Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Nhà khách tỉnh ủy Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại nhà khách tỉnh ủy quảng trị min (Trang 75)

1.1 .Lý luận về đơn vị sự nghiệp công lập và nhà khách là đơn vị sự nghiệp công lập

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Nhà khách tỉnh ủy Quảng Trị

2.5.1. Kết quđạt được

Một là, hệ thống tổ chức quản lý tài chính của Nhà khách tỉnh ủy tương đối hợp lý. Cơ cấu tổ chức, biên chế với các chức danh quản lý và chức năng, nhiệm vụ của Nhà khách được xác định đầy đủ, cụ thể, tạo điều kiện pháp lý cho các cấp, các ngành tham gia tích cực vào công tác quản lý tài chính ở Nhà khách. Nhìn chung, việc chấp hành dự toán, quyết toán, công tác kiểm soát chi, kiểm tra, thanh tra, tài chính được duy trì thực hiện đúng chế độ quy định.

Hai là, việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính đặc biệt là phương

pháp tổ chức nghiệp vụ, đã đạt được hiệu quả theo yêu cầu nhiệm vụ. Cụ thể là:

- Tổ chức công tác lập dự toán cơ bản đã quán triệt đầy đủ quy định, hướng dẫn của Văn phòng Tỉnh ủy, bảo đảm về nội dung, quy trình lập dự toán và mẫu biểu quy định.

- Tổ chức thực hiên dự toán thu, dự toán chi và quyết toán bảo đảm thực hiện đúng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và nguyên tắc kỷ luật tài chính. Lập nhu cầu chi hàng quý đúng kế hoạch. Tổ chức tiếp nhận, cấp phát, thanh toán kinh phí đầy đủ, kịp thời. Việc quyết toán tháng, quý, năm có thẩm định, thẩm tra

trước khi xét duyệt quyết toán. Số liệu quyết toán cơ bản chính xác và trong phạm vi dự toán.

- Công tác kiểm soát chi, kiểm tra, thanh tra tài chính được duy trì thường xuyên, đem lại hiệu quả tích cực, đã góp phần nâng cao chất lượng, quản lý tài chính, giảm thiểu tối đa các vụ việc vi phạm kỷ luật tài chính

Ba là, Nhà khách đã đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính: quản lý kinh phí

đúng, đủ và chặt chẽ. Trên cơ sở số dự toán được phê duyệt, Nhà khách đã thực hiện, thanh toán chi trả đầy đủ, kịp thời, phù hợp với điều kiện chi, có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp.

Bốn là, tính hiệu lực, hiệu quả trong chi tiêu thể hiện tương đối rõ trên thực tế.

- Về tính kinh tế: số quyết toán kinh phí hàng năm ít có sự chênh lệch quá lớn so với dự toán. Các kết quả kiểm tra, thanh tra tài chính kiểm toán của cấp trên đều cho thấy việc chi tiêu ở đơn vị đảm bảo đúng đắn.

- Về tính hiệu lực: trong điều kiện yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao, nhiều tình huống thực hiện nhiệm vụ phải khẩn trương, chu đáo, song quá trình bảo đảm kinh phí, chi tiêu sử dụng kinh phí đã góp phần rất quan trọng vào kết quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Nhà khách.

Tóm lại, trong những năm qua, công tác quản lý tài chính ở Nhà khách Tỉnh ủy Quảng Trị cơ bản đã bám sát và phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đồng thời chất lượng quản lý tài chính năm sau đều tốt hơn năm trước.

2.5.2. Hn chế

Một là, chưa phát huy đầy đủ vai trò của hệ thống tổ chức quản lý TC ở đơn vị

làm cho chất lượng DTNS năm đơn vị lập chưa cao, sự định hướng chỉ đạo trực tiếp của Văn phòng tỉnh ủy và lãnh đạo Nhà khách chưa sát thực tế trong công tác lập dự toán thu chi. Chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ (kiểm tra, thanh tra tài chính nội bộ) còn rất hạn chế.

Hai là, hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý tài chính

ở Nhà khách chưa cao.

Ba là, Hoạt động kiểm soát chi, kiểm tra thanh tra có lúc chưa được duy trì, tăng cường thường xuyên, làm giảm tác dụng của công cụ quản lý quan trọng này.

Ba là, chất lượng quản lý nhiều loại khoản kinh phí chưa thỏa mãn cao yêu

cầu quản lý tài chính là phải quản lý kinh phí đúng, đủ, chặt chẽ. Biểu hiện ở chỗ: có những trường hợp chi vượt quá nội dung chỉ tiêu dự toán được duyệt, thiếu chứng từ, bảng kê chi tiêu, hoặc không thực hiện khảo sát giá.

