Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Phú Lương, tỉnh

4.1.1. Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Phú

HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1.1. Thực trạng thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

4.1.1.1. Khái quát các chương trình giảm nghèo của huyện Phú Lương

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của nhà nước và sự nỗ lực tự vươn lên của đồng bào, nhân dân các dân tộc của huyện Phú Lương, nhiều chương trình, nội dung giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương đã và đang được thực hiện có hiệu quả.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án của Chính phủ, của địa phương và của các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giảm nghèo của Phú Lương.

Chúng ta có thể khái quát bức tranh một số chương trình, dự án đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Phú Lương như sau:

(1) Chính sách trợ cấp khó khăn, cứu đói giáp hạt hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp tết, hỗ trợ tiền điện

a) Kết quả thực hiện chính sách

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện chính sách trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo

ĐVT: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng

Chính sách cứu đói giáp hạt,

trợ cấp tết Nguyên đán 295.680 263.010 311.520 870.210 Chính sách hỗ trợ tiền điện 1.452.240 1.621.536 1.156.716 4.230.492 Chính sách hỗ trợ theo QĐ 102/2009/QĐ-TTg 1.058.680 1.019.860 787.740 2.866.280 Chính sách hỗ trợ theo QĐ số 775/QĐ-TTg 0 1.145.000 1.147.000 2.292.000 Tổng 2.806.600 4.049.406 2.615.260 10.258.982

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (2015) Trong 03 năm từ 2013 đến 2015, tổng số hỗ trợ cho hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là 10.258.982. 000 đồng kinh phí được sử dụng từ nguồn đảm

bảo xã hội của huyện. b) Tồn tại chính sách

Có quá nhiều chính sách hỗ trợ liên quan đến lợi ích trực tiếp của hộ nghèo làm mất đi động lực phát triển, tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, không muốn thoát nghèo.

(2) Chính sách ưu đãi tín dụng

a) Kết quả thực hiện chính sách

Từ năm 2011 đến tháng 9/2015 Ngân hàng CSXH huyện đã thực hiện cho vay ưu đãi 8 nhóm đối tượng với 18.754 lượt hộ, tổng số tiền vay là 316.395 triệu đồng trong đó:

- Vốn vay cho hộ nghèo 6.467 lượt hộ, với số tiền 145.975 triệu đồng. - Vốn vay cho hộ cận nghèo 753 lượt hộ, với số tiền 34.764 triệu đồng. - Vốn vay cho học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157 là 1.860 lượt hộ, với số tiền 31.117 triệu đồng.

- Cho vay xuất khẩu lao động 10 lượt hộ, với số tiền 284 triệu đồng.

- Vốn vay cho chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường theo Quyết định số 62 là 3.579 lượt hộ, với số tiền 29.059 triệu đồng.

- Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167 là 2.751 lượt hộ, với số tiền 22.011 triệu đồng.

- Cho hộ vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31 là 2.976 lượt hộ, với số tiền là 49.677 triệu đồng.

- Vốn vay cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32 là 358 lượt hộ, với số tiền 3.508 triệu đồng.

b) Tồn tại trong thực hiện chính sách

Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi chưa cao; Tỷ lệ hộ nghèo được vay chưa cao, số hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn chưa được vay còn nhiều; Chưa đánh giá đúng số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm; Thời hạn vay ngắn và quy mô món vay còn thấp chưa phù hợp với đặc thù của huyện miền núi có nhiều ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài ví dụ như trồng rừng, trồng cây ăn quả. Các thủ tục rườm ra khi vay vốn kết hợp với đội ngũ cán bộ tín dụng tại cơ sở thiếu trầm trọng là những lý do khiến người nghèo khó tiếp cận được dịch vụ này.

(3) Chương trình dạy nghề

a) Kết quả thực hiện

Trong 03 năm từ 2013 đến năm 2015, các cơ sở đào tạo nghề đã phối kết hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và các ngành chủ động trong công tác triển khai lựa chọn, tổ chức 10 lớp đào tạo dạy nghề miễn phí cho 300 học viên là người thuộc hộ nghèo, với tổng số tiền trên 290 triệu đồng, nhằm trang bị kiến thức, tay nghề cho người thuộc hộ nghèo chủ động trong tạo việc làm phát triển kinh tế góp phần tự giảm nghèo một cách bền vững.

b) Tồn tại trong thực hiện

Tính bền vững của mô hình chưa được như kỳ vọng đặt ra, cụ thể là: Mô hình chỉ tốt trong khi triển khai và có trợ giúp về vốn và kỹ thuật còn khi hết trợ giúp thì mô hình không tiếp tục được duy trì nữa; Mục tiêu đào tạo nghề đạt không cao và hiệu quả sau đào tạo nghề còn không được như mong đợi; Việc tạo việc làm và xuất khẩu lao động cho lao động thuộc diện hộ nghèo còn đạt thấp vì tính đồng bộ giữa các chính sách chưa cao.

