của huyện Phú Lương
Tiêu chí Nội dung
Tiêu chuẩn Nông thôn mới Kết quả thực hiện Kết quả theo chuẩn Số lượng Tỷ lệ (%) Đạt Không đạt Giao thông 2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá (nền 09 m, mặt 07 m)
100% 144,77
km 100 Đạt 2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, liên
thôn được cứng hoá (nền 05 m, mặt 3,5 m)
≥ 50% 164,78 72,6 Đạt 2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm
sạch và không lầy lội vào mùa mưa (nền 04 m, mặt 03 m) 100% (>50% cứng hóa) 136,5 km 28 Không 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội
đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (nền 05 m, mặt 3,5 m)
≥ 50% 72,3% Đạt
Thủy lợi
3.1. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh.
Đạt Đạt 3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã
quản lý được đảm bảo phục vụ tưới, tiêu, kiên cố hoá cống đập
≥ 50% 75% 75 Đạt
Hệ thống điện
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật của ngành điện Đạt Đảm bảo Đạt 4.2. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện
thường xuyên, an toàn từ các nguồn. ≥ 95% 98% 98% Đạt Giáo dục
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn
Tiêu chí Nội dung Tiêu chuẩn Nông thôn mới Kết quả thực hiện Kết quả theo chuẩn Số lượng Tỷ lệ (%) Đạt Không đạt Quốc gia. Cơ sở vật chất văn hóa
6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch
Đạt 5/14 xã 6.2. Tỷ lệ thôn bản có nhà văn
hóa và khu thể thao thôn bản đạt quy định của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch 100% 153/253 xã Chợ nông thôn
7.1 Chợ đạt tiêu chuẩn của Bộ
Xây dựng. Đạt Bưu điện 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt 100% 8.2. Có Internet đến thôn xóm Đạt 100%
Nguồn: UBND huyện Phú Lương (2016) Điều kiện phát triển hạng tầng kinh tế - xã hội của huyện Phú Lương cơ bản đầy đủ, đây là yếu tố thuận lợi giúp hộ nghèo trong việc phát triển sinh kế, giảm nghèo bền vững.
4.2.2.2. Cơ chế chính sách về giảm nghèo
Cơ chế chính sách về giảm nghèo được thực hiện trong thời gian qua thực chất thực hiện đã đa chiều, như chính sách về trợ giúp nhà ở, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, thông tin. Tuy nhiên hệ thống chính sách vẫn còn chồng chéo, manh múm. Quy trình xây dựng chính sách vẫn từ trên xuống, chưa huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân. Cơ chế tổ chức thực hiện vừa trùng lắp, phân tán, chưa phân cấp rõ ràng cho địa phương nên chưa phát huy được tính chủ động. Huy động nguồn lực chưa tương xứng với tiềm năng, còn hạn chế.
4.3. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THEO TIÊU CHÍ TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐA CHIỀU TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
4.3.1. Mục tiêu giảm nghèo bền vững theo tiêu chí tiếp cận đa chiều 4.3.1.1. Mục tiêu chung 4.3.1.1. Mục tiêu chung
2020 là hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản.
4.3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Giảm tỷ lệ nghèo bình quân cả huyện từ 1 – 1,5%/ năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó các xã nghèo giảm bình quân 3,5 – 4%/ năm, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số giảm 3 – 4%/ năm.
4.3.2. Các giải pháp giảm nghèo bền vững theo tiêu chí tiếp cận đa chiều 4.3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ 4.3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía Nhà nước và cộng đồng
Giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều không phải phủ định tác động của việc đo nghèo đơn chiều bằng thu nhập, phương pháp tiếp cận đa chiều chỉ là phương pháp bổ sung cùng với phương pháp tiếp cận nghèo đơn chiều giúp cho việc xác định nghèo và đề ra các chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả hơn. Do vậy, việc xây dựng các chính sách giảm nghèo bền vững và toàn diện sẽ được bám chặt chẽ vào các nhóm đối tượng nghèo đa chiều và từ đó, tất yếu sẽ giải quyết được nhóm nghèo theo thu nhập hiện tại.
