Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 61 - 64)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn

thôn thành phố Mỹ Tho

2.1.3.1. Thuận lợi

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), có thể thấy công tác thanh niên đang có sự chuyển biến rõ nét. Các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đều đã xây dựng những nghị quyết, chương trình và kế hoạch về công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của địa phương. Nhiều tỉnh, thành phố đã có những chính sách tạo điều kiện cho đoàn thanh niên hoạt động tốt hơn, đặc biệt, công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đoàn trở thành cán bộ lãnh đạo kế cận của Đảng và chính quyền, công tác phát triển Đảng trong thanh niên các năm sau đều cao hơn năm trước. Các chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên

cũng được các cấp chính quyền và đoàn thể ở địa phương quan tâm hơn trước. Nhiều địa phương đã coi các hoạt động hướng nghiệp, tạo việc làm là một khâu đột phá trong công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới trên lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Số liệu thống kê của Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến 2017, đã có gần 2,4 triệu lượt thanh niên được tư vấn, truyền thông về nghề nghiệp, việc làm. Với sự quan tâm đầu tư đúng mức đối với các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp việc làm đối với thanh niên. Đoàn thanh niên các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với ngành lao động tổ chức tốt các hoạt động truyền thông tuyên truyền về chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động tới thanh niên và xã hội thông qua việc tổ chức nhiều nội dung, hoạt động cụ thể, như: Ngày hội việc làm, Ngày hội tư vấn vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, các sàn giao dịch việc làm… Các Huyện, thành thị đoàn, đã triển khai tốt việc phát triển và duy trì hoạt động của các điểm tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên tại các cơ sở Đoàn. Mô hình câu lạc bộ “Thanh niên giúp nhau lập nghiệp”, “Hợp tác xã thanh niên”, “Thanh niên khởi nghiệp”, đã được tổ chức Đoàn đẩy mạnh thực hiện tại các địa phương…

2.1.3.2. Khó khăn

Bên cạnh một số kết quả đáng ghi nhận, theo đánh giá chung, vấn đề lao động và việc làm của thanh niên nông thôn vẫn trong tình trạng thiếu ổn định, thất nghiệp có chiều hướng gia tăng. Theo khảo sát mới đây của Thành Đoàn TP.Mỹ Tho về tình hình việc làm của thanh niên tại 17 xã, phường có đến 80% số thanh niên thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Thiếu việc làm, không ít thanh niên nông thôn chơi bời, lêu lổng sa vào cờ bạc, rượu chè, và các tệ nạn xã hội khác. Trước những khó khăn về việc làm,

nhiều thanh niên đã lên Sài Gòn, đến các khu đô thị, khu công nghiệp ở Bến Tre để tìm kế mưu sinh. Tuy nhiên, phần lớn việc làm đều không ổn định, thu nhập bấp bênh, do trình độ học vấn thấp, cho nên họ chỉ có thể làm được những công việc giản đơn theo mùa vụ với mức lương thấp, đời sống khó khăn, tạm bợ... Và có một thực tế là các doanh nghiệp chưa coi thanh niên nông thôn là lực lượng lao động chủ chốt, cho nên chưa nhiệt tình và tin cậy để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số thanh niên được vay vốn để phát triển sản xuất chưa nhiều. Việc phổ biến nghề mới, đào tạo nghề, tư vấn nghề và hỗ trợ các kỹ năng nghề cũng như hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào khu vực nông thôn còn hạn chế.

Thời gian tới, để giải quyết việc làm cho lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương cùng với các chính sách thu hút, ưu đãi nhân tài. Các địa phương cần xây dựng chương trình việc làm trên cơ sở gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và tập trung dạy nghề cho thanh niên nông thôn, giúp họ nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để lựa chọn nghề cho phù hợp. Khuyến khích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Chú ý đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ cho thanh niên, học sinh nông thôn mới tốt nghiệp phổ thông giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn, bán hàng… Huy động từ nhiều nguồn lực để tăng vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn, đầu tư ngân sách thỏa đáng để mở rộng mạng lưới dạy nghề. Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các cơ sở dạy nghề, nhất là các nghề kỹ thuật cao. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và khu vực nông thôn để phát triển sản

xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên nông thôn cải thiện đời sống. Xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia về định hướng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên nông thôn, trong đó chú trọng những thông tin về thị trường lao động cung cấp cho họ những số liệu tin cậy về lao động, việc làm đến các địa phương để có căn cứ xây dựng chương trình hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn, giúp họ có điều kiện tiếp xúc với thông tin và những cơ hội tìm kiếm việc làm một cách đầy đủ và chính xác. Mở rộng các hình thức tư vấn nghề, nâng cao năng lực cũng như hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho thanh niên nông thôn.

2.2. Thực trạng lao động việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 61 - 64)