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, do công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính nói chung, việc lập dự toán thu chi năm, quản lý thu, quản lý chi và quyết toán thu chi nói riêng chưa thật sự sát sao, cụ thể và còn đơn giản hóa trong chỉ đạo, điều hành. Nguyên nhân này một phần ảnh hưởng từ nhân tố bên trong “ hoạt động điều hành của cơ quan cấp trên” dẫn đến công tác quản lý tài chính gặp phải hạn chế này.

Thứ hai, do năng lực tham mưu của bộ phận kế toán, các tổ còn có những mặt hạn chế nhất định. Hạn chế này do phản ánh sự tác động của chất lượng nguồn nhân lực trong đơn vị đến công tác quản lý tài chính.

Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra tài chính chưa được tăng cường về tổ chức; nhận thức chưa đầy đủ, chất lượng hiệu quả chưa cao. Thực trạng này một phần do công tác điều hành của cơ quan cấp trên trực tiếp.

Thứ tư, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ, nhân viên bộ phận kế toán chưa thật sự đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ chuyên môn còn thiếu.

Thứ năm, do hoạt động quản lý tài chính của Nhà khách phụ thuộc vào sự quản lý của Văn phòng tỉnh ủy nên chưa có tính chủ động trong việc quyết định một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài chính như chi sửa chữa, thay thế, nâng cấp trang thiết bị từ 20 triệu đồng trở lên nên ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của Nhà khách trong việc nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị, cải thiện điều kiện kinh doanh.

CHƯƠNG 3

MT S GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI NHÀ KHÁCH TỈNH Y QUNG TR 3.1. Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Nhà khách tỉnh ủy Quảng Trị

3.1.1. Phương hướng

Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, Nhà khách tỉnh ủy Quảng Trị cần có một số định hướng cụ thể trong thời gian sắp tới như sau:

Về nhiệm vụ phục vụ các đoàn khách: Nhà khách tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách lưu trú, ăn uống, hội nghị....Tăng cường công tác quản lý thu, chi sao cho đảm bảo thu đúng thu đủ chi phí các dịch vụ, không để xảy ra thất thoát, lãng phí và thực hiện chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm.

Về cơ sở vật chất: Đầu tư xây dựng sửa chữa các công trình, hạng mục xuống cấp, cải tạo các phòng hội nghị, lắp đặt mới các trang thiết bị phù hợp, hiện đại.

Về phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng như phục vụ, thu ngân…tăng tính chuyên nghiệp của Nhà khách trong việc tiếp đón, tổ chức sự kiện, dịch vụ lưu trú.

Việc phục vụ đoàn khách và các nội dung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động trọng tậm, xuyên suốt, cần tập trung, quyết định đến sự phát triển của Nhà khách tỉnh ủy Quảng Trị.

Đặc thù là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự thu tự chi, thời gian tới Nhà khách cần đẩy mạnh và mở rộng các dịch vụ hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo kinh phí hoạt động, duy trì được lợi nhuận và nâng cao được đời sống của CBCNV.

3.1.2. Mục tiêu

a, Mục tiêu chung

Phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, thời gian tới tập thể CBNV Nhà khách ra sức phấn đấu để công tác phục vụ khách của Thường trực Tỉnh ủy, khách Văn phòng Tỉnh ủy và khách các Ban Đảng được nâng lên về chất

lượng. Nhà khách tiếp tục triển khai các dịch vụ hỗ trợ như cho thuê văn phòng, tổ chức sự kiện, thể thao giải trí, tăng cường khai thác khu vực hồ bơi, quầy cà phê, nhà hàng Hòa Phát, dịch vụ phụ tại nhà hàng. Đồng thời đề ra các biện pháp để thu hút mọi nguồn khách đến ăn nghỉ, hội nghị, tiệc cưới, khai thác tối đa những thế mạnh sẵn có của Nhà khách nhằm tạo nguồn thu dồi dào hơn, bù đắp mọi chi phí trong quá trình hoạt động, đảm bảo tốt hơn đời sống cho người lao động.

b, Mục tiêu cụ thể -Tổng Doanh số : 12.960.760.000đ Trong đó: Dịch vụ Lưu trú: 2.573.760.000đ Dịch vụ Nhà hàng: 8.884.000.000đ Dịch vụ Vật lý trị liệu: 972.000.000đ Dịch vụ Bể bơi: 531.000.000đ

-Thuế phải nộp ngân sách Nhà nước: 1.268.316.000đ -Tổng Doanh thu thuần: 11.693.444.000đ -Các chỉ tiêu khác:

+Nộp nghĩa vụ lên cơ quan Tỉnh ủy: 200.000.000đ + Lợi nhuận trước thuế: 285.750.600đ

+ Công suất phòng: 35 %

+ Thu nhập bình quân: Phấn đấu đạt trên 4.000.000đ/người/tháng

Công tác thi đua:

- Có trên 95% CBCNV đạt danh hiệu lao động tiên tiến, trong đó 10 % chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.

