Lao động, việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 64 - 71)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.2.1. Lao động, việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

2.2.1. Lao động, việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố Mỹ Tho phố Mỹ Tho

2.2.1.1.Lao động, việc làm thanh niên nông thôn thành phố Mỹ Tho Số lượng lao động thanh niên nông thôn thành phố Mỹ Tho

Thành phố Mỹ Tho là thành phố có dân số khá đông, tính đến năm 2017 dân số trung bình của thành phố là 270.700 người, hàng năm tăng thêm trên 1.500 người, dân số sống tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (111.648 người), trong khi đó ở khu vực thành thị dân số rất ít (159.052 người), cho thấy việc phân bố dân cư trên địa bàn thành phố chưa hợp lý.

Theo báo cáo của Thành đoàn, toàn thành phố Mỹ Tho năm 2017 có hơn 80.000 thanh niên, trong đó có 15.520 đoàn viên và 37.591 hội viên đang sinh hoạt tại 35 tổ chức Đoàn, chi đoàn cơ sở và 151 tổ chức Hội LHTN Việt Nam các cấp.

Bảng 2.2: Quy mô dân số và lao động thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Người Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Biến động 2015 – 2016 Biến động 2016 – 2017 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dân số 255.281 260.367 270.700 5.086 2,0 10.333 3,96 Lực lượng lao động 165.386 172.369 179.245 6.983 4,2 6.876 3,98 Lao động thanh niên 87.368 92.375 95.864 5.007 5,7 489 3,77 Lao động thanh niên

nông thôn

70.018 79.870 81.381 9.852 14,1 6.511 1,89

Nguồn: Chi Cục thống kê thành phố

Dựa vào bảng trên ta thấy dân số thành phố không có nhiều sự biến động qua 3 năm, tổng số dân tăng 2% (tương ứng với 5.086 người). Cho đến năm 2017, dân số thành phố tăng thêm 4,0% (tương ứng với 10.333 người) so với năm 2016.

Nhìn vào bảng trên ta thấy lực lượng lao động của thành phố chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng số dân số từ 52% - 53% qua 3 năm. Lực lượng lao động thanh niên chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu lao động của thành phố 53%, qua 3 năm và số người lao động trong độ tuổi thanh niên tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ từ 90% - 91% qua 3 năm.

Số lượng thanh niên nông thôn phản ánh yếu tố cung lao động trẻ nông thôn cho thị trường lao động khá cao. Đây cũng là một trong những dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của thành phố Mỹ Tho trong tương lai.

Thực trạng lao động thanh niên nông thôn theo giới tính và nhóm tuổi

Cũng như nhiều huyện, thị, khác trong tỉnh, nhìn chung ở địa bàn nông thôn thành phố Mỹ Tho, lực lượng lao động thanh niên nữ tham gia vào thị trường lao động lớn hơn lao động thanh niên nam nhưng tùy theo nhóm tuổi mà tỷ lệ này có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động thanh niên nông thôn theo giới tính và nhóm tuổi của thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2015 – 2017

Phân tổ lao động

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) Tổng số 70.515 100,00 72.711 100,00 73.061 100,00 Giới tính Nam 35.093 49.77 29.427 40.5 34.638 47.4 Nữ 35.422 50.3 43.284 59.5 38.423 52.6 Nhóm tuổi 16 – 20 31.216 44.27 29.534 44.26 30.524 43.31 21 – 25 18.018 25.6 17.123 25.55 19.230 27.27 26 – 30 21.281 34.45 26.054 30.19 23.307 29.42

Nguồn: Chi Cục thống kê thành phố năm 2017

Theo giới tính

Bảng 2.3 cho thấy số lao động nam nhiều hơn lao động nữ, năm 2015 lao động nam chiếm hơn 49,77%, lao động nữ chiếm hơn 50,3%. Qua 3 năm ta thấy số lượng lao động tăng nhẹ ở năm 2016 so với năm 2015. Sự biến động lực lượng lao động qua các năm là khá ổn định cũng như không có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phân phối nguồn lực trong tương lai.

