Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 52 - 61)

PHẦN 2 : NỘI DUNG

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động thành phố Mỹ Tho

Dân số, lao động và việc làm là những vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mức gia tăng dân số càng nhanh thì nguồn lao động trong tương lai cũng tăng nhanh và lực lượng lao động thanh niên cũng sẽ tăng theo, điều đó tạo nên áp lực giải quyết việc làm dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu dân số tăng không tỉ lệ với phát triển KT-XH sẽ dẫn tới tình trạng thiếu việc làm.

Dân số:

Tính đến năm 2017 dân số trung bình của thành phố Mỹ Tho là 270.700 người, trong đó nam 140.573 người chiếm 51.99%, nữ 130.127 người chiếm 48.01%. Dân số khu vực thành thị 92.338 người chiếm 34.1%, trong đó nam 47.372 người chiếm 51.3%, nữ 44.966 người chiếm 48.7%. Khu vực nông thôn 178.362 người chiếm 65.9% ,trong đó nam 93.538 người chiếm 52.4%, nữ 84.924 người chiếm 47.6%. Tỷ lệ phát triển dân số 16% trong đó tăng tự nhiên 10,03% , tỷ lệ chết 4,9%. Với diện tích tự nhiên toàn thành phố là 81.570km2. Mật độ dân số đạt 3.000 người/km2.

Mặt khác sự phân bố dân cư giữa các phường, xã của thành phố cũng không đồng đều, đa số các xã có dân số cao hơn.

Từ năm 2015 đến năm 2017 tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm là 0,25%/năm. Trong khi đó tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình hàng năm là 0,06%.

Bảng 2.1. Dân số, diện tích, mật độ dân số thành phố Mỹ Tho năm 2017 Đơn vị hành chính Dân số trung bình (người) Diện tích tự nhiên (km2) Mật độ dân số (người/km2) Toàn TP 270.700 81,57 3.000 Thành thị 92.338 24,42 9.128 Nông thôn 178.362 57,15 1.272

(nguồn: Chi cục thống kê thành phố)

Số lượng cơ cấu dân số có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích lũy của xã hội. Trước tiên quy mô và cơ cấu dân số ảnh hưởng trực tiếp đến dân số trong độ tuổi lao động và dân số hoạt động kinh tế. Ngoài ra gia tăng dân số có tác động đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là bình quân thu nhập đầu người, công tác chăm lo giáo dục, y tế và một số dịch vụ khác.

Một đặc điểm nổi trội của cơ cấu dân số thành phố Mỹ Tho là tuổi trẻ chiếm tỷ lệ rất cao. Theo thống kê năm 2017 thành phố Mỹ Tho có….dân số là dưới tuổi 35. Tình trạng biến động cơ cấu dân số trong các ngành sản xuất chính của thành phố trong giai đoạn 2015 – 2017 còn được thể hiện qua cơ cấu tổng số hộ tham gia sản xuất ở các ngành như: nông- lâm nghiệp giảm và hộ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ tăng lên.

Lao động:

Số lượng lao động:

Toàn thành phố Mỹ Tho có179.245 người trong độ tuổi lao động, trong đó nam 95.264 người, nữ 83.981 người. Khu vực thành thị 68.359người, trong đó nam 43.720người, nữ 24.639người. Khu vực nông thôn 110.886người, trong đó nam 62.843người, nữ 48.043người.Trong tổng số lao động có 22.062 lao động đã qua đào tạo gồm: đại học 4.867người, cao đẳng 5.980người, trung cấp 7.090người, công nhân kỹ thuật 4.020người.

Qua số liệu cho thấy, trong tổng số 20.700 dân số có 179.245người trong độ tuổi lao động, chiếm 66,2% tổng số người trên toàn thành phố. Trong tổng số 179.245 người trong độ tuổi lao động có153.279 người đang tham gia lao động chiếm 85,6%. Một đặc điểm dễ nhận thấy của lao động trên địa bàn thành phố là chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, tham gia chủ yếu ở ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó lao động nữ chiếm gần 50%. Về cơ bản có thể thấy, lao động ở khu vực nông thôn thành phố Mỹ Tho tương đối động, trẻ, khỏe, nhưng lao động không có việc làm cũng còn nhiều

và cơ cấu lao động không đồng đều giữa các ngành, khu vực. Do vậy, trong thời gian tới cần có sự quan tâm giải quyết từ các cấp lãnh đạo thành phố.

Chất lượng lao động:

Bất cứ quá trình sản xuất nào chất lượng lao động vẫn là yếu tố quyết định đến năng suất lao động và cơ cấu lao động. Chất lượng lao động ở một vùng được thể hiện ở trình độ chung của người lao động và cơ cấu lao động. Thành phố Mỹ Tho là một trong những thành phố có nguồn lao động chất lượng cao tuy nhiên chất lượng lao động đó chưa phát huy trong điều kiện cơ cấu lao động của thành phố vẫn chưa cân đối trong nền kinh tế.

Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho cơ cấu nguồn lực con người cũng phải thay đổi cho phù hợp. Tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản cũng như thương mại dịch vụ tăng lên, trong khi đó tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống, có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, hay từ trồng trọt sang chăn nuôi.

2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng KT-XH

Với mục tiêu chung: Hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc tỉnh và trở thành thành phố thông minh; có kinh tế - xã hội phát triển bền vững, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, lãnh đạo và quản lý giỏi.

Mục tiêu đến năm 2020: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương bình quân 12 - 12,5%/năm, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 11 - 13%/năm. Cơ cấu kinh tế: khu vực I chiếm 4,2%; khu vực II chiếm 50,9%; khu vực III chiếm 44,9%. Thu nhập bình quân đầu người theo mức sống đạt 114,4 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương đến năm 2020 đạt 645 tỷ đồng, tổng thu ngân sách cả giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2.900 tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương năm 2020 là 700 tỷ đồng, tổng chi

ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3.300 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 49.300 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa trên 75%. Có 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Hệ thống Điện- đường- trường – trạm phát triển rộng khắp các xã, cụ thể là các tuyến đường giao thông, các tuyến hẻm đều được duy tu, nâng cấp đồng bộ, hệ thống chiếu sáng nghệ thuật được đầu tư hầu hết trên các tuyến đường chính, nhất là hệ thống chiếu sáng nghệ thuật các cầu, các nút giao thông khu vực nội ô. Theo đó tổng kinh phí thực hiện là 88,360 tỷ đồng. Hệ thống đê bao cũng được đầu tư đồng bộ, đã phần nào giúp cho người dân khu vực ngoại thị đảm bảo tưới tiêu, thoát nước, phòng chống xâm ngập mặn, phục vụ tốt cho lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2016 đã thực hiện 24 công trình, ước giá trị thực hiện 5,476 đồng. Thành phố đã thực hiện 03 dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn gồm: Đê chống ngập sông Bảo Định, Kè chống sạt lở sông Bảo Định; Đường và Kè sông Tiền khu vực TP. Mỹ Tho, dài 2.625 m.

2.1.2.3. Tình hình phát triển KT-XH

Tình hình phát triển kinh tế – xã hội, kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 12,15%, so cùng kỳ năm 2016 tăng 12,71%; tổng giá trị sản xuất đạt 7.549 tỷ đồng, tăng 13,83% so cùng kỳ năm 2016; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 1.775 tỷ đồng; thu ngân sách đạt 53,73% kế hoạch.

2.1.2.3.1. Về phát triển kinh tế

Theo đánh giá của UBND TP. Mỹ Tho, kết thúc năm 2017, kinh tế của thành phố duy trì tăng trưởng khá. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện trên 24.394 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh ổn định, các hoạt động dịch vụ phong phú, mặt hàng đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố thực hiện được

trên 37.207 tỷ đồng, đạt 116,9% kế hoạch, tăng 17,6 % so với cùng kỳ. Một số công ty mới đi vào hoạt động và sự chuyển đổi loại hình của các doanh nghiệp, đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản thành phố thực hiện trên 2.628 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch và tăng 1,9% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách trên 593 tỷ đồng, đạt 106% so với dự toán; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 8.637 tỷ đồng; tổng giá trị sản xuất đạt 50.710 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó khu vực nông nghiệp, thủy sản đạt 2.628 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ; khu vực công nghiệp xây dựng đạt 39.099 tỷ đồng, tăng 17,2 so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ đạt 8.983 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ; thu nhập bình quân đầu người đạt 82,26 triệu đồng/người/năm.

2.1.2.3.2. Về phát triển xã hội

Tốc độ tăng dân số bình quân 3,5%/năm thời kỳ 2015- 2017, trong đó giai đoạn 2015-2017 tăng 5,2%/năm; giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,01%. Tỷ lệ lao động thất nghiệp năm 2016 là 2,2%. Hàng năm giải quyết việc làm khoảng 6.000-6.500 lao động giai đoạn 2015-2017 và 5.000- 5.500 lao động (2018-2020). Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% năm 2017 và 73,9% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% năm 2018 và dưới 1% năm 2020. - Đến năm 2017, tỷ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như sau: nhà trẻ trên 18%; mẫu giáo trên 85%; tiểu học 100%; trung học cơ sở 99,6% và phổ thông trung học là 72,5%. Đến năm 2017, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập bậc trung học. Đến năm 2020, tỷ lệ huy động học sinh so độ tuổi: nhà trẻ là 30%, mẫu giáo 95%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,8%, trung học phổ thông đạt 80%; 100% trường phổ thông đều đạt quốc gia. 4 - Năm 2017, đạt 100% số hộ có điện sử dụng; 98% dân cư có nước sạch sử dụng; mật độ điện thoại đạt 27 máy/100 dân.

Đến năm 2020, có 99,5% dân số có nước sạch sử dụng, mật độ điện thoại đạt 75,7 máy/100 dân. - Đến năm 2017, có 100% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, số bác sĩ đạt 18 bác sĩ/vạn dân và tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân đạt 79,7 giường. Đến năm 2020, đạt tỷ lệ 19 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ giường bệnh trên vạn dân đạt 79,7 giường; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

Dân số Dân số tăng từ 270.740 người năm 2017 và 284.697 người năm 2020, bình quân tăng 5,2%/năm (2015- 2017); Về cơ cấu, dân số nội thành chiếm 86,7% năm 2020; dân số phi nông nghiệp chiếm 94,2%. Tỷ trọng lao động khu vực 1 chiếm 11,24% năm 2017 và 7,6% năm 2020; tương ứng lao động khu vực 2 chiếm 19,0% và 27,7%; lao động khu vực 3 là 46,6% và 56,6%. Giáo dục - đào tạo - Phương hướng phát triển Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm đảm bảo đủ trường, lớp học và đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo; tăng cường trang thiết bị cho các trường, trung tâm đào tạo khuyến khích tư nhân đầu tư các Trung tâm dạy nghề theo hướng xã hội hóa. Đến năm 2020, thành phố sẽ có 24 nhà trẻ với 76 phòng học, 20 trường mẫu giáo với 313 phòng học; 25 trường tiểu học với 794 phòng học; 12 trường trung học cơ sở với 182 phòng học; 6 trường trung học phổ thông với 114 phòng học. Đầu tư nâng cấp mở rộng các trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, trường chuyên của tỉnh, Trần Hưng Đạo, Ấp Bắc và 7 trường trung học cơ sở hiện có. Xây dựng thêm 2 trường trung học phổ thông, 5 trường trung học cơ sở, 6 trường tiểu học, 8 trường mẫu giáo, 8 trường mầm non cho các phường-xã mới. - Mục tiêu phát triển đến năm 2020, tỷ lệ huy động so độ tuổi: nhà trẻ 30%, mẫu giáo 95%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,8%, 12 trung học phổ thông 80%; có khoảng 7.300 học viên trường công nhân kỹ thuật, 7.300 học sinh trung học chuyên nghiệp và 16.600 sinh viên cao đẳng-đại học. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2017: tiểu học 70%, trung học cơ sở 50%; năm 2015:

tiểu học 100%, trung học cơ sở 70% và phổ thông trung học 100%; năm 2020, 100% trường phổ thông đều đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020, số lao động được đào tạo đạt 73,9% lao động trong độ tuổi, trong đó công nhân có bằng cấp chứng chỉ 36,9%, trung học chuyên nghiệp 32,3%, cao đẳng đại học 29,9% và trên đại học 1,1%.

Y tế - Phương hướng phát triển Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang bị và củng cố mạng lưới y tế; khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng bệnh viện, nhà bảo sanh, phòng mạch, phòng răng, tổ chẩn trị y học dân tộc; duy trì các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông y tế trên diện rộng. Đến năm 2020, trên địa bàn thành phố sẽ có 6 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Y học cổ truyền; 4 trung tâm chuyên khoa: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm chăm sóc sức khỏe-sinh sản, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm chẩn đoán kỹ thuật cao. Tuyến thành phố có Trung tâm Y tế, Nhà bảo sanh khu vực. Đồng thời, đầu tư sửa chữa, nâng cấp và trang bị mới cho tất cả trạm y tế phường xã theo chuẩn quốc gia, xây mới các trạm cho phường xã mới. - Mục tiêu phát triển Đến năm 2020, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm xuống 10‰; tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi 15‰; tỷ lệ trẻ sinh thấp cân dưới 2,5 kg khoảng 5%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng khoảng 10%, tỷ lệ tử vong mẹ do thai sản khoảng 0,3‰, tỷ lệ chết giảm còn 0,59%. Tổng số giường bệnh tăng lên 1.750 giường năm 2015; 2.414 giường năm 2017 và 2.444 giường năm 2020; bình quân số giường bệnh/10.000 dân sẽ tăng lên 79,7 năm 2010; 96,5 năm 2015 và 85,9 năm 2020. Bình quân số bác sĩ trên 10.000 dân tăng lên 17,8 năm 2010; 19,5 năm 2015 và 19,9 năm 2020. Tăng tỷ lệ thực hiện kế hoạch hóa ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lên 76,6% năm 2010 và trên 87% năm 2020.

Văn hóa, thông tin và thể dục thể thao - Phương hướng phát triển Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đẩy mạnh công tác xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao. Đầu tư nâng cấp Trung tâm văn hóa tỉnh, Trung tâm văn hóa thiếu nhi tỉnh, Nhà bảo tàng tỉnh, Trung tâm văn hóa thành phố, Trung tâm văn hóa thiếu nhi thành phố, các nhà văn hóa phường xã, các tụ điểm sinh hoạt văn hóa ở các ấp văn hóa, khu phố văn hóa. Xây dựng nhà hát thành phố, thư viện thành phố. Nâng cấp và tăng cường trang thiết bị cho đài truyền hình tỉnh, đài truyền thanh tỉnh, đài truyền thanh thành phố, xây dựng mới trạm truyền thanh cho các xã mới và tăng cường trang bị cho 13 đội thông tin lưu động. Nâng cấp sân vận động tỉnh, nhà thi đấu đa năng tỉnh, Nhà thi đấu thanh niên, các sân bóng đá thành phố, xã, phòng thể dục thẩm mỹ... - Mục tiêu phát triển Đến năm 2020, số gia đình văn hóa đạt 95%, số phường xã đạt danh hiệu và tiêu chuẩn xã văn hóa trên 80%. Phấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 52 - 61)