Hiện nay các chương trình, chính sách giảm nghèo ngày càng mở rộng về quy mô và đối tượng hưởng thụ, nhưng nhiều chính sách vẫn còn kém hiệu quả do chồng chéo tản mạn về đối tượng thụ hưởng và thời gian hỗ trợ. Chính sách chồng chéo là một trong những nguyên nhân cản trở nỗ lực giảm nghèo. Vì vậy trước mắt cần kịp thời sửa đổi bổ sung những chính sách không còn phù hợp, hướng vào những chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững, không tiếp tục tạo ra sự trông chờ và ỉ nại vào Nhà nước. Trước hết, là những hộ mới thoát nghèo, những hộ cận nghèo để họ không tái nghèo và không rơi xuống diện nghèo. Việc này đòi hỏi có sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của các cơ quan chức năng của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp hành động của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở; sự tham gia đóng góp, chia sẻ của cộng đồng, của chính người dân, nhất là hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, thực hiện tốt sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo.
tâm, đã được đưa vào nghị quyết của Đảng, nội dung hoạt động của chính quyền nhưng tính trách nhiệm của tập thể và cá nhân chưa cao. Cần quan tâm hơn nữa đến nội dung và nên xem đây là một chỉ tiêu đánh giá, phân loại đảng viên và tổ chức đảng hàng năm.
Hai là, thực hiện phân cấp quản lý và sử dụng kinh phí cho cấp xã theo hình thức hỗ trợ kinh phí trọn gói có mục tiêu, địa phương tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan quản lý cấp trên.
Việc phân cấp quản lý và sử dụng kinh phí cho cấp xã hiện nay chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến sự chồng chéo, không phân định được trách nhiệm cụ thể. Cần xây dựng cơ chế phối hợp, thực hiện quy trình lồng ghép, gắn kết với các chương trình, dự án khác trên địa bàn theo hình thức trọn gói, có mục tiêu cụ thể để tập trung các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giảm nghèo, tránh trùng lắp, chồng chéo.
Ba là, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở để có được cán bộ đủ năng lực lãnh đạo, điều hành và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo và các chương trình lồng ghép khác.
Công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác giảm nghèo, cần thiết phải có đội ngũ cán bộ giảm nghèo chuyên trách các cấp có đủ trình độ chuyên môn, năng lực thực thực tiễn để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho giảm nghèo.
Với chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo
+ Cần sớm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho hộ nghèo.
- Về đối tượng: Cần chia hộ nghèo ra hai nhóm đối tượng của chính sách. + Nhóm thứ nhất, là người nghèo nhất và có nguy cơ tổn thương cao sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi.
+ Nhóm thứ hai, là nhóm người nghèo còn lại theo chuẩn của quốc gia và các hộ cận nghèo tiếp cận với nguồn vay không cần tài sản thế chấp nhưng lãi suất thấp hơn lãi suất của thị trường.
- Thời hạn và mức cho vay: Tăng cường tín dụng ưu đãi trung hạn và dài hạn. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Đối với nhóm đối tượng thứ nhất trước mắt vẫn cần áp dụng hạn mức cho vay theo quy định. Đối với nhóm đối tượng thứ hai thì không áp dụng hạn mức cho vay mà cho vay theo nhu cầu.
Đối với các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, điều chỉnh hạ lãi suất và nâng mức cho vay đối với hộ nghèo và cận nghèo.
Chính sách tín dụng của NHCSXH
Công khai để mọi người dân, đặc biệt là hộ nghèo nắm rõ chính sách cho vay là một điều bắt buộc, để nhân dân thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động của NHCSXH. Để được vay vốn chương trình tín dụng hộ nghèo của NHCSXH thì hộ phải thuộc diện hộ nghèo và phải là thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn, có điều kiện SXKD. Việc bình xét hộ vay được thực hiện tại tổ, hồ sơ vay vốn ban quản lý tổ hướng dẫn hộ vay lập. Tổ vay vốn lập hồ sơ đề nghị vay vốn, sau đó trình lên tổ chức hội xét duyệt và trình lên UBND cấp xã xem xét quyết định. Việc bình xét hộ vay được thực hiện công khai, dân chủ.
Với chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt (Thuộc CT134)
Hỗ trợ cho các lao động là đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia thị trường xuất khẩu lao động; Các chính sách hỗ trợ để khuyến khích các hộ thiếu đất sản xuất không nhận đất mà chuyển sang làm nghề khác; Các địa phương cần tạo quỹ đất để giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo thực sự có nhu cầu về đất sản xuất. Tiếp tục rà soát đất đai các nông, lâm trường quốc doanh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp của những khu rừng nghèo kiệt sang đất nông nghiệp (Nếu có điều kiện) để tạo quỹ đất giao cho các đối tượng thuộc CT 134; Triển khai nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở các vùng đặc thù như vùng đất dốc, đất cát để tạo điều kiện cho đồng bào DTTS sử dụng hiệu quả tránh lãng phí, bỏ hoang.