- Có 100% trở lên đạt tổ lao động tiên tiến, trong đó có 50 % tổ đạt tổ lao động xuất sắc.

- Không có CBCNV vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên. - Nhà khách đạt tập thể lao động xuất sắc.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Nhà Khách tỉnh ủy Quảng Trị Quảng Trị

3.2.1. Đẩy mạnh quá trình thực hiện cơ chế t ch, t chịu trách nhiệm

Nhanh chóng đẩy mạnh quá trình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định

số 16/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.và chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Lãnh đạo Văn phòng.

Đẩy mạnh thực hiện chế độ quản lý tài chính và công tác hạch toán:

-Nhà khách tiếp tục tổ chức hạch toán theo luật kế toán và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; sử dụng sổ sách biểu mẫu, tài khoản và báo cáo theo đúng chế độ của nhà nước quy định hiện hành và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.

-Hàng năm, Nhà khách có nhiệm vụ lập kế hoạch nhiệm vụ chuyên môn và dự toán thu, chi ngân sách theo quy định hiện hành của Nhà nước, báo cáo Văn phòng Tỉnh ủy; lập báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng và quyết toán năm gửi Văn phòng Tỉnh ủy và các cơ quan chức năng theo đúng quy định về chế độ thống kê, kế toán hiện hành.

-Nhà khách tự bảo đảm toàn bộ chi phí họat động thường xuyên. Chế độ quản lý tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp, các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước.

Đẩy mạnh thực hiện chế độ quản lý tài sản cố định được Nhà nước giao:

Nhà khách tiếp tục thực hiện trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước theo quy định hiện hành về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập, Nhà khách được trích khấu hao và tính hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

Đẩy mạnh cơ chế tự chủ trong quản lý các nguồn tài chính của Nhà khách:

Từ phương hướng phát triển của Nhà khách, từ những mục tiêu, hoạt động dịch vụ cần lưu ý, Nguồn tài chính của Nhà khách: bao gồm chủ yếu là các khoản thu về hoạt động kinh doanh dịch vụ, thu từ hỗ trợ ngân sách, tiền lãi ngân hàng, các nguồn viện trợ và nguồn vốn khá như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của pháp luật.

Trong những năm tới, nguồn thu của Nhà khách phải tiếp tục tăng lên theo định hướng của kế hoạch kinh doanh. Nhà khách được quy định mức thu các loại phí dịch vụ linh hoạt hơn, bên cạnh đó Nhà khách cần bảo đảm nâng cao chất lượng phục vụ. Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh, các hoạt động liên doanh, liên kết, Nhà khách được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Cơ chế quản lý đối với nguồn ngoài ngân sách “mềm” hơn đối với nguồn NSNN cấp, nó linh hoạt hơn, và mang tính thị trường hơn, tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị cao hơn.

Đẩy mạnh cơ chế tự chủ trong công tác quản lý, sử dụng nguồn tài chính:

Nhà khách cần chủ động thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi, tăng thu nhập; tự chủ đối với số chênh lệch thu - chi để trích lập các quỹ với mục đích chi trả thu nhập tăng thêm, chi khen thưởng, tăng cường cơ sở vật chất… theo từng mức chi cụ thể do Giám đốc Nhà khách quyết định và được ghi rõ trong quy chế chi tiêu của đơn vị.

Đối với hoạt động chi, Nhà khách được tự chủ trong việc sử dụng nguồn tài chính như sau:

- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Giám đốc Nhà khách được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Giám đốc Nhà khách được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động kinh doanh nhưng tối đa không quá mức chi do cơ qụan nhà nước có thẩm quyền quy định. Hiện tại nên tiếp tục duy trì ở mức 100 triệu đồng. Nếu chi trên 100 triệu đồng thì phải có ý kiến của Văn phòng tỉnh ủy, xin ý kiến của thường trực tỉnh ủy trước khi quyết định chi.

- Căn cứ vào tính chất công việc, Giám đốc Nhà khách được quyết định phương thức khoán chi cho từng bộ phận trực thuộc.

- Nhà khách quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật

Đối với khoản tiền lương, tiền công Nhà khách được chi như sau:

- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước quy định, chi phí tiền lương, tiền công cho cán bộ viên chức và người lao động đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

- Đối với những hoạt động cung cấp dịch vụ do các cơ quan nhà nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp dịch vụ chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương Nhà nước tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.

- Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp không hạch toán riêng chi phí, đơn vị tính theo lương cấp bậc chức vụ do nhà nước quy định.

- Nhà Khách theo hướng tăng thu, tiết kiệm chi thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với ngân sách nhà nước, tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, Nhà khách được xác định tổng mức chi trả thu nhập cho người lao động trong năm. Cụ thể theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cho đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết định tổng mức thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại nhà khách tỉnh ủy quảng trị min (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)