Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 90 - 93)

2.4.1 .Những kết quả đạt được

3.1.2.Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa

3.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu giải pháp việc làm cho lao động thanh

3.1.2.Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa

thôn trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Từ thực tiễn dân số, lao động, việc làm của thanh niên thành phố Mỹ Tho trong thời gian qua, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trong thời gian tới ở thành phố Mỹ Tho nên được định hướng như sau:

Định hướng phát triển theo ngành

- Đối với ngành Nông, Thủy sản

Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Từng bước CNH, HĐH ngành nông nghiệp; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; phát triển dịch vụ nông nghiệp.

+ Nông nghiệp: Ổn định diện tích đất trồng lúa, hoa màu. Mở rộng vùng thâm canh lúa cao sản ở các xã: Tân Mỹ Chánh, Phước Thạnh, Mỹ Phong. Phấn đấu đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt 40,5 ngàn tấn. Tập trung phát triển cây công nghiệp, nhất là cây Bưởi Da Xanh, Dừa xiêm Mã Lai.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển tổng đàn và nâng cao chất lượng đàn với các đối tượng nuôi chủ lực: trâu, bò, lợn, gia cầm; đồng thời, chú trọng phát triển các đối tượng nuôi khác như: dê, thỏ, ong, ếch. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm 55% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ sinh hóa đàn bò đạt 30 – 35%; tỷ lệ nạc hóa đàn lợn đạt 95%.

+ Thủy sản: Phát triển thủy sản đồng bộ, toàn diện cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tiếp tục khai thác thế mạnh về kinh tế biển; tăng cường đánh bắt xa bờ, giảm dần khai thác ven bờ đề bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế như: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản... Hình thành các cụm, điểm CN - TTCN tập trung gắn với quy hoạch các cụm làng nghề.

Một số cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu ưu tiên đầu tư: Các cơ sở xay xát chế biến lương thực, thực phẩm, Nhà máy sản xuất nước khoáng, xưởng sửa chữa cơ khí...

- Dịch vụ, du lịch và thương mại

Dịch vụ là một trong những ngành có nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai của thành phố, trong đó dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng là lĩnh vực có rất nhiều lợi thế. Phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế của thành phố Mỹ Tho đến năm 2020. Ưu tiên phát triển nhanh ngành du lịch, tạo bước đột phá, tăng nhanh tỷ trọng

trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Tốc độ phát triển đến năm 2020 đạt 25,24%. Khuyến khích phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề truyền thống. Chú trọng phát triển dịch vụ du lịch nhằm khai thác các tiềm năng của khu du lịch Thới Sơn… Phát triển mạnh dịch vụ vận tải trên tất cả các loại phương tiện đường bộ, đường thủy. Chú trọng nâng cấp, mở mới các tuyến vận chuyển phục vụ khách du lịch.

Định hướng phát triển theo vùng

Thành phố Mỹ Tho là thành phố có 06 xã có sinh thái KT - XH khác nhau, mỗi xã có những lợi thế và đặc thù riêng về tài nguyên, con người và phong tục, tập quán sản xuất, sinh hoạt… Để tăng hiệu quả đầu tư và phát huy tối đa việc khai thác tiềm năng nguồn lực của từng xã và chung của cả thành phố qua đó giải quyết việc làm cho lao động cần có chiến lược phát triển riêng và đặc thù phù hợp với điều kiện và lợi thế của mỗi xã, cụ thể:

Phát triển xã Thới Sơn: Phát triển về lĩnh vực du lịch tại khu du lịch Thới Sơn.

Phát triển xã Tân Mỹ Chánh, xã Đạo Thạnh: Phát triển cây trồng, vật nuôi, nhất là cây Bưởi Da Xanh, cây Ca Cao...

Phát Triển xã Phước Thạnh, Mỹ Phong, Trung An: Phát triển trồng hoa màu, lúa...

Thông qua những lợi thế đặc thù của từng xã, nhằm phát triển lợi thế phát triển kinh tế cho phù hợp, qua đó tạo được việc làm cho lao động tại địa phương.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là biện pháp được nhiều địa phương quan tâm và khai thác tối đa. Thông qua xuất khẩu lao động, các địa phương không chỉ giảm được gánh nặng về việc làm trước mắt, mà còn mang lại thu nhập cho

bản thân, gia đình. Mặt khác, thông qua xuất khẩu lao động, người lao động học hỏi và tiếp nhận được kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc tiên tiến, tác phong công nghiệp của người lao động tại các nước phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 90 - 93)