.6 Tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 56)

TT

Tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực chăn nuôi

Kế hoạch Thực hiện

1 2010 - 2014 9% 11,98%

2 2015 - 2020 12% 12,56%(tính đến 2018)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Mặc dù số lượng vật nuôi tăng, giảm tùy từng năm, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn tăng qua các năm. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương đã tăng cường công tác hỗ trợ, khuyến khích, có nhiều chính sách ưu đãi… cho người chăn nuôi để áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng chuồng trại, lựa chọn con giống cho hiệu quả cao mà có thời gian nuôi ngắn, nên ở gia súc (trâu, bò) dù số lượng giảm nhưng chất lượng lại tăng. Ở đàn gia cầm và lợn tăng dần qua các năm là do người dân mở rộng quy mô đàn và lựa chọn giống cho năng suất cao đưa vào sản xuất.

Đối với tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực chăn nuôi các giai đoạn, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch giai đoạn 2015 - 2020 sẽ đạt 12%. Nhưng trên thực tế hiện nay, giai đoạn 2014 - 2018, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được 12,56%, vượt mức kế hoạch đề ra.

*Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất

Năm 2015, kết quả chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên so với mục tiêu Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên

giai đoạn 2013 - 2020 đạt như sau: Chăn nuôi trâu, bò khu vực trang trại không đạt, chỉ chiếm 5,0% (kế hoạch là 10,0%); chăn nuôi lợn khu vực trang trại vượt kế hoạch, đạt 25% (kế hoạch là 23,5%); chăn nuôi gia cầm khu vực trang trại đạt kế hoạch, chiếm 40% (kế hoạch là 40%).

Năm 2020, Đề án đặt ra mục tiêu chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất: Chăn nuôi trâu, bò khu vực nông hộ chiếm 80%; khu vực trang trại 20%. Chăn nuôi lợn khu vực nông hộ chiếm 50%; khu vực trang trại 30%. Chăn nuôi gia cầm khu vực nông hộ chiếm 35%; khu vực trang trại 65%.

Hiện nay, chăn nuôi trâu bò khu vực trang trại trên địa bàn tỉnh đạt 10%, chăn nuôi lợn khu vực trang trại đạt 30%, chăn nuôi gia cầm khu vực trang trại đạt 55%. Dự báo đến năm 2020, mục tiêu chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất cơ bản đạt, chỉ có chỉ tiêu về chăn nuôi trâu bò khu vực trang trại đạt 20% là khó có thể đạt. * Phát triển trang trại

Kế hoạch đề ra, năm 2015, toàn tỉnh có 550 trang trại (gia súc: 270 trang trại; gia cầm: 280 trang trại).

Kết quả thực hiện, cuối năm 2015, toàn tỉnh có 658 trang trại, gồm 300 trang trại gia súc và 358 trang trại gia cầm, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Năm 2020, Đề án đặt ra mục tiêu chăn nuôi trang trại toàn tỉnh có 920 trang trại (chăn nuôi gia súc: 430 trang trại; gia cầm: 490 trang trại).

Tính đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã có 752 trang trại tập trung, gồm 409 trang trại gia súc và 343 trang trại gia cầm. Chăn nuôi trang trại bình quân tăng hơn 10%/năm. Dự báo đến năm 2020, chỉ tiêu về phát triển trang trại sẽ đạt và có thể vượt kế hoạch của Đề án.

* Giết mổ, chế biến, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Đề án, đến năm 2015, giết mổ, chế biến, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP. Thái Nguyên, thị xã Sông Công chiếm khoảng 80% sản lượng thịt gia súc, gia cầm

tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; tại các huyện còn lại tỷ lệ này chiếm 60%.

Đến năm 2020 có 100% gia súc, gia cầm chăn nuôi tập trung được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung; 100% thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Tuy nhiên, trên thực tế, đến năm 2018, tỷ lệ gia súc, gia cầm được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung, cũng như sản lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y chiếm rất ít (chưa đến 50%), không đạt kế hoạch. Dự báo đến năm 2020, chỉ tiêu này cũng sẽ không đạt kế hoạch đề ra.

* Môi trường

Năm 2015, giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, 100% tỷ lệ trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas; 30% tỷ lệ chăn nuôi nông hộ có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas.

Đến năm 2020, giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, 100% trang trại và nông hộ chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas.

