Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.3.Các nghiên cứu có liên quan

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3.Các nghiên cứu có liên quan

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác xóa đói giảm nghèo nói chung, đề ra các cơ chế, chính sách cũng như tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo. Một số công trình như sau:

Những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo vùng bằng Sông Hồng, luận án TS của nghiên cứu sinh Lê Thị Nghệ, Bộ NN và PTNT bảo vệ năm 1995 tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Đóng góp: Đã đưa ra những giải pháp giảm nghèo mang tính vùng miền đầu tiên ở nước ta.

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động để góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, luận án TS của nghiên cứu sinh Vũ Thị Biểu, Bộ LĐTB và XH, bảo vệ năm 1996 tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Đóng góp: Đã đưa ra những đề xuất giảm nghèo thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.

Tín dụng cho người nghèo các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay, luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Trung Tăng, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2002.

Đóng góp: Đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho nông dân nghèo.

Shanks, Edwin, và Carrie Turk, 2002, "Policy Recommendations from the Poor", tổng hợp các kết quả điều tra, báo cáo khoa học chuẩn bị cho Nhóm hành động chống nghèo đói, đưa ra các khuyến nghị chính sách ban đầu cho việc xây dựng Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo (CPRGS) của Việt Nam.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây bắc giai đoạn 2006 - 2010, luận văn Thạc sĩ của học viên cao học Ngô Xuân Quyết, bảo vệ tại Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006.

Đóng góp: Đã đưa ra những giải pháp xóa đói giảm nghèo mang tính khu vực.

Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Hà Quang Trung, bảo vệ tại Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, năm 2014.

Đóng góp: Đã đưa ra những cơ sở khoa học cho giải pháp giảm nghèo bền vững mang tính khu vực.

Thái Nguyên, luận văn Thạc sĩ của học viên cao học Nguyễn Thị Hường, bảo vệ tại Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doan Thái Nguyên, năm 2015.

Đóng góp: Đã đưa ra những giải pháp xóa đói giảm nghèo mang tính khu vực.

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khác bàn về nhiều khía cạnh khác nhau của XĐGN.

Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề xóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên các công trình đó đều nghiên cứu XĐGN theo tiêu chí nghèo về thu nhập, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)