(4) Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, về phương tiện sản xuất, nước sinh hoạt

a) Kết quả thực hiện

Nhà ở: Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 22/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ toàn huyện đã thực hiện cuộc vận động phong trào toàn dân vận động xây dựng quỹ hỗ trợ xoá nhà dột nát cho các hộ nghèo và việc triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở trên địa bàn được thực hiện đạt kết quả cao, cụ thể:

- Cuộc vận động thu Quỹ vì người nghèo trong năm từ năm 2011 đến tháng 9 năm 2015 toàn huyện đã nhận được số tiền ủng hộ là 1.943.228.000 đồng, trong đó (Cấp huyện: 952.339.000 đồng, cấp xã: 990.889.000 đồng).

- Cuộc vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo, trong 05 năm qua đã hỗ trợ xây dựng được 165 ngôi nhà với tổng số tiền hỗ trợ là 3.788,5 triệu đồng.

Ngoài ra huyện còn tiếp nhận của các tổ chức, các nhà hảo tâm ngoài tỉnh hỗ trợ xây dựng 21 nhà ở cho hộ nghèo với tổng số tiền hỗ trợ là: 900 triệu đồng, trong đó: (UBND thành Phố Hà Nội hỗ trợ cho 15 nhà với tổng số tiền là 600 triệu đồng thực hiện năm 2014 và Quỹ Thiện tâm hỗ trợ xây 06 nhà cho hộ nghèo với tổng trị giá 300 triệu đồng thực hiện năm 2015).

- Thực hiện Quyết định số: 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2011-2015. UBND huyện đã thành lập BCĐ cấp huyện, chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành điều tra, rà soát lập danh sách hộ nghèo có khó khăn về nhà ở có nhu cầu vay vốn hỗ trợ. Kết quả đã có 392 hộ gia đình thuộc đối tượng và có nhu cầu hỗ trợ đến năm 2020. UBND huyện đã lập và phê duyệt đề án hỗ trợ, báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên.

b) Tồn tại trong thực hiện

Hỗ trợ đất sản xuất: Phần lớn quỹ đất đã khai hoang, hiện nay quỹ đất chưa khai hoang còn lại rải rác, manh mún, ở xa và khó khăn, có nơi không còn quỹ đất để khai hoang.

Hỗ trợ đất ở: Việc hỗ trợ khai hoang đất ở để giao cho dân thực hiện chậm so với đề án. Nguyên nhân chủ yếu là do các xã, phường, thị trấn không còn quỹ đất để giao cho dân;

Hỗ trợ nhà ở: Một số địa phương làm nhà diện tích nhỏ, chất lượng chưa đạt hoặc nhà chưa hoàn thành.

(5) Dự án khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề

a) Kết quả thực hiện

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn đã tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho các hội viên, bà con nông dân thuộc hộ nghèo với tổng số 516 lớp cho hơn 30.000 lượt người tham gia, trong đó năm 2013 là 89 lớp; Năm 2014 là 90 lớp và Năm 2015 là 96 lớp.

Tổ chức nhiều ô mẫu, điển hình trình diễn khuyến cáo hộ nghèo, người nghèo phát triển sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, giúp hộ nghèo thoát nghèo một cách bền vững gồm:

- Năm 2014 thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho 06 xã 135 và 01 xã ATK: Nội dung hỗ trợ vật tư, phân bón, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ khoa học kỹ thuật với hơn 1.400 lượt hộ nghèo tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ 2.450 triệu đồng;

- Năm 2015 đã triển khai thực hiện các dự án và các mô hình:

+ Dự án chăn nuôi Dê, Lợn giảm nghèo, tăng thu nhập tại xã Động Đạt cho 10 hộ nghèo tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ: 255.520.000 đồng;

+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho 06 xã 135 và 01 xã ATK: Nội dung hỗ trợ vật tư, phân bón, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ khoa học kỹ thuật với hơn 1.280 lượt hộ nghèo tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ: 2.450 triệu đồng;

+ Mô hình trồng Na tại xã Yên Ninh cho 36 hộ gia đình tham gia với tổng số kinh phí hỗ trợ: 58 triệu đồng.

b) Tồn tại trong thực hiện

Các hộ nghèo chưa tiếp cận được những tiến bộ kỹ thuật mới, chưa áp dụng được tiến bộ đó vào sản xuất; Đa số các hộ nghèo thiếu kiến thức và kinh nghiệm chăn nuôi đại gia súc, đồng thời giá giống gia súc, thức ăn, dịch vụ thú y còn cao; Việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư chăn nuôi cho người dân tham gia dự án chưa được địa phương quan tâm; chưa huy động được các nguồn vốn khác để tham gia vào dự án, chưa bố trí cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trong thời gian tham gia dự án; Nguồn kinh phí chưa bố trí đủ so với đề án và triển khai chậm đồng thời chính quyền địa phương chưa thực hiện lồng ghép nguồn lực với các chương trình, dự án khác.