Về chỉ tiêu này, tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản đạt kế hoạch. Đến năm 2018, 100% các trang trại tập trung đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Còn tỷ lệ nông hộáp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm 60%.

Như vậy, chỉ tiêu đến năm 2020, 100% trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas trên địa bàn tỉnh đã đạt. Còn chỉ tiêu 100% nông hộ chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas khó có thể đạt kế hoạch, vì các nông hộ chủ yếu chăn nuôi tự phát, chất thải xả thẳng ra ao, hồ, sông, suối, các ngành chức năng quản lý khó kiểm soát được.

* Khống chế dịch bệnh

Tỉnh đặt ra chỉ tiêu các năm đều sẽ kiểm soát, khống chế cơ bản được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tai xanh lợn, dịch tả lợn, lở mồm long móng gia súc và cúm gia cầm, v.v… Tuy nhiên, chỉ tiêu về khống chế dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên vẫn phụ thuộc rất lớn vào nhiều yêu tố khác tác động. Khi có dịch xuất hiện, các địa phương đã chủ động thực hiện các biện pháp khống chế và đã dập được dịch nhưng lượng vật nuôi chết vì sau mỗi lần dịch bệnh còn nhiều.

Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện ở 8/9 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, các cơ quan chức năng đã tiêu hủy hơn 5000 con lợn, trọng lượng trên 300 tấn và vẫn đang trong giai đoạn khống chế dịch (có địa phương thông báo hết dịch nhưng lại có địa phương thông báo xuất hiện dịch).

Chỉ tiêu này trên thực tế rất khó xây dựng kế hoạch cụ thể. * Đánh giá chung

Tính đến thời điểm hiện nay (cuối năm 2018) chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng sản xuất bình quân lĩnh vưc chăn nuôi đã vượt kế hoạch. Một số chỉ tiêu chính của Đề án dự báo sẽ đạt và vượt kế hoạch như: Phát triển trang trại, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, quy mô đàn vật nuôi…

Chỉ còn một số chỉ tiêu về xử lý chất thải, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm… có khả năng không đạt theo kế hoạch. Riêng chỉ tiêu về khống chế dịch bệnh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác.

Như vậy, dự báo kết quả thực hiện các chỉ tiêu chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 sẽ cơ bản đạt kế hoạch so với Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2013 -2020 đã đề ra.

2.2.2.3 Thực trạng về giống vật nuôi

Trong những năm qua, nhiều tiến bộ khoa học về giống vật nuôi đã được Ngành NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên áp dụng vào sản xuất. Những giống vật nuôi có năng suất và chất lượng được sử dụng là một số dòng lợn ngoại cao sản Pe-Đu, Pic, Maxter...; gà, vịt siêu thịt, siêu trứng; bò lai Sind, Bradman...

Tuy nhiên, tỷ lệ gia súc, gia cầm giống mới còn chiếm tỷ lệ thấp, đàn lợn nái ngoại chiếm 10%. Gà siêu thịt, siêu trứng nuôi công nghiệp chiếm 20-30%.Bò lai Sind chiếm 34% trong tổng đàn. Chăn nuôi bằng giống địa phương chiếm từ 70- 90%, do người chăn nuôi tự sản xuất do đó giống bị thoái hoá dần, năng suất và chất lượng kém.

Trên địa bàn tỉnh có 113 cơ sở sản xuất giống gia cầm, gồm66 cơ sởchăn nuôi gà giống bố, mẹ; 02 cơ sởchăn nuôi gà giống ông, bà; 45 cơ sở ấp nở gia cầm.

Có 54 cơ sở sản xuất giống lợn gồm: 52 trại chăn nuôi lợn nái giống bố, mẹ; 02 trại chăn nuôi lợn nái giống ông, bà với 1.083 lợn đực giống, trong đó 169 con khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo, còn lại chủ yếu (85%) là để phối giống trực tiếp.

Ngoài ra, Trung tâm Giống vật nuôi nuôi lưu giữ 230 lợn nái giống ông bà sản xuất 1.115 lợn giống hậu bị phục vụ con giống; đàn lợn đực giống ông bà với 78 con, sản xuất trên 150 nghìn liều tinh cung cấp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh; đàn bò giống Zebu ông bà quy mô 15 con hàng năm sinh sản 10 bê giống. Công tác lai tạo giống trâu, bò, lợn triển khai thực hiện hiệu quả tại 9 huyện, thành thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)