địa phương.

- Tài liệu sơ cấp: Số liệu điều tra được phân tổ gồm 3 nhóm là nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ không nghèo. Riêng nhóm hộ nghèo được chia làm 3 nhóm là nhóm hộ nghèo cùng cực (vừa thiếu hụt thu nhập vừa thiếu hụt đa chiều), nhóm hộ nghèo thu nhập nhưng không thiếu hụt đa chiều, nhóm hộ 3 là nhóm hộ không nghèo về thu nhập nhưng thiếu hụt từ 3 chỉ số tiếp cận các dịch cơ bản trở lên. Bảng 3.8 thể hiện số liệu về phân tổ hộ nghèo.

Bảng 3.8. Phân tổ nhóm hộ nghèo đa chiều

TT Xã Tổng số hộ

nghèo điều tra

Nghèo cùng cực Nghèo thu nhập Thiếu hụt đa chiều 1 Yên Ninh 10 2 3 5 2 Yên Đổ 7 1 2 4 3 Động Đạt 4 1 2 1 Tổng 21 4 7 10

Số liệu được xử lý, tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 55)