PHẦN 2 : NỘI DUNG
2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động thanh niên nông
chiếm 12.5%, tiếp đến có 12 người (chiếm 10%) được hỏi trả lời do chưa tìm được công việc phù hợp, có 6 người (chiếm 5%) người trả lời do không có tay nghề chuyên môn, trình độ.
2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động thanh niên nông thôn niên nông thôn
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm của thanh niên nông thôn thành phố Mỹ Tho
Mỗi năm lượng lao động được bổ sung vào nền kinh tế thành phố Mỹ Tho khá lớn trong đó đối tượng chủ yếu là thanh niên nông thôn. Nhưng việc quyết định lựa chọn việc làm là một vấn đề khó khăn của thanh niên, bởi vì quyết định bị chi phối bởi nhiều yếu tố như cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, chế độ lương thưởng, đãi ngộ,… Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm của thanh niên nông thôn thành phố được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Bảng 2.18: Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm của thanh niên nông thôn thành phố Mỹ Tho
ĐVT: % Tiêu chí Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Công việc phù hợp chuyên môn 32,0 15,0 40,4 12,6
Cơ hội thăng tiến 10,3 23,4 39,2 27,1 Điều kiện làm việc 5,6 34,3 52,4 7,8 Chế độ lương thưởng, đãi
ngộ 1,1 67,0 31,9
Uy tín nơi làm việc 2,0 13,7 38,2 43,8 2,3 Công việc được nhiều
người biết đến
34,0 48,5 16,3 1,2 0,0
Nguồn: Số liệu điều tra 2017
Dựa vào bảng 2.18 ta thấy phần lớn thanh niên quan tâm tới chế độ lương thưởng, đãi ngộ có 67% đánh giá quan trọng và 31,9% đánh giá rất quan trọng. Yếu tố được đánh giá quan trọng thứ hai là công việc phù hợp với chuyên môn, có 39,2% đánh giá quan trọng, 12,6% đánh giá rất quan trọng. Yếu tố được đánh giá thấp nhất là công việc được nhiều người biết đến, có 34% đánh giá rất không quan trọng, 48,5% đánh giá không quan trọng.
Bảng 2.19: Kiểm định mức độ phổ biến các chính sách hỗ trợ của địa
phương đối với thanh niên nông thôn thành phố Mỹ Tho
ĐVT: Người
Tần suất Tỷ lệ (%)
Có tiếp cận vốn 126 70
Không được tiếp cận vốn 54 30
Tổng 180 100
Nguồn: Số liệu điều tra 2017
Dựa vào bảng, có 70,0% số thanh niên được tiếp cận các chính sách hỗ trợ của địa phương, có 30,0% thanh niên không được tiếp cận các chính sách hỗ trợ của địa phương. Ta thấy mức độ phổ biến các chính sách của địa phương không cao, do đó nhằm tạo thêm việc làm cho thanh niên nông thôn thành phố Mỹ Tho thì trong những năm tới cần phổ biến hơn nữa các chính sách hỗ trợ việc làm tới thanh niên.
Kiểm định sự hài lòng về các chính sách hỗ trợ việc làm của địa phương tới thanh niên nông thôn
Bảng 2.20: Kiểm định sự hài lòng về các chính sách hỗ trợ của địa phương đối với thanh niên nông thôn thành phố Mỹ Tho
Số mẫu Gía trị trung bình mẫu Gía trị kiểm định (T) Ý nghĩa thống kê Đánh giá chính sách hỗ trợ
việc làm tại địa phương
180 2,10 4 0,000
Nguồn: Số liệu điều tra 2017
Để phân tích sự hài lòng về các chính sách hỗ trợ việc làm của địa phương, ở đây ta sử dụng kiểm định One-Sample T-Test, chọn giá trị kiểm định bằng 4, ta đặt cặp giả thiết sau:
H0: µ = 4 H1: µ ≠ 4
Với Sig = 0,000 < α (=0,05), do đó bác bỏ H0, chấp nhận H1 . Ta có giá trị trung bình mẫu = 2,10, µ < 4, do đó thanh niên chưa hài lòng với các chính sách hỗ trợ việc làm của địa phương.