Thực trạng việc làm của lao động thanh niên nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 41 - 45)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

1.3.1. Thực trạng việc làm của lao động thanh niên nông thôn

1.3.1.1.Tình hình chung của Việt Nam

- Thanh niên trong cơ cấu lao động, việc làm hiện nay:

Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Năm 2015, số thanh niên hoạt động kinh tế của cả nước là hơn 17 triệu người, chiếm 69,2% tổng số thanh niên (41,7% lực lượng lao động xã hội); năm 2016, số thanh niên hoạt động kinh tế tăng thành gần 18,2 triệu người, chiếm 75,6% tổng số thanh niên (36,3% lực lượng lao động xã hội); năm 2017 con số đó là 19,1 triệu người, chiếm 76,8% tổng số thanh niên (34,9% lực lượng lao động xã hội).

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế ngày càng tăng cao. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng.

Đối với thanh niên nông thôn, không có nghề nghiệp, thiếu việc làm, thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội quan tâm. Kết quả khảo sát tình hình thanh niên đến tháng 12 năm 2017 cho thấy, trên 65% số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề. Do thiếu vốn và không có việc làm nên 2/3 số thanh niên nông thôn thường xuyên phải rời quê tìm việc làm ở nơi khác... khiến cho làn sóng di cư tự phát của họ đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng. Số thanh niên này khó quản lý, không sinh hoạt đoàn thể, làm việc vất vả, thu nhập thấp, bấp bênh và là nhóm có nguy cơ cao về mắc các tệ nạn xã hội.

- Đánh giá của thanh niên về hiệu quả của việc nâng cao chất lượng

lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên:

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, việc triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, sự nhìn nhận, đánh giá của cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể và thanh niên địa phương về hiệu quả đạt được của các hoạt động này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thanh niên.

Trong những năm qua, công tác phát triển các loại hình thanh niên hỗ trợ nhau lập thân, lập nghiệp để phát triển sản xuất do Đoàn Thanh niên phát động cũng được tiến hành khá mạnh mẽ.

Điều này đang tiếp tục đòi hỏi gay gắt phải sớm có những nghiên cứu đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế từ thực tiễn để triển khai thực hiện Nghị quyết quan trọng này ngày càng

hiệu quả hơn, đáp ứng được những đòi hỏi của thanh niên và công tác thanh niên trong tình hình mới.

1.3.2.2.Kinh nghiệm của một số địa phương

- Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Ba Tri là huyện nằm ở phía cuối cù lao Bảo, có diện tích 354,8 km², bắc giáp huyện Bình Đại, có chung ranh giới con sông Ba Lai, phía nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới con sông Hàm Luông, phía đông giáp với biển (với chiều dài bờ biển gần 10 km), phía tây giáp huyện Giồng Trôm. Do vị trí thuận lợi, nằm giữa hai cửa sông lớn, huyện Ba Tri là điểm định cư sớm nhất của những lưu dân người Việt trên đất Bến Tre

Huyện có diện tích 355 km² và dân số 227.450 người (đông nhất của tỉnh). Mật độ dân số 620 người/km2. Huyện lỵ là thị trấn Ba Tri nằm cách thành phố Bến Tre khoảng 36km về hướng đông nam.

Theo phòng LĐTB&XH huyện Ba Tri, năm 2017, huyện đã đào tạo nghề cho trên 19.000 lao động nông thôn, trong đó lao động thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Đạt được thành công đó là nhờ huyện có những chính sách giải quyết việc làm phù hợp.

+ Đẩy mạnh phát triển KT – XH, tạo mở việc làm, khôi phục phát triển làng nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động...

+ Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.

+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

+ Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nên sức hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động.

+ Thực hiện tốt việc chuyển đổi ngành nghề giải quyết việc làm cho đối tượng thuộc diện thu hồi đất, di dời giải tỏa: Thực hiện chủ trương chung, hầu hết các xã đều tổ chức gặp mặt, đối thoại trực tiếp với từng hộ gia đình tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động, qua đó có biện pháp hỗ trợ vốn, phương tiện làm ăn để giúp họ ổn định cuộc sống.

+ Tổ chức các lớp dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút một lực lượng lớn lao động thanh niên nông thôn tham gia học và làm nghề. Bởi đây là nghề đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật, trình độ cao, lại có thể làm tranh thủ mà không ảnh hưởng tới việc đồng áng hay việc gia đình.

+ Tổ chức khảo sát lao động thanh niên từ đó tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật, các biện pháp hỗ trợ phù hợp với từng gia đình, từng đối tượng. Định hướng ngành, nghề khá sát với nhu cầu của lao động và thị trường, trong đó hướng mạnh đến việc đào tạo những loại hình công việc mà chị em có thể làm tại nhà hoặc tại địa phương. Đến nay, nhiều nghề đã phát triển mạnh, đóng góp quan trọng vào công tác giảm nghèo ở địa phương như chẻ tăm hương, đan cói, may công nghiệp, móc sợi, đính hạt cườm, thêu ren …

+ Địa phương cố gắng tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, có cơ chế chính sách thông thoáng để lao động nói chung và lao động thanh niên nói riêng có cơ hội thể hiện được tính năng động, tinh thần sáng tạo trong lao động sản xuất.

- Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre Châu Thành là một huyện của tỉnh Bến Tre, đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Huyện có diện tích 224,82 km2 và dân số là 157.138 người.

Huyện Châu Thành có nhiều kiện kiện thuận lợi để phát triển KT – XH. Huyện Châu Thành có cụm khu công nghiệp Giao Long, Khu CN An Hiệp đã

giải quyết việc làm cho hơn 20.000 lao động, trong đó có lao động tại địa phương và có cả lao động từ địa phương khác đến.

Để có được những kết quả nói trên, huyện Châu Thành đã tiến hành một số chủ trương và biện pháp như sau:

+ Chương trình giải quyết việc làm được xác định là một chương trình KT - XH quan trọng đã được các cấp, các ngành trong huyện quan tâm thực hiện nghiêm túc, để tạo lập điều kiện, môi trường và các nguồn lực quan trọng nhằm ổn định, phát triển KT

- XH ở địa phương.

+ Quan niệm về việc làm đã được người lao động nhận thức và hiểu theo đúng nghĩa là những hoạt động tạo ra thu nhập không bị luật pháp ngăn cấm. Họ đã chủ động bỏ vốn ra để sản xuất, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác thông qua cơ chế, chính sách của Nhà nước.

+ Phát triển trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn huyện, thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế, nhất là giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Giải quyết việc làm gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

+ Huy động tối đa mọi nguồn vốn trong huyện kết hợp với việc thu hút các nguồn vốn bên ngoài, thực hiện có hiệu quả các chương trình KT – XH của huyện, trong đó có chương trình giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 41 - 45)