1.3.2.3 .Quản lý môi trường chăn nuôi
2.2 Thực trạng công tác quản lý nước về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gia
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thá
phụ thuốc rất lớn vào các yếu tố khách quan là thời tiết, thị trường và dịch bệnh.
Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 52.023con trâu; đàn bò 42.278 con; đàn lợn 702.551 con; đàn gia cầm 11.647.000 con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 150.765 tấn, tăng 5,35% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ đàn bò lai đạt 46%, đàn nái ngoại, lai đạt 46%; tỷ lệ các giống gà lông mầu thả vườn, gà bản địa có chất lượng có thế mạnh đạt 50%; tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đối với bò đạt 50%; lợn 70%.
Toàn tỉnh có 113 cơ sở sản xuất giống gia cầm (Chăn nuôi gà giống bố, mẹ: 66 trại; chăn nuôi gà giống ông, bà: 02 trại; cơ sở ấp nở gia cầm: 45 cơ sở) và 54 cơ sở sản xuất giống lợn (Cơ sở chăn nuôi lợn nái giống bố, mẹ: 52 trại; cơ sở chăn nuôi lợn nái giống ông, bà: 02 trại) với 1.090 lợn đực giống. Hiện nay, Trung tâm Giống vật nuôi giữ 230 lợn nái giống ông, bà sản xuất 1.115 lợn giống hậu bị phục vụ con giống cho các địa phương; đàn lợn đực giống ông, bà 78 con, sản xuất trên 150.000 liều tinh. Toàn tỉnh có 743 trang trại chăn nuôi tập trung, trong đó có 225 trang trại ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật (Trong chăn nuôi gà, đã có 200/380 trang trại chăn nuôi (2 triệu con) gà ứng dụng công nghệ cao, chiếm 20% tổng đàn gà toàn tỉnh. Trong chăn nuôi lợn, có 40 trang trại (65.000 con) áp dụng công nghệ cao, theo quy trình chăn nuôi tiên tiến chiếm 11,2% tổng đàn lợn toàn tỉnh). Hiện nay có 32 trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và 56 trang trại an toàn dịch bệnh. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung: Gà, lợn tại Phú Bình, Định Hóa, Phổ Yên.
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
Năm 2017 tình hình chăn nuôi trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do giá lợn thịt và lợn giống khó tiêu thụ, giá bán thấp dẫn đến tình trạng thua lỗ nặng. Cuối tháng 7/2017 giá lợn tăng đột biến trong khoảng thời gian ngắn sau đó giảm và chững lại. Các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã tích cực tìm cách tháo gỡ những khó khăn và có biện pháp
hỗ trợ trong tiêu thụ sản phẩm lợn hơi, như: Phòng chống dịch bệnh, giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, giảm lãi suất cho vay đối với người chăn nuôi; đồng thời khuyến cáo và hướng dẫn người chăn nuôi giảm quy mô đàn hợp lý; duy trì, ổn định đàn nái chất lượng để phục hồi sản xuất, loại những đàn lợn có năng suất, chất lượng sinh sản thấp....
Năm 2018 ngành Nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham mưu và ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh. Chăn nuôi đã có sự chuyển biến về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung theo chuỗi; đã hình thành mô hình chăn nuôi hữu cơ. Chất lượng đàn vật nuôi tiếp tục được nâng cao.
Từ tháng 4/2018 giá bán bắt đầu tăng và ổn định đến nay, người chăn nuôi đã có lãi và tiếp tục tái đàn. Ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện một số giải pháp để hạn chế rủi ro; khuyến cáo người chăn nuôi tăng quy mô đàn hợp lý, đồng thời duy trì và ổn định đàn lợn nái chất lượng để tái sản xuất; thực hiện tốt việc kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm giữa người chăn nuôi với các đơn vị chế biến, các bếp ăn tập thể. Chủ động phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định. Năm 2018, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi ổn định; một số dịch bệnh được phát hiện sớm, kịp thời khống chế, không để lây lan ra diện rộng. Công tác tiêm phòng vắc xin được triển khai có hiệu quả, góp phần kiểm soát, khống chế dịch bệnh
2.2.2.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi
Ngành NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch, đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 gồm:
- Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2020;
- Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 07/7/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020;
- Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 10/01/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án “Quản lý và xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Các quy hoạch, đề án phát triển chăn nuôi làm cơ sở cho việc đầu tư, chỉ đạo phát triển chăn nuôi của tỉnh trong giai đoạn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tính toán quy hoạch phát triển chăn nuôi phù hợp với khả năng về tài chính, mức đầu tư, trình độ kỹ thuật chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời cũng đã xác định các vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung, giúp cho UBND tỉnh có chủ trương và chính sách đầu tư cũng như Sở Nông nghiệp - PTNT, các huyện thị có cơ sở để xây dựng, chỉ đạo và đầu tư phát triển chăn nuôi theo các chương trình, dự án cụ thể, nhằm khai thác tốt các lợi thế, gia tăng sản phẩm hàng hóa chăn nuôi đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, dành một phần tiêu thụ ngoài tỉnh, nhất là Hà Nội và tiến tới xuất khẩu.