Theo độ tuổi

Cơ cấu lao động thanh niên ở vùng nông thôn thành phố Mỹ Tho không đều giữa các nhóm tuổi. Cụ thể, năm 2015 lao động thanh niên trong nhóm tuổi từ 16 – 20 chiếm tỷ trọng cao nhất với 44,27%, trong khi đó các nhóm tuổi 21 – 25, 26 – 30 lần lượt chiếm chiếm 25,6%, 34,45% và khá ổn định qua các năm. Tỷ lệ thanh niên ở nhóm tuổi 16 – 20 cao là một áp lực lớn đối với quá trình tạo việc làm ở địa phương trong những năm sắp tới do đây là nhóm tuổi tham gia lao động chưa cao, do phần lớn còn đang đi học hoặc đang được đào tạo nghề, nhưng đây là nguồn lao động tương lai của thành phố.

2.2.1.2.Thực trạng lao động thanh niên nông thôn theo trình độ

Trình độ học vấn của lực lượng lao động là một trong những tiêu chí cơ bản, là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng, khả năng hiệu quả của người lao động và tình trạng phát triển nguồn nhân lực của mỗi địa phương. Chất lượng lao động thanh niên biểu hiện chủ yếu ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học đã thâm nhập vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội thì trình độ học vấn càng trở nên quan trọng. Người lao động chỉ có thể tìm được việc làm khi họ có trình độ học vấn cao và có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định.

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn lao động thanh niên nông thôn theo trình độ học vấn của thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2015 – 2017

Trình độ học vấn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Tổng số 70.515 100,00 72.711 100,00 73.061 100,00 Chưa hoàn thành chương

trình tiểu học 8.691 12,3 9.612 13,2 8.427 11,58 Hoàn thành chương trình tiểu học 35.262 50,01 32.230 44,3 31.002 42,4 Tốt nghiệp THCS 25.050 35,52 25.796 35,47 23.852 32,64 Tốt nghiệp THPT 1.512 2,17 5.073 7,03 9.780 13,38 Nguồn: Phòng LĐTB&XH thành phố

Dựa vào bảng số liệu 2.4 ta thấy lao động đã tốt nghiệp chương trình tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất, thứ hai là hoàn thành chương trình THCS, thứ ba là chưa hoàn thành chương trình tiểu học và cuối cùng là tốt nghiệp chương trình trung học cơ sở, chưa tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông. Nhìn chung trình độ học vấn của lao động thành phố có chất lượng chưa cao. Cơ cấu lao động chia theo trình độ lao động qua 3 năm không có sự thay đổi lớn.

Thực trạng lao động thanh niên nông thôn theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Trình độ CMKT của người lao động đang là vấn đề quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Trình độ CMKT phản ánh mức độ chinh phục tự nhiên của người lao động, sự thành thạo trong lao động, phản ánh sự tiến bộ của phương thức sản xuất. Tuy nhiên, trình độ CMKT của không chỉ người lao động ở khu vực nông thôn thành phố Mỹ Tho nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung, tỷ lệ người lao động được trang bị CMKT còn rất ít. Phần lớn quá trình lao động sản xuất của người lao động nông nghiệp đều dựa vào kinh nghiệm, thói quen và những cảm nhận trực giác của bản thân vì thế hiệu quả sản xuất không cao, chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên mang lại.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động thanh niên nông thôn của thành phố chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của thành phố Mỹ Tho

giai đoạn 2015 – 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%)

Tổng số lao động thanh niên 70.515 100,00 72.711 100,00 73.061 100,00 Số lao động chưa qua đào tạo 26.966 53,46 28.334 55,78 32.118 62,89 - Đại học và sau Đại học 12.899 25,57 13.982 27,52 10.494 20,55 - Cao đẳng 1.500 2,97 1.647 3,24 1.266 2,48 -Trung cấp 3.716 7,37 3.807 7,49 2.870 5,62 - Sơ cấp 5.229 10,37 2.866 5,64 3.197 6,26

