Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 85)

địa bàn tỉnh Thái Nguyên

QLNN về chăn nuôi trên cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ nhiều yếu tố khách quan (dịch bệnh, nhóm nhân tố tự nhiên) và chủ quan (nguồn nhân lực và kỹ thuật, vốn đầu tư, hình thức tổ chức chăn nuôi, các chính sách KT-XH của nhà nước,thị trường,dịch bệnh).

Tuy nhiên, tại tỉnh Thái Nguyên, để khắc phục được những vấn đề trên, tỉnh Thái Nguyên cần giải quyết được 4 vấn đề chính vềmôi trường chăn nuôi;tái cơ cấu chăn nuôi; sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng và quản lý giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm. Bởi đây là các yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến công tác QLNN về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Trong đó, giải quyết được vấn đề môi trường sẽ kéo theo kiểm soát được phần lớn dịch bệnh, mở rộng được quy mô sản xuất. Thực hiện thành công tái cơ cấu chăn nuôi, sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng với những chính sách, hướng đi phù hợp sẽ

khắc phục được nhóm nhân tố tự nhiên, thị trường, hình thức tổ chức chăn nuôi, kỹ thuật và cả dịch bệnh. Còn quản lý giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ gia súc, gia cầm thực hiện tốt sẽ là bước quan trọng giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh, vì nó sẽ giải quyết được các vấn đề về dịch bệnh, thị trường, sản xuất theo chuỗi ngành hàng khép kín, cũng như tạo thuận lợi cho nhiều khâu khác trong quá trình phát triển chăn nuôi.

Vì vậy, nếu giải quyết được 4 vấn đề chính này thì chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên sẽ phát triển mạnh hơn và bền vững, xứng tầm tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)