(6) Chính sách hỗ trợ chi phí học tập

a) Kết quả thực hiện

Thực hiện Nghị định số: 49/NĐ/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Đã thực hiện rà soát, lập danh sách hỗ trợ như sau:

+ Miễn, giảm học phí cho 1.615 lượt học sinh, sinh viên với tổng số tiền là: 4.944 triệu đồng;

+ Hỗ trợ chi phí học tập cho gần 27.463 lượt học sinh thuộc hộ nghèo với tổng kinh phí hỗ trợ là: 8.803 triệu đồng.

b) Tồn tại trong thực hiện

Chất lượng đào tạo của các trường trên địa bàn huyện còn thấp, tỷ lệ học sinh đủ điều kiện vào học các trường đại học và cao đẳng chưa cao.

(7) Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo

a) Kết quả thực hiện

Từ năm 2011 đến năm 2015 đã thực hiện tốt chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí cho người thuộc hộ nghèo, cận nghèo với tổng số: 28.252 thẻ người nghèo và 17.264 thẻ cận nghèo đạt tỷ lệ 100%. Hàng năm, chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư toàn diện cơ sở vật chất cho các trạm y tế, ưu tiên đầu tư cho xã nghèo trước để đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020.

b) Tồn tại trong thực hiện

Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe còn nhiều bất cập, mức hỗ trợ tối đa tại trạm y tế xã là 10.000 đ/ lần khám chữa bệnh, tại huyện là 147.000 đ/ lần khám chữa bệnh là quá thấp. Hiện tượng người ốm không đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh vì nhiều lí do khác nhau vẫn còn. Nguyên nhân cơ bản là do nhận thức của một bộ phận người dân về công tác khám chữa bệnh còn thấp, công tác truyền thông về nội dung này còn chưa được quan tâm nhiều.

(8) Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất

a) Kết quả thực hiện

Từ năm 2011 đến tháng 9/2015 toàn huyện đã có 51 công trình (trong đó có 43 công trình hỗ trợ đầu tư CSHT, 08 công trình duy tư, bảo dưỡng) thuộc chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135), với tổng nguồn lực đầu tư 49.854,8 triệu đồng từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, trong đó:

+ Công trình giao thông 22 công trình với tổng số vốn 24.851 triệu đồng. + Công trình giáo dục 06 công trình với tổng vốn 3.569 triệu đồng. + Công trình Thủy lợi 9 công trình với tổng số vốn đầu tư 6.539 triệu đồng. + Công trình xây dựng nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng: 06 công trình với tổng số vốn đầu tư: 12.314 triệu đồng.

+ Hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng 08 công trình với tổng số tiền là 2.580 triệu đồng. b) Tồn tại trong thực hiện

Việc phân cấp xã làm chủ đầu tư và thực hiện nguyên tắc xã có công trình dân có việc làm còn hạn chế; Sự tham gia của người dân còn hạn chế thể hiện ở

tất cả các khâu từ lựa chọn công trình đầu tư đến địa điểm đầu tư và thiết kế, cuối cùng là giám sát; Còn một số công trình như công trình thủy lợi, công trình giao thông chưa được đánh giá cao về hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình.

(9) Dự án tập huấn chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, Ô mẫu

a) Kết quả thực hiện

Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật với hơn 300 lớp cho 24.085 lượt người tham gia, tổ chức nhiều ô mẫu, điển hình trình diễn khuyến cáo hộ nghèo, người nghèo phát triển sản xuất, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế, giúp hộ nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Cùng với đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mô hình hỗ trợ thoát nghèo bền vững:

- Mô hình chăn nuôi gà thả vườn và mô hình lúa lai Bio 404 tại 02 xã Ôn Lương, Phủ Lý cho 120 hộ gia đình tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ là 200 triệu đồng thực hiện năm 2011.

- Mô hình chăn nuôi gà cho 60 hộ dân tại xã Yên Lạc và Phủ Lý với tổng kinh phí hỗ trợ là 200 triệu đồng thực hiện năm 2012.

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 cho 06 xã 135 và 01 xã ATK: Nội dung hỗ trợ vật tư, phân bón, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ khoa học kỹ thuật với hơn 1.400 lượt hộ nghèo tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ: 2.450 triệu đồng thực hiện năm 2014.

- Các dự án đang thực hiện năm 2015 gồm:

+ Dự án chăn nuôi Dê, Lợn giảm nghèo, tăng thu nhập tại xã Động Đạt cho 10 hộ nghèo tham gia với tổng kinh phí hỗ trợ: 255.520.000 đồng.

+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất bằng vật tư, phân bón, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, khoa học kỹ thuật thuộc 06 xã 135 và 01 xã ATK với hơn 1.280 lượt hộ nghèo tham gia, tổng kinh phí hỗ trợ 2.450 triệu đồng.

+ Mô hình trồng Na tại xã Yên Ninh cho 36 hộ gia đình tham gia với tổng số kinh phí hỗ trợ 58 triệu đồng.

b) Tồn tại trong thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nghèo bền vững theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)