Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 47)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Phú Lương

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lương là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau: Phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên; phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp với huyện Định Hoá và huyện Đại Từ; phía Nam giáp với huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên, có đường Quốc lộ số 3 đi qua với chiều dài khoảng 35,6 km là trục giao thông liên tỉnh quan trọng, diện tích tự nhiên là 36.894,65 ha, huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 02 thị trấn) với 274 (xóm, phố, tiểu khu), dân số của huyện là trên 107 ngàn người với 8 dân tộc chung số đoàn kết.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng,... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Phú Lương mở rộng giao lưu văn hóa, chính trị; hợp tác phát triển kinh tế.

3.1.1.2. Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Phú Lương

a) Điều kiện địa hình

Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100m đến 400m. Các xã ở vùng bắc và tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300m đến 400m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm.

Các xã ở vùng phía nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thường Dưới 150. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía bắc xuống phía nam huyện, độ cao giảm dần. b) Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 30C, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C, tổng tích nhiệt khoảng 8.0000C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng 27,20C (cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 280c - 290C). Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 200C, (thấp nhất là tháng 1: 15,60C). Số giờ nắng trung bình 1 năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm2.

Lượng mưa trung bình ở Phú Lương từ 2.000mm đến 2.100mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất (bình quân từ 410 mm đến 420mm/tháng) và có số ngày mưa nhiều nhất (từ 17 ngày đến 18 ngày/tháng). Tháng 11 và tháng 12 ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ khoảng từ 24 đến 25 mm/tháng và mỗi tháng chỉ có khoảng từ 8 ngày đến 10 ngày mưa. Năm 1960, Phú Lương có lượng mưa cao nhất (3.008,3mm); năm 1985 có lượng mưa thấp nhất (977mm). Lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở Phú Lương khoảng 985,5mm, mùa lạnh lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, độ ẩm (k) Dưới 0,5 nên thường xuyên xảy ra khô hạn.

c) Đặc điểm thuỷ văn

Phú Lương có mật độ sông, suối bình quân 0,2km/km2, trữ luợng nước cao, phân bổ tương đối đều ở các xã trong huyện, thuận lợi cho phát triển thuỷ lợi, đủ nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư toàn huyện.

Sông Chu và các nhánh của nó nằm ở khu vực phía bắc huyện, nhánh chính dài khoảng 10km. Sông Đu được tạo thành bởi 2 nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ đông bắc xã Hợp Thành, một nhánh bắt nguồn từ phía bắc xã Động Đạt. Hai nhánh này hợp lu ở phía trên thị trấn Đu, chảy dọc theo địa bàn huyện, qua thị trấn Giang Tiên và đổ vào sông Cầu tại xã Sơn Cẩm. Tổng chiều dài của hệ thống sông Đu khoảng 45km.

Sông Cầu, xưa còn gọi là sông Phú Lương, là sông lớn nhất chảy trên địa bàn Phú Lương với tổng chiều dài 17 km qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm; là nguồn cung cấp nước chủ yếu đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của các xã phía nam huyện. Dưới thời thuộc Pháp, sông Cầu là tuyến giao thông thuỷ quan trọng của huyện Phú Lương và của tỉnh Thái Nguyên.

Hầu hết các sông ở Phú Lương đều hẹp và dốc, nên trong mùa nóng, mưa nhiều, thường xảy ra lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 47)