Về hỗ trợ nhà ở: Các địa phương cần sớm điều tra, khảo sát, phân loại cụ thể đối tượng thuộc diện hỗ trợ về nhà ở. Tổ chức bình xét, phân loại đối tượng ưu tiên. Trước hết cần tập trung hỗ trợ cho các hộ nghèo là gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng khó khăn về nhà ở; Việc triển khai hỗ trợ về nhà ở cần lồng ghép các chương trình, đặc biệt là chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường để đảm bảo điều kiện sống tối thiểu và từng bước nâng cao điều kiện sống của nhân dân, góp phần phát triển bền vững.
Với chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã nghèo
người dân trong quá trình thực hiện dự án từ khâu quy hoạch, thiết kế, thi công và giám sát dự án; Thực hiện có hiệu quả chủ trương phân cấp xã làm chủ đầu tư; Phát huy nội lực, huy động nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn; Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn như chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới để xây dựng một cách đồng bộ hệ thống công trình trung tâm cụm xã, những công trình lớn, công trình có quy mô liên xã phục vụ tốt cho phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.
Với dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo
Cần giải quyết đồng bộ các vấn đề sau: Cần điều tra khảo sát kỹ tại nơi định làm để việc xây dựng mô hình có cơ sở thực tiễn và tính khả thi; Đối tượng xây dựng mô hình nên là các hộ trung bình, muốn vươn lên, không nên chỉ dựa vào các hộ khá. Kết quả đạt được của các loại hộ trung bình tạo ra sức kéo những hộ có điều kiện tương tự hoặc hộ nghèo còn do dự và thúc đẩy mạnh các hộ giàu tự học hỏi và vận dụng để làm tốt hơn; Ban điều hành dự án và những người thực hiện cần nắm bắt kịp thời những vấn đề mới nảy sinh và mạnh dạn bổ sung, điều chỉnh những nội dung cần thiết trong quá trình thực hiện. Kết thúc chu kỳ sản xuất của mô hình cần có đánh giá và tài liệu hóa các kết quả đạt được của mô hình và từ đó đảm bảo tính lan tỏa bền vững của mô hình.
4.3.2.2. Nhóm các giải pháp giảm nghèo đối với các nhóm hộ
a) Nhóm nghèo
Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, tuyên truyền nhận thức cho các hộ nghèo tự giác vươn lên thoát nghèo và không tái nghèo trở lại.
Trong nhiều năm qua, các chương trình xoá đói giảm nghèo đã đem lại kết quả tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo được cải thiện. Tuy nhiên, nhiều chính hỗ trợ đã đem lại cho người nghèo quá nhiều quyền lợi đã tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ đó mà không muốn thoát nghèo. Do vây, cần phải có giải pháp giáo dục, tuyên truyền và vận động bản thân các hộ nghèo nhìn thấy tác động tiêu cực của tư tưởng đó.
- Đối với nhóm hộ nghèo cùng cực, vừa thiếu hụt thu nhập vừa thiếu hụt đa chiều cần ưu tiên cả chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và thành viên để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao thu nhập.
- Đối với nhóm hộ nghèo về thu nhập nhưng không thiếu hụt đa chiều
làm, tăng thu nhập, thông qua các chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ về sản xuất, tham gia thị trường lao động trong nước hoặc xuất khẩu lao động.
- Đối với nhóm hộ không nghèo về thu nhập nhưng thiếu hụt đa chiều
(thiếu từ 3 chỉ số tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên) cần tác động hỗ trợ có điều kiện một số chính sách về y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng ưu đãi như nhóm hộ nghèo về thu nhập, nhưng mức độ ưu tiên thấp hơn (như về lãi suất, định mức hỗ trợ ngân sách).
b) Nhóm cận nghèo
- Là hộ cận nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu từ 1/5 đến 1/3 tổng số điểm thiếu hụt nhu cầu cơ bản (20 đến 32 điểm) ta cũng sẽ áp dụng các chính sách như nhóm nghèo nghiêm trọng. Thực hiện chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường để trợ giúp như bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề giúp nâng cao tay nghề, giới thiệu việc làm tạo thu nhập cho người lao động giúp hộ tăng thu nhập và giúp thoát nghèo. Cần phải thực hiện các chính sách tuyên truyền cho người dân, hộ cận nghèo có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Thực tế, có rất nhiều hộ có tâm lý không muốn thoát nghèo vì hộ nghèo được nhận rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước. Hỗ trợ người cận nghèo cần phải có tính ràng buộc, để người nghèo tự có ý thức vươn lên thoát nghèo.
Ngoài ra người dân cần hỗ trợ thêm các chính sách như:
Hỗ trợ đúng mức cho con em hộ nghèo sau khi có công việc ổn định.
- Có chính sách hỗ trợ những hộ có người ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo nguồn vốn trong gia đình.
- Cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào NN ở địa phương như các