Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 94 - 97)

2.4.1 .Những kết quả đạt được

3.2. Các giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất

hóa đất nước

Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng

Thành phố Mỹ Tho không có lợi thế để phát triển ngành công nghiệp và xây dựng, chính vì thế trong kế hoạch phát triển kinh tế đến năm 2020, công nghiệp và xây dựng được xếp vào hàng ưu tiên cuối cùng, điều đó tất yếu dẫn đến việc cơ cấu của ngành sẽ chuyển dịch chậm.

- Đối với công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm: Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu, đảm bảo an toàn thực phẩm với giá thành cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính; đầu tư công nghệ tiên tiến sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, các chính sách thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm ở thành phố Mỹ Tho cần chú trọng các lĩnh vực công nghệ chế biến hiện đại, sản xuất các sản phẩm tinh chế và công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo số lượng và chất lượng nguyên liệu cho chế biến.

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung: Cụm Công nghiệp Tân Mỹ Chánh, Cụm công nghiệp Trung An, đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản (đền bù, giải phóng mặt bằng, trục giao thông, cấp điện, nước. . .) để hình thành các cụm công nghiệp cấp thành phố, bảo đảm bình quân có ít nhất 01 cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư và tập trung các cơ sở sản xuất. Việc phát triển các khu công nghiệp tập trung là một xu hướng tất yếu, qua đó thuận lợi trong việc giải quyết mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu, thuận lợi trong việc bảo vệ môi trường…

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hoạt động thương mại và dịch vụ

Phát triển ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Mỹ Tho là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Mỹ Tho lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định: “Phát triển dịch vụ du lịch là hướng đột phá chiến lược trong phát triển KT - XH của thành phố trong thời kỳ mới”. Năm 2016, bước vào triển khai thực hiện Nghị quyết với định hướng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch. Thành phố Mỹ Tho đã cụ thể hóa nghị quyết bằng những giải pháp đồng bộ và thiết thực, mang tầm chiến lược, lâu dài. Chuyển dịch cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất nông

nghiệp, công nghiệp, làng nghề truyền thống. Bao gồm cả cung ứng vật tư, tín dụng cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông, công nghiệp và dịch vụ, ứng dụng các thành tựu KH - KT vào sản xuất.

Phát triển dịch vụ du lịch nhằm khai thác các tiềm năng về bãi biển, cảnh quan thiên nhiên Khu du lịch Thới Sơn. Khuyến khích thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ, ưu tiên vào lĩnh vực hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật như các cơ sở nhà hàng, cơ sở lưu trú, các công trình phục vụ du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, mua sắm, khu thương mại tổng hợp... Bên cạnh đó, phát triển các trung tâm thương mại- dịch vụ có chất lượng cao, hệ thống chợ trung tâm. Tiếp tục nâng cấp hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng phục vụ của các dịch vụ như: viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, cấp điện cấp nước,… phù hợp với định hướng phát triển Mỹ Tho trở thành một trong những trung tâm du lịch có chất lượng cao của tỉnh, có thể tổ chức được các sự kiện của tỉnh cũng như quốc gia.

Phát triển dịch vụ phục vụ cho việc xây dựng NTM theo hướng CNH, HĐH. Bao gồm: cung ứng vật liệu xây dựng; vật dụng và tiện nghi sinh hoạt; các dịch vụ văn hóa xã hội.

Phát triển mạnh dịch vụ vận tải kể cả vận tải hàng hóa, hành khách trên các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy.

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và thủy sản

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông - thủy sản cần phải chú trọng công tác giải quyết việc làm cho bộ phận lao động nông thôn, trong đó có bộ phận lao động dư thừa hàng năm do chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Đối với ngành nông nghiệp: Phát triển các cơ sở sản xuất nông nghiệp

bằng cách củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ; phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp. Phát triển theo chiều sâu cả trồng trọt và chăn nuôi, tạo ra những vùng sản xuất tập trung các nông sản mũi nhọn như lúa, hoa màu, trâu, bò… Để nông nghiệp phát triển, cần dịch chuyển cơ cấu sản xuất hợp lý để khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế so sánh. Trong ngành trồng trọt, để đảm bảo an ninh lương thực, cần duy trì ổn định diện tích canh tác lúa hiện nay. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường mở rộng diện tích các loại cây trồng có lợi thế và có giá trị cao, phát triển thành các vùng chuyên canh có năng suất cao. Trong ngành chăn nuôi, tiếp tục phát triển đàn lợn, đàn bò và gia cầm; áp dụng các thành tựu KHKT trong chăn nuôi để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Tập trung chăn nuôi trong nông hộ khuyến khích phát triển nhanh các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, tiến hành việc đưa vào chăn nuôi những vật nuôi cho giá trị kinh tế cao như đàn bò ngoại, lợn siêu nạc…

Đối với thủy sản: Tập trung nuôi mặn lợ, nuôi ngọt ở các địa phương có

lợi thế. Tiếp tục chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch và đầu tư nâng cấp hạ tầng vùng nuôi, đặc biệt vùng nuôi tập trung, bảo đảm đủ điều kiện nuôi thâm

canh theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững và khả năng cạnh tranh cao. Tập trung phát triển đối tượng nuôi chủ lực, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, Nuôi ếch, nuôi lươn, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường và áp dụng VietGAP trong quản lý nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích các trại sản xuất con giống đầu tư cơ sở, trang thiết bị hoặc liên kết, chủ động sản xuất, cung ứng giống đảm bảo chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu người nuôi. Dịch vụ hậu cần thủy sản được chú trọng đầu tư theo hướng nâng cao năng lực quản lý, khai thác hiệu quả hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá, phục vụ tốt cho khai thác; thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, dịch vụ khai thác tại cảng cá, bến cá, khu neo đậu; hình thành dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, nhất là tàu thu mua hải sản trên biển để giảm chi phí bảo quản, vận chuyển, tăng thời gian bám biển, tăng chất lượng sản phẩm. Khuyến khích khôi phục, phát triển cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá; sản xuất, dịch vụ ngư lưới cụ, máy móc, thiết bị khai thác, đá lạnh, nhiên liệu, kho bảo quản lạnh...; hình thành hạ tầng dịch vụ đồng bộ, gắn kết các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ tốt cho khai thác, thu mua, chế biến thủy sản. Ngành chế biến thủy sản được khuyến khích tự đổi mới công nghệ, nâng cấp dây chuyền các cơ sở chế biến hiện có, giảm tỷ trọng sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh, sản phẩm ăn liền, đa dạng hóa mặt hàng chế biến theo yêu cầu thị trường, bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao giá trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)