Nguồn: Theo báo cáo của thành đoàn Mỹ Tho

Tính đến năm 2017, tổng số lao động thanh niên trên địa bàn thành phố là 73.061 người thì mới chỉ có 43.549 người được qua đào tạo ở các trình độ, chiếm 61,75%. Trong đó, số người được đào tạo đại học và trên đại học chỉ có 10.617 người, chiếm 20,79%. Dựa vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của thành phố Mỹ Tho khá thấp. Tỷ lệ này lao động đã qua đào tạo không có sự thay đổi nhiều qua 3 năm từ 2015 – 2017. Chính vì thế, thành phố phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên cơ sở Đề án 1956/QĐ-TTg: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

2.2.1.3.Thực trạng lao động thanh niên nông thôn theo tình trạng việc làm

Số liệu Bảng 2.6 ta thấy: Thành phố có số lượng thanh niên nông thôn chưa có việc làm khá cao, tính đến năm 2015 số lượng thanh niên nông thôn chưa có việc làm của thành phố là 8.243 người, số lượng thanh niên nông thôn có việc làm của huyện là 37.580, điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.6: Tình trạng việc làm của thanh niên nông thôn thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2015 - 2017

Tình trạng việc làm 2015 2016 2017 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Chưa có việc làm 21.448 30.4 21.096 29.0 19.236 26.3 Đã có việc làm 49.067 69.6 51.615 71.0 53.825 73.7 Tổng cộng 70.515 100,00 72.711 100,00 73.061 100,00

Nguồn: Thành đoàn Mỹ Tho năm 2017

Qua 3 năm 2015, 2016, 2017 tỷ lệ lao động thanh niên nông thôn chưa có việc làm lần lượt là 30,4%, 29%, 26,3% tương ứng là 21.228 người, 21.096

người, 19.236 người. Đến năm 2017 lực lượng lao động thanh niên có xu hướng giảm. Như vậy, đặc điểm dân số trong độ tuổi lao động của thành phố là nhiều và trẻ, đây chính là một trong những lợi thế để thành phố Mỹ Tho phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới nếu biết khai thác một cách có hiệu quả, nhưng đó cũng là một trong những thách thức trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.

2.2.1.4.Một số hạn chế về lao động, việc làm của thanh niên nông thôn thành phố Mỹ Tho

Kết quả thống kê cho thấy lao động thanh niên trên địa bàn thành phố Mỹ Tho rất thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, tính đến năm 2017, dân số trên địa bàn thành phố là 270.700người.,. Mặc dù số lượng lao động đông đảo và trẻ. Nhưng, do tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn, trình độ CMKT hầu như chưa được trang bị, do đó tình trạng chưa có việc làm khá cao, khó khăn trong việc chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành nghề khác, đặc biệt là ngành CN - TTCN trong giai đoạn CNH, HĐH hiện nay. Lao động nông thôn vốn dĩ do đặc thù của tính chất công việc ở khu vực nông thôn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố của tự nhiên, thời gian lao động, ý thức, tính kỷ luật trong lao động không được đề cao. Do vậy, khi tham gia vào các nhà máy, xí nghiệp sản xuất theo phương thức công nghiệp, người lao động khó hòa nhập, đáp ứng những yêu cầu mới, những yêu cầu mang tính kỷ luật cao và khắt khe của công việc… Có thể nói, hạn chế lớn nhất của lực lượng lao động ở khu vực nông thôn đó chính là trình độ CMKT thấp và hầu như chưa được trang bị nhiều, điều này không chỉ riêng thành phố Mỹ Tho mà là thực trạng chung của đất nước. Chính vì vậy, gây khó khăn rất lớn cho quá trình CNH, HĐH đất nước, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng như việc tạo ra nguồn thu nhập nuôi sống gia đình và bản thân người lao động ở khu vực nông thôn nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 64 - 71)