Phát triển chăn nuôi phải đi đôi với việc tăng cường hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống giám định sản phẩm về chăn nuôi và thú y, thực hiện chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Đồng thời, thực hiện các chính sách đã đề xuất để khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát triển trang trại, sản xuất giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, thuôc thú y… để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
2.2.2.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về chăn nuôi
a. Mục tiêu của Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2020 * Đến năm 2015
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành chăn nuôi bình quân đạt 9,0%/năm thời kỳ 2010 - 2015. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2015 đạt 4.718.750 triệu đồng. Quy mô đàn phấn đấu: Đàn trâu 65.000 con; đàn bò 36.000 con; đàn lợn 580.000 con; đàn gia cầm 10.500 ngàn con.
Chăn nuôi trang trại tăng bình quân 10% bình quân hàng năm.Đến năm 2015 toàn tỉnh có 550 trang trại (gia súc: 270 trang trại; gia cầm: 280 trang trại).
Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất: Chăn nuôi trâu, bò khu vực nông hộ chiếm 90,0%, khu vực trang trại chiếm 10,0%. Chăn nuôi lợn khu vực nông hộ chiếm 76,5%; khu vực trang trại 23,5%. Chăn nuôi gia cầm khu vực nông hộ chiếm 60%; khu vực trang trại 40%.
Kiểm soát, khống chế cơ bản được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tai xanh lợn, dịch tả lợn, lở mồm long móng gia súc và cúm gia cầm, v.v…
Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, 100% tỷ lệ trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas; 30% tỷ lệ các gia trại có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas.
Giết mổ, chế biến, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm: tại TP. Thái Nguyên, thị xã Sông Công khoảng 80% sản lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; tại các huyện còn lại tỷ lệ này chiếm 60%. *Đến năm 2020
Tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành chăn nuôi bình quân đạt 12,0%/năm thời kỳ 2016 - 2020; Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2020 đạt 8.690.990 triệu đồng.
Quy mô đàn: Đàn trâu 60.000 con; đàn bò 50.389 con; đàn lợn 750.000 con; đàn gia cầm 15.683 ngàn con.
Chăn nuôi trang trại tăng bình quân 10% bình quân hàng năm; đến năm 2020 toàn tỉnh có 920 trang trại (chăn nuôi gia súc: 430 trang trại; gia cầm: 490 trang trại).
Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất: Chăn nuôi trâu, bò khu vực nông hộ chiếm 80%; khu vực trang trại 20%. Chăn nuôi lợn khu vực nông hộ chiếm 50%; khu vực trang trại 30%. Chăn nuôi gia cầm khu vực nông hộ chiếm 35%; khu vực trang trại 65%.
Kiểm soát, khống chế cơ bản được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tai xanh lợn, dịch tả lợn, lở mồm long móng gia súc và cúm gia cầm, v.v…
Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, 100% trang trại và chăn nuôi nông hộ có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas.
Giết mổ, chế biến, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm: Đến năm 2020, 100% gia súc, gia cầm chăn nuôi tập trung được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung; 100% thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ trên địa bàn được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. b. Kết quả thực hiện (tính đến năm 2018)
* Phát triển quy mô đàn (số lượng vật nuôi)
Bảng 2.2Số lượng đàn vật nuôi từ năm 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
TT Vật nuôi ĐVT Năm 2013 2014 2015 KH TH % KH TH % KH TH % 1 Trâu Con 72.300 69.902 96,7 71.000 69.640 98 65.000 69.640 107 2 Bò Con 30.800 36.144 117,4 31.000 36.650 118 36.000 40.170 112 3 Lợn Con 580.000 550.037 94,8 580.000 566.180 97,6 580.000 597.990 103 4 Gia cầm Nghìn con 8.600 9.697 112,8 8.600 10.018 118 10.500 10.776 103
Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ của Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.3Số lượng đàn vật nuôi từ năm 2016 - 2018 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
TT Vật nuôi ĐVT 2016 2017 2018 KH TH % KH TH % KH TH % 1 Trâu Con 69.000 62.000 90 62.000 57.170 92 57.000 52.023 91 2 Bò Con 40.000 44.460 111 42.000 44.180 105 44.000 42.278 96 3 Lợn Con 600.000 745.230 124 702.000 680.990 97 680.000 702.551 103 4 Gia cầm Nghìn con 11.000 10.810 98 10.400 11.342 109 11.500 11.647 101
Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ của Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên
Theo bảng số liệu kết quả thực hiện phát triển đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ở trên cho thấy, số lượng vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tăng, giảm qua từng năm. Năm 2015, theo mục tiêu của Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2020, số lượng vật nuôi đều vượt kế hoạch đề ra. Đến năm 2018, đàn trâu, bò giảm còn đàn lợn và gia cầm tăng.
Số lượng vật nuôi giảm: Nguyên nhân chủ quan chủ yếu khiến đàn vật nuôi giảm là do thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh khiến vật nuôi chết, hay thị trường đầu ra bấp bênh
khiến người chăn nuôi không tái đàn. Còn nguyên nhân chủ quan là do một bộ phận người chăn nuôi đã chuyển hướng sang làm ngành nghề khác, quỹ đất dần thu hẹp nên không mở rộng quy mô. Đặc biệt, người chăn nuôi đã dần áp dụng các giống vật nuôi cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn, nên số lượng trong đàn vật nuôi dần ít đi, chỉ tập trung vào các giống cho hiệu quả cao mà không nuôi tràn lan. Xu hướng này chủ yếu xuất hiện ở vật nuôi là gia súc (trâu, bò).
Số lượng vật nuôi tăng: Xu hướng này chủ yếu xuất hiện ở lợn và đàn gia cầm, do người chăn nuôi đã chuyển dần từ nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, mở rộng quy mô và đưa vào các giống cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn.
Bảng 2.4 Kế hoạch phát triển đàn vật nuôi đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên TT Vật nuôi ĐTV Năm 2020 1 Trâu Con 60.000 2 Bò Con 50.389 3 Lợn Con 750.000 4 Gia cầm Con 15.683.000
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 52.023 con trâu, 42.278 con bò, 702.551 con lợn và 11.647 nghìn con gia cầm. Theo kế hoạch mở rộng quy mô đàn đến năm 2020, căn cứ trên tình hình phát triển chăn nuôi hiện tại, tỉnh Thái Nguyên hoàn toàn có thể đạt và vượt kế hoạch đề ra.
* Chỉ tiêu giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng sản xuất
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi năm 2014 - 2018 tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018
Giá trị sản xuất Tỷ
đồng 4,219.08 4,661.60 5,257.87 5,494.55 5,787.00
Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ của Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên
Theo mục tiêu Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2020, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2015 đạt 4.718.750 triệu đồng, nhưng trên thực tế chỉ đạt 4,661.60 tỷ đồng, bằng 99% kế hoạch.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 8.690.990 triệu đồng và hiện nay đến cuối năm 2018 đạt 5,787.00 tỷ đồng. Với kết quả giá trị sản xuất như những năm gần đây, dự báo đến năm 2020 tỉnh sẽ không đạt mục tiêu về giá trị sản xuất ngành chăn nuôi như đã đề ra.
Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực chăn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên
TT
Tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực chăn nuôi
Kế hoạch Thực hiện
1 2010 - 2014 9% 11,98%
2 2015 - 2020 12% 12,56%(tính đến 2018)
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên
Mặc dù số lượng vật nuôi tăng, giảm tùy từng năm, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân vẫn tăng qua các năm. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương đã tăng cường công tác hỗ trợ, khuyến khích, có nhiều chính sách ưu đãi… cho người chăn nuôi để áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng chuồng trại, lựa chọn con giống cho hiệu quả cao mà có thời gian nuôi ngắn, nên ở gia súc (trâu, bò) dù số lượng giảm nhưng chất lượng lại tăng. Ở đàn gia cầm và lợn tăng dần qua các năm là do người dân mở rộng quy mô đàn và lựa chọn giống cho năng suất cao đưa vào sản xuất.
Đối với tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực chăn nuôi các giai đoạn, tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch giai đoạn 2015 - 2020 sẽ đạt 12%. Nhưng trên thực tế hiện nay, giai đoạn 2014 - 2018, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được 12,56%, vượt mức kế hoạch đề ra.
*Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất
Năm 2015, kết quả chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên so với mục tiêu Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2013 - 2020 đạt như sau: Chăn nuôi trâu, bò khu vực trang trại không đạt, chỉ chiếm 5,0% (kế hoạch là 10,0%); chăn nuôi lợn khu vực trang trại vượt kế hoạch, đạt 25% (kế hoạch là 23,5%); chăn nuôi gia cầm khu vực trang trại đạt kế hoạch, chiếm 40% (kế hoạch là 40%).
Năm 2020, Đề án đặt ra mục tiêu chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất: Chăn nuôi trâu, bò khu vực nông hộ chiếm 80%; khu vực trang trại 20%. Chăn nuôi lợn khu vực nông hộ chiếm 50%; khu vực trang trại 30%. Chăn nuôi gia cầm khu vực nông hộ chiếm 35%; khu vực trang trại 65%.
Hiện nay, chăn nuôi trâu bò khu vực trang trại trên địa bàn tỉnh đạt 10%, chăn nuôi lợn khu vực trang trại đạt 30%, chăn nuôi gia cầm khu vực trang trại đạt 55%. Dự báo đến năm 2020, mục tiêu chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo các loại hình sản xuất cơ bản đạt, chỉ có chỉ tiêu về chăn nuôi trâu bò khu vực trang trại đạt 20% là khó có thể đạt. * Phát triển trang trại
Kế hoạch đề ra, năm 2015, toàn tỉnh có 550 trang trại (gia súc: 270 trang trại